Cuộc hạ sinh của Đức Kitô trong tâm hồn chúng ta mới là điều quan trọng

Hãy sẵn sàng cho Đức Ki tô, nụ cười của Ngài, như tia chớp,   
Rực lên bài ca vinh quang vĩnh cửu 
Mà giờ đã ngủ yên, trong con người mỏng giòn của bạn, như thuốc nổ.  
—Thomas Merton, “The Victory” 

Nhà thần bí Anh giáo và tác giả Evelyn Underhill (1875–1941) chia sẻ quan điểm của mình về tầm quan trọng của việc nhập thể của Chúa Giêsu và mùa Giáng Sinh trong đời sống của giáo hội:

Mầu nhiệm Giáng sinh có hai phần: Giáng Sinh và Hiển Linh. Thiên hướng tự nhiên khiến chúng ta tách biệt hai lễ này. Trong phần thứ nhất, chúng ta tưởng niệm cuộc đi vào khiêm hạ của Thiên Chúa trong đời sống nhân loại, sự xuất hiện và hạ sinh của Đấng Thánh, và trong phần thứ hai, sự tỏ bày của Ngài cho thế giới, sự mặc khải của Đấng Siêu Nhiên đã thực hiện nơi sự sống ấy. Hai giai đoạn này cũng liên quan chặt chẽ đến cuộc sống nội tâm của chúng ta. Điều đầu tiên chỉ xảy ra để điều thứ hai có thể xảy ra, và điều thứ hai không thể xảy ra nếu không có điều thứ nhất. Đức Kitô là Ngọn Đèn soi sáng Dân Ngoại và là Vinh Quang của Israel dân Ngài. Hãy nghĩ về điều mà một người dân ngoại được coi là khi những lời này được viết ra – một người hoàn toàn ngoài cuộc. Tất cả sự độc quyền tôn giáo rơi vào tư tưởng đó. Ánh Sáng của thế gian không phải là ngọn đèn tôn nghiêm trong nhà thờ yêu thích của bạn. . . .  

Underhill tiếp tục bằng cách khám phá ý nghĩa của việc Đấng Ki tô sinh ra trong cuộc sống và linh hồn của chúng ta:

Việc chiêm ngưỡng Vinh Quang Thiên Chúa chỉ là một nửa công việc. Trong tâm hồn chúng ta cũng vậy, các mầu nhiệm phải được nảy nở; chúng ta không thực sự là Kitô hữu cho đến khi điều này được thực hiện. Nhà thần bí Meister Eckhart cho rằng: “Cuộc Hạ Sinh Vĩnh Cửu” “phải diễn ra ngay trong bạn .” [1] Và một nhà thần bí khác nói rằng bản chất con người giống như một hang lừa được cư ngụ bởi những con bò đam mê và con lừa định kiến; những con vật ấy chiếm nhiều chỗ và rằng hầu hết chúng ta cũng đang ăn trong sự yên lặng. Và chính tại đó, ở giữa chúng mà Đấng Kitô phải được sinh ra và Ngài phải được đặt trong chính máng cỏ của chúng – và họ sẽ là những người đầu tiên phủ phục trước nhan Ngài. Đôi khi, người Kitô hữu dường như gần gũi với những con vật đó hơn là với Đức Kitô trong sự nghèo nàn đơn sơ của Ngài, trong sự tự bỏ mình cho Đức Chúa Cha.

Cuộc hạ sinh của Đức Kitô trong tâm hồn chúng ta phải nhằm mục mục đích cao hơn: đó là vì sự biểu lộ của Ngài trong thế gian phải được tiếp tục qua chúng ta. Mỗi Kitô hữu là một phần của bầu không khí phủ đầy bụi sẽ chiếu tỏa sự Hiển Linh rực rỡ của Thiên Chúa, nắm giữ và phản chiếu Ánh hào quang của Ngài. Bạn là ánh sáng thế gian – nhưng chỉ khi bạn được thắp lên, được chiếu sáng bởi một Nguồn Sáng của Thế Giới. Và khi được thắp sáng, chúng ta phải tiếp tục giữ nó thì nó mới trở nên hữu ích. Như Chúa Giêsu đã nói trong một dụ ngôn “không ai thắp đèn rồi để nó dưới gầm giường!” [Mc 4:21]. . .

Khi bạn không thấy bất kỳ dấu hiệu đáng ngạc nhiên nào về tình trạng tôn giáo của bản thân hay sự hữu ích của bạn đối với Thiên Chúa thì hãy nghĩ đến Hài Nhi trong máng cỏ và Cậu Bé trên những con đường ở Nazareth. Sự sống đích thực là ở đó, sự sống đã thay đổi toàn bộ lịch sử loài người.

Tài liệu tham khảo:
[1] Meister Eckhart, Dum Medium Silentium Tenerent Omnia (Khi sự im lặng bao trùm vạn vật), Bài giảng về sách Khôn Ngoan 18:14. 

Evelyn Underhill, “Nhập thể và Tuổi thơ”, trong Ánh sáng của Đức Kitô: Bài giảng tại Nhà tĩnh tâm, Pleshey, tháng 5 năm 1932 (Wipf và Stock: 2004), 40, 41–42, 45.

Hoàng Toàn, S.J. Chuyển ngữ từ Center for Action and Contemplation, https://cac.org/the-birth-of-christ-in-us-is-what-matters-2021-12-21/

Kiểm tra tương tự

Giáng Sinh trong Nghệ Thuật – Chúa Giêsu sinh ra tại Bêlem

Các mục đồng thờ lạy Chúa (1622). Hoạ Sĩ Gerrit van Honthorst (1592-1656). Tranh được …

Phép màu Giáng Sinh: Cuộc hoán cải của thi hào Paul Claudel

  Vì sao thi sĩ nổi tiếng ấy trở lại đạo Công giáo vào đúng …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *