Con phải làm gì? (25.01 Thánh Phaolô Tông đồ, trở lại)

 

Lời Chúa: Cv 22, 3-16

3 “Tôi là người Do-thái, sinh ở Tác-xô miền Ki-li-ki-a, nhưng tôi đã được nuôi dưỡng tại thành này; dưới chân ông Ga-ma-li-ên, tôi đã được giáo dục để giữ Luật cha ông một cách nghiêm ngặt. Tôi cũng đã nhiệt thành phục vụ Thiên Chúa như tất cả các ông hiện nay.4 Tôi đã bắt bớ Đạo này, không ngần ngại giết kẻ theo Đạo, đã đóng xiềng và tống ngục cả đàn ông lẫn đàn bà,5 như cả vị thượng tế lẫn toàn thể hội đồng kỳ mục có thể làm chứng cho tôi. Tôi còn được các vị ấy cho thư giới thiệu với anh em ở Đa-mát, và tôi đi để bắt trói những người ở đó, giải về Giê-ru-sa-lem trừng trị.

6 “Đang khi tôi đi đường và đến gần Đa-mát, thì vào khoảng trưa, bỗng nhiên có một luồng ánh sáng chói lọi từ trời chiếu xuống bao phủ lấy tôi.7 Tôi ngã xuống đất và nghe có tiếng nói với tôi: “Sa-un, Sa-un, tại sao ngươi bắt bớ Ta?8 Tôi đáp: “Thưa Ngài, Ngài là ai? Người nói với tôi: “Ta là Giê-su Na-da-rét mà ngươi đang bắt bớ.9 Những người cùng đi với tôi trông thấy có ánh sáng, nhưng không nghe thấy tiếng Đấng đang nói với tôi.10 Tôi nói: “Lạy Chúa, con phải làm gì? Chúa bảo tôi: “Hãy đứng dậy, đi vào Đa-mát, ở đó người ta sẽ nói cho anh biết tất cả những gì Thiên Chúa đã chỉ định cho anh phải làm.11 Vì ánh sáng chói loà kia làm cho tôi không còn trông thấy nữa, nên tôi đã được các bạn đồng hành cầm tay dắt vào Đa-mát.

12 “Ở đó, có ông Kha-na-ni-a, một người sùng đạo, sống theo Lề Luật và được mọi người Do-thái ở Đa-mát chứng nhận là tốt.13 Ông đến, đứng bên tôi và nói: “Anh Sa-un, anh thấy lại đi! Ngay lúc đó, tôi thấy lại được và nhìn ông.14 Ông nói: “Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã chọn anh để anh được biết ý muốn của Người, được thấy Đấng Công Chính và nghe tiếng từ miệng Đấng ấy phán ra.15 Quả vậy, anh sẽ làm chứng nhân cho Đấng ấy trước mặt mọi người về các điều anh đã thấy và đã nghe.16 Vậy bây giờ anh còn chần

Suy nim:

Bài sách Công vụ Tông đồ hôm nay kể về một cuộc gặp gỡ lạ lùng
giữa Đức Giêsu Nadarét với anh Saun, kẻ đang bách hại các Kitô hữu.
Chính Ngài muốn gặp anh trên con đường anh đang đi.
Dưới mắt Saun, Kitô hữu là những kẻ bỏ đạo Do Thái chính thống,
để chạy theo một tà phái của ông Giêsu nào đó mà họ tin là đã phục sinh.
Trong tư cách là một người Pharisêu nhiệt thành và nghiêm túc (c. 3),
Sa-un thấy mình có bổn phận phải trừng trị những kẻ phản đạo,
bằng cách bắt bớ, xiềng xích, tống ngục, thậm chí thủ tiêu (cc. 4-5).
Chính lúc đang say sưa đến gần thành Đamát thì anh bị quật ngã.
Cuộc gặp gỡ bắt đầu, đời anh từ nay giở sang một trang mới.

Khi anh đang tự tin và hiên ngang tiến bước,
thì ánh sáng chói lòa từ trời làm anh ngã quỵ (c. 7).
Khi Saun nghĩ mình là người sáng mắt,
thì ngay giữa trưa, anh trở nên mù lòa (c. 11).
Khi anh định chỉ đạo cho những kẻ lầm đường lạc lối,
thì bây giờ anh lại cần một người cầm tay dắt đi (c. 11).
Cuộc đối thoại bắt đầu giữa anh với người mà anh chỉ nghe tiếng nói.
Ngài âu yếm gọi tên anh hai lần và tự giới thiệu:
“Saun, Saun, tại sao ngươi bắt bớ Ta?
Ta là Giêsu Nadarét mà ngươi đang bắt bớ” (c. 8).
Bắt bớ các Kitô hữu là bắt bớ chính Đức Giêsu.
Đức Giêsu và các Kitô hữu là một.
Bài học đầu tiên này Saun sẽ chẳng thể nào quên.

“Lạy Chúa, con phải làm gì?” (c. 10).
Lần đầu tiên Saun gọi người mà anh không hề tin là Chúa.
Khi tuyên xưng Đức Giêsu Nadarét là Chúa,
anh lập tức phó thác cho Ngài, để Ngài chỉ bảo điều mình phải làm.
Nhưng Chúa Giêsu phục sinh đã không nói gì.
Ngài trao anh cho ông Khanania, một người chưa phải là Kitô hữu.
Chính ông này cho mắt anh thấy lại và cho anh biết
anh được chọn để làm chứng nhân cho Ngài trước mặt mọi người.

Đa-mát là nơi Đức Giêsu tỏ mình cho Saun, cũng được gọi là Phaolô,
là nơi ông nghe tiếng gọi trở nên tông đồ cho dân Ngoại,
và cũng là nơi khởi đầu cho cuộc hoán cải tận căn của ông.
Chính mặc khải của Đấng phục sinh dẫn đến ơn gọi và hoán cải.
Từ nay cuộc đời của Phaolô đi sang một hướng mới.
Giêsu đã trở nên trung tâm của đời ông.
“Tôi coi tất cả như đồ bỏ, để chiếm được Đức Kitô” (Ph 3, 8).
Biến cố trên đường đi Đamát đã chia đời ông làm hai.
“Tôi chỉ chú ý đến một điều, là quên đi chặng đường đã qua,
để lao mình về phía trước” (Ph 3, 13).

Chúng ta cũng có những kinh nghiệm như Phaolô:
ngã ngựa, mù lòa, nghe và gặp Đức Kitô, rồi hoán cải.
Như Phaolô, mong chúng ta để cho Đức Kitô Giêsu chiếm lấy mình,
và trở nên người tông đồ nhiệt thành cho thế giới.

Cầu nguyn:

Xin hãy dẫn dắt con
đi từ cõi chết đến sự sống,
từ lầm lạc đến chân lý.

Xin hãy dẫn dắt con
đi từ thất vọng đến hy vọng,
từ sợ hãi đến tín thác.

Xin hãy dẫn dắt con
đi từ ghen ghét đến yêu thương,
từ chiến tranh đến hòa bình.

Xin hãy đổ đầy bình an
trong trái tim chúng con,
trong thế giới chúng con,
trong vũ trụ chúng con.

(Mẹ Têrêxa Calcutta)

Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

Kiểm tra tương tự

Manna: Không tự mình nói (Thứ Tư Tuần 4 Phục sinh)

  Lời Chúa: Ga 12, 44-50 Khi ấy, Ðức Giêsu lớn tiếng nói rằng: “Ai …

Manna: Không ai cướp được chúng (Thứ Ba tuần 4 Phục Sinh)

