Đam mê (passion) được xem như bất kỳ ước muốn hay tình cảm mạnh mẽ nào (theo cuốn The Oxford Companion to Philosophy của Ted Honderich). Trong thời triết học cổ điển, nhiều triết gia không quan tâm lắm đến đam mê bởi nó có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực cho chính con người (phái Khắc Kỷ). Sang thời cận-hiện đại, không ít triết gia cho rằng đam mê là loại nhận thức lẫn lộn và phán đoán lệch lạc (I. Kant, Hegel). Bởi lẽ theo nguyên ngữ của từ passion là “chịu đựng đau khổ”.
Quả thực, nếu ai thực sự sống với đam mê của mình thì họ không thể phủ nhận sự khổ cực này. Sống đam mê nghĩa là ta phải đương đầu với hy sinh, đớn đau để chọn lựa và dám dấn thân vì đam mê ấy. Và vì đam mê ta phải đánh đổi nhiều thứ, phải bỏ đi những điều cản trở ta đến với thành công.
Tuy vậy, được sống thực với đam mê của mình, người ta sẽ cảm thấy niềm an ủi lớn lao. Niềm an ủi ấy đủ lớn cho ta vượt lên khó khăn, chán nản và thất vọng. Vấn đề ở chỗ: làm sao để có được một đam mê lành mạnh và chân chính?”
Một câu danh ngôn có thể giúp ta cảnh tỉnh trước sức mạnh của đam mê: “Nếu như đam mê chở bạn đi, hãy để lý trí nắm dây cương.” (Benjamin Franklin)
[youtube]http://youtu.be/2r-dkHnpeIc[/youtube]
Giuse Nguyễn Văn Lương, S.J.