LỜI BÀN CỦA NGƯỜI DỊCH
Sách Anh Nam chí lược chép:
Mã Phục Ba đời Hán dẹp yên Giao Chỉ rồi dựng cột đồng để đánh dấu biên giới lãnh thổ Hán. Đời Đường Mã Tổng làm chức An Nam đô hộ, lại dựng hai cột đồng, vì Tổng là dòng dõi Phục Ba. Xưa truyền rằng ở động Cổ Sâm tại Khâm Châu có cột đồng của Mã Viện, với lời thề rằng; “cột dồng này gãy thì Giao Chỉ tiêu diệt” vì thế người Giao Châu mỗi khi đi ngang qua đều lấy đá ngói ném vào chung quan chân cột, và chẳng bao lâu nơi ấy hóa thành gò đống”.
Thơ Đỗ Phủ có câu: “Vũ lai đồng trụ bắc, ý tẩy Phục Ba quân” (mưa phía bắc đồng trụ, muốn rửa quân Phục ba).
Nơi ranh giới Chiêm Thành cũng có cột đồng, thơ Mạnh Hạo Nhiên có câu: “đồng tụ Nhật Nam đoan” (cột đồng đứng đầu đất Nhật Nam).
Có lẽ tác giả An Nam chí lược đã viết đoạn trên theo sách Lĩnh ngoại đại đáp (đời Đường). Sách này chép: cột đồng dựng ở Khâm Châu trong vùng động Cổ Sâm. Nhưng ở đoạn dưới lại nói nơi ranh giới nước Chiêm Thành cũng có cột đồng, như vậy nghĩa là có cột đồng khác; và liền tiếp với câu này lại kể thơ Mạnh Hạo Nhiên như để bổ túc cho rõ nghĩa thêm là nơi có cột đồng ở Chiêm Thành là nơi giáp giới Nhật Nam.
Sách Ức Trai di tập (dư địa chí) còn có tên là Anh Nam Vũ Cống của Nguyễn Trãi chương XXV chép: “Ở về phái tây lộ Hải Đông chừng 300 dặm có núi Phan Mao, lưng chừng núi có cái cột đồng do Mã Viện đời Hán dựng lớn chừng ba thước. Đến giữa niên hiệu Nguyên Hòa (Đường Hiến Tôn 805-820) viên đô hộ Mã Tổng lại dựng cột đồng vào chỗ cũ”. Phân Mao là một quả núi ở đất Khâm Châu thì vẫn là cột đồng ở động Cổ Sâm.
Chắc Nguyễn Trãi đã chép theo mấy tài liệu sử mà Đào Duy Anh đã kể trong bài, không có gì khác.
Ngọ Phong họ Ngô (tức Ngô Thì Sĩ) trong một bài bàn viết ở Ức trai dị tập nói: “theo sách Minh thống chí, cột đồng dựng ở động Cổ Sâm thuộc châu Như Tích nước ta”.
Ở cuối chương XXV sách Ức Trai di tập có phụ chép: Mạc Đăng Dung cướp ngôi Lê, sai sứ giả sang nhà Minh xin quân tiếp viện và tự mình đến Nam Quan dâng sớ quy hàng và dâng hai châu Như Tích, Chiêm Lãng cho thuộc vào Khâm Châu.
Như vậy, cột đồng ở Khâm Châu được nói đến nhiều
Ngoài ra, lại có bài thơ Đường sau đây của Trương Vị đùa tặng quan thị ngự họ Đỗ dâng đồ cống vua, 2 câu đầu rằng:
Đồng trụ Chu Nhai đạo lộ nan,
Phục Ba Hoành Hải cựu đăng đàn.
(Đường đi tới cột đồng Chu Nhai khó khăn, nơi đây Phục Ba và Hoành Hải từng được phong tướng đi đánh dẹp).
Dưới bài thơ có lời chú giải: “Đồng trụ Mã Viện chinh Giao Chỉ sở lập, kim tại Quảng Đông Liêm Châu Phủ”. (Mã Viện dẹp yên Giao Chỉ rồi dựng cột đồng ở tỉnh Quảng Đông phủ Liêm Châu ngày nay) (xem Đường thi hợp tuyển tường giải Son Ân Lưu Văn Úy).
Lời chú giả kia có lẽ là của người biên tập hoặc của nhà xuất bản sách, chắc không phải của thi nhân. Đành rằng không có giá trị lịch sử đáng tin tưởng, nhưng ta không khỏi thắc mắc khi đọc trong các sách như vậy.
Để kết luận, chúng tôi tán đồng quan điểm của học giả Đào Duy Anh nhận định rằng: Cột đồng Mã Viện có lẽ đã dựng trên một quả đồi tên là Núi Thành hay núi Đồng Trụ các Vinh chừng 10 cây số về phái tây Nam.
Mặc dầu có một hai điểm có thể bàn cãi, thiết tưởng cũng khó mà nhận định khác được. Dù sao, sau này nếu có thể ngẫu nhiên tìm thấy cột đồng ở đất ta, ta vẫn có thể nghĩ rằng có thể có cột đồng khác, vì các tướng Trung Hoa có tục dựng cột đồng để kỉ công chiến thắng, như cột đồng ở phần chú giải bài thơ Trương Vị nói trên nếu có thật thì cũng không chắc gì là của Mã Viện dựng.
[1] Nguyên tác bằng chữ Pháp Les colonnes de bronse de Mã Viện trong Bulletin des Amis du Vieux Huế số 4 tháng 10-11 năm 1942.
[2] Phần lời tựa của người dịch.
[3] H. Maspero, L’espesdition de Ma-Yuan Bulletin de l’Ecole Francaise d’Extrême Orient Tome XVIII n0 3-1918.
[4] Như trên.
[5] Xem ở sách của Maspero nhan đề những tác phẩm nói về cột đồng và thư tịch tham khảo.
[6] Lâm Ấp kí: Năm Kiến Vũ thứ hai, Mã Viện dựng hai cột đồng ở biên giới phía nam Tượng Lâm để phân ranh biên giới phía nam lãnh thổ Hán với xứ Tây đồ (mấy câu bỏ sót nơi đây). Thổ dân coi những người này là lưu đầy, gọi là Mã lưu. Họ tự nhận là dòng dõi Hán tộc (sách Thủy Kinh chú cũng chép như trên).
[7] Trong tạp chí Nam Phong số 127 năm thứ 12, ở phần chữ nho có bài viết (tác giả khuyết danh) tán đồng thuyết có cột đồng: “Có mấy người đã căn cứ vào sách Hán Thư và tiểu sử của mã Viện không thấy chép về cột đồng, bèn phủ nhận cho là không có. Luận cứ này không đúng. Mã Viện vốn tính ham thích có công trạng rực rỡ. Người ta biết được vậy do cái mộng viên lão tướng ấp ủ suốt đời là chết da ngựa bọc thây, tuổi già vãn còn hăng say. Được cử đi chinh phạt phương Nam, sau khi đã xâm chiếm được đất đai ở vùng này, Mã Viện chẳng thể không nghĩ đến việc dựng cột đồng để khoa trương những chiến công của mình. Sự tình này hẳn phải coi như không có. Sách Hán thư và tiểu sử Mã Viện không nói đến có thể vì Viện cho việc ấy là một vinh dự riêng không muốn kể để khoe, hoặc vì tác giả mấy sách kia đã quên, bỏ thiếu sót. Thời Tấn không xa cách nhiều thời Đông Hán, mà sách Tấn thư thì đã chép rõ ràng. Vả lại, đời Đường mã Tổng làm đô hộ nước ta đã dựng cột đồng ở chỗ cũ (?) để tưởng niệm cùng để thống hệ với Mã Viện.Vậy người ta có thể quả quyết rằng đã thực sự có cột đồng. Nếu không thì lẽ nào lại có người chơi nghịch bịa ra chuyện để lừa dối đời sau. Chúng tôi tin chắc rằng việc dựng cột đồng không phải là chuyện hoang đường”.
Trái lại, trong sách Việt sử cương mục giám khảo lược của Nguyễn Thông (sách viết tay, của tư gia, thời Tự Đức), Vũ Phạm Khải có phụ biên một đoạn đề xuất ý kiến coi là không có cột đồng.
[8] Bulletin des Amis du Vieux Huế năm 1937 : Bìa của M.Sogny viết về Đá Bia.
[9] Khâm định Việt sử thông giám cương mục.
[10] H.Maspero, sách đã dẫn; Nguyễn Văn Tố: Cột đồng Mã Viện trong Tạp chí Tri Tân, số 14.
[11] Khâm định Việt sử thông giám cương mục
[12] Thủy Kinh chú.
[13]H.Maspero, sách đã dẫn.
[14] Bulletin de l’Ecole Francaise d’Extrême Orient số 9 quyển XIV năm 1914. Notes bibliographiques de L. Aurousseau sur le royaume du Champa bài của G. Maspero.
[15] H. Maspero, sách đã dẫn.
[16] Trong một bài viết riêng về nhận định vị trí quận Nhật Nam chúng tôi sẽ bàn cãi về sự nhận định của L. Aurouseau.
[17] Theo H. Le Breton, nay ở vùng An Tịnh còn có di tích thành trì Chăm trên Lam Giang ở miền hạ lưu, dưới Xa Nam, và cả ở đất Xuân Thủy gần phủ Kì Anh bây giờ. Vả lại, còn có những phiến đá dị hình đặt đứng trước mấy chính tẩm điện tháp, và việc tìm thấy một lò gốm Chăm trong khi lấp đất đắp nền trường Cao đẳng tiểu học Vinh là những chứng tích tỏ rõ xưa có người Chăm ở miền Bắc Trung Việt (Bulletin des Amis du Vieux Huế năm thứ 22, số 2 tháng 4-6 năm 1935: Le vieux An Tịnh (bài nối).
Lại còn vùng bắc Hà Tĩnh ở phía dưới cửa song Lam Giang, cửa song này có tên là Nam giới khẩu tục gọi Cửa Sót, trên nam ngạn, có hòn núi Nam giới son. Những tên cửa song, tên núi kia khiến cho ta nhận ra biên giới phía bắc nước Lâm Ấp có lúc đã mở rộng lên đến tận đấy.
[18] Người Trung Hoa xưa gọi những nước nhỏ ở bờ cõi phương đông là di. Sự thực thì Tây đồ ở tít dưới phía nam nước Trung Hoa (lời chú thích của người dịch).
[19] Tấn thư địa lý chí.
[20] Bulletin de l’Ecole Francaise d’E.O quyển XXIII năm 1923: La premiere conquete des pays annamites, bài của L. Aurousseau.
[21] Khâm định Việt Sử thông giám cương mục.
[22] Thái bình hoàn vũ kí: Nước Lâm Ấp xưa là huyện Lâm Ấp thuộc Tượng quận đời Tần ; đời Hán là huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam. Lời chép quyết chắc như vậy có nghĩa quận Nhật Nam và quận Tượng vẫn là một. Chúng tôi không công nhận thuyết này.
[23] Bulletin des Amis du Vieux Huế 1935 số 2, và 1936 số 2, 3, 4: Le Vieux Anh Tịnh. Bài của H. Le Breron.
[24] Xét vị trí Núi Thành về đường dụng binh và về địa lý thì thấy có thêm ý nghĩa để bênh vực ức thuyết của chúng tôi. Đời Trần Lâm Thành là lỵ sở miền Nghệ Tĩnh, Trương Phụ đóng quân ở Lâm Thành để chống nhau với quân ta ở Lam Giang và ở miền núi. Vị trí Lâm Thành quan trọng ở chỗ phần thì trấn giữ cả khúc song, phần thì là địa đầu của con đường từ miền núi ra, con đường này đã nhiều lần trong lịch sử là nơi dụng binh hiểm yếu. Trịnh Nguyễn giao tranh và chắc hẳn cả trong trận đánh giữa ta và Chăm, Lam Thành thường là tiền đồn của quân phía Bắc. Lê Khôi, đốc bộ Nghệ An đời Lê Thái Tông, đánh bại quân Chăm năm 1434 và Ông Ninh sức Trịnh Toàn, đốc bộ Nghệ An đời Lê Thần Tông, tính danh còn truyền với sử xanh, có hệ trọng với thành này. Ngày nay con đường đi Napé cũng như con đường mới Vinh-Hà Tĩnh đều đi qua gần Núi Thành. Lâm Thành xưa hẳn phải là nơi qua lại tất nhiên cho người Trung Hoa cũng như người Việt Nam tiến xuống đánh miền Nam, và cũng lại là chỗ quân đi chinh phục từ bắc xuống phải dừng lại nghỉ dưỡng sức và tăng cường lực lượng trước khi mạo hiểm tiến xuống xa. Ta có thể tin tưởng rằng Ma đã dừng quân nơi đây và cùng lúc ấy dựng cột đồng để đánh dấu biên giới; có thể Ma đã cho xây đắp thành nơi đây mà ngày nay không còn dấu vết gì cũng như cột đồng.