ĐTC với cựu học sinh trường Dòng Tên: “Virus giêsu hữu” là sự thật luôn ở thế giằng co

hoc sinh SJVATICAN. Học trò của trường Dòng Tên là người luôn ở trong sự giằng co vốn đưa dẫn họ đến sự thật, họ sở hữu thứ “virus giêsu hữu” khi biết chiêm ngắm thực tại như nó là hầu nhận ra những bất công và lời mời gọi của Thiên Chúa ngang qua những bất công ấy. Đây là nội dung chính sứ điệp của ĐTC Phanxicô được gửi đi hôm 12.11.2015 dành cho Đại Hội Châu Mỹ La Tinh của Hiệp Hội cựu học sinh các trường Dòng Tên, được tổ chức tại Guayaquil, ở Ecuador. ĐTC đã khởi đi từ một chủ đề của Linh Thao của Thánh Ignatius Loyola: đó là chiêm ngắm Mầu Nhiệm Nhập Thể.

Sau đây là nội dung chính sứ điệp của ĐTC.

Đặc nét của các Giêsu hữu[tu sĩ Dòng Tên-người dịch]: luôn luôn giằng co

ĐTC phác hoạ chân dung của một người đã từng học trong một trường của các Giêsu hữu, điều mà người đó vẫn còn phảng phất như là di sản: đó là một người luôn ở trong sự giằng co, luôn luôn ở trong sự căng thẳng. Sự giằng co giữa trời đất và với chính bản thân mình. Người ta không thể giấu đầu của mình đi giống như con đà điểu Phi Châu để tránh khỏi thực tại của trần gian. Người ta cũng không thể kiến tạo cho chính mình một thế giới cô lập, cùng với sự sùng đạo “hời hợt” đứng trước thực tại của Thiên Chúa. Và người ta cũng không thể bán rẻ lương tâm của chính mình cho thế gian”. Đây là một sự giằng co – ĐTC khẳng định – vốn khởi đi từ việc tra vấn chính mình bằng một vài câu