  LỜI CHÚA: Ga 10, 22-30 22 Khi ấy, ở Giê-ru-sa-lem, người ta đang mừng …

Một bình luận

  1. Thưa cha! Chúa Giêsu thích dùng dụ ngôn; con thích dùng liên kết! đều tốt cả cha nhỉ! Đọc bài của cha,con có vài tâm tư suy nghĩ sau:
    Chúa Giêsu phán:- Phúc cho ai không thấy mà tin! Vì Ngài thừa biết sẽ không được mấy kẻ tin nếu không được thấy, nên Chúa Cha, Chúa Con và sau này phải điều cả Đức Mẹ làm nhiều phép lạ ở nhiều nơi trên thế giới để người ta tin! mà có hiệu quả thật.Vì bản chất nơi con người nó như là cái..gene,cái..luật,cái..phải có..thì chúng mới mạnh tin,tin mạnh mẽ,rủ nhau tin.
    …..
    …loạt súng bắn nổ rầm vang! Mọi nòng súng đều bị nổ toét! Mấy chục tử tội vì tội theo đạo Gia tô vẫn bình an vô sự!( hôm ấy, Chúa cố ý khiến có mặt vua và quần thần..đến thị sát khác thường). Chốn pháp trường bỗng nhốn nháo lên không hiểu lí do gì?..Bỗng…( tương tự Chúa ra tay với Phaolô)
    …Bỗng có luồng ánh sáng chói lọi mạnh mẽ từ trời chiếu xuống bao phủ toàn nơi pháp trường, chúa Trịnh Doanh,nhiều quan văn võ, quân lính… ngã lăn xuống đất! Chúng hốt hoảng nhìn lên trời nơi có luồng sáng! bỗng có tiếng phán:-Ta là Giêsu mà các ngươi đang hành quyết Ta bởi Ta đang ở trong những kẻ mà các ngươi sắp bắn giết đây! Tất cả chúng bủn rủn đứng dậy chấp tay mà van:-…chúng..t.ô..i.. xin..tin! xin tin. Hôm ấy lại có rất đông đồng bào bên lương,bên Phật đến theo dõi vụ hành quyết này( số người này tuy thấy sự lạ nhưng lại không bị ngã) tất nhiên họ thấy vậy nên đồng thanh xin tin một thể với vua Trịnh Doanh và quần thần. Tiếng lành đồn xa,chẳng mấy năm sau nhờ nhà vua và triều đình không bắt đạo,cho tu sĩ đi rao giảng tự do từ Bắc chí Nam nên dân theo đạo ngày càng đông. Các triều đại sau làTrịnh Sâm,Cảnh Thịnh,Minh Mạng,Thiệu Trị,Tự Đức..cứ một lòng như vậy hết thảy.Tin mừng đi xa..lan sang người Lào,người Cao miên…phía bắc lan lên người Tàu nữa! Còn lịch sử: gần 150 năm bắt bớ đạo suốt 6 triều vua đã cướp đi trên dưới 300.000 con cái của Chúa quả là tổn thất lớn thời sơ khai của giáo hội nước ta phải không cha!Chúa Giêsu không làm thì Đức Mẹ ra tay cũng được kết quả như vậy. Ở trong rừng Lá Vằng năm 1798,mẹ chỉ hiện ra với dăm kẻ yếu đức tin thế mà đến nay vẫn có tác động truyền giáo , huống chi Mẹ hiện ra ngay chốn pháp trường thời đó!
    Suy tư trên con nghĩ sẽ có được nếu xảy ra như vậy vì chúng ta cứ liên kết với biến cố Chúa Giêsu ban cho ông Phao-lô và thành quả to lớn mà thánh Phaolô đã góp công rất lớn cho Chúa và cho Giáo hội Kitô giáo 2000 năm qua.
    Vậy tại sao Chúa đã không ban cho vua Trịnh Doanh như đã ban cho Phaolô?
    con nghĩ mãi chẳng tìm ra ý của Chúa? Mà chỉ dám phỏng đoán thôi!đó là:- vì bọn đế quốc Rôma cai trị vô tâm,nếu 2 tên Philatô và Hêrôđê đồng lòng tha bỗng Chúa thì Chúa đâu bị chết ở tuổi 33? Chúng giết biết bao dân của Ngài trong đó cả ông Gioan tiền hô ( nghe tin Gioan bị chém đầu thì Chúa liền lánh sang nơi khác),cả Phaolô nữa chứ!..thời đó,đất nước Việt Nam cũng một số phận! với đế quốc Pháp súng ống nhiều.. còn bạo lực hơn quân Roma thời xưa! Nên Chúa,Mẹ..phải..thở dài!!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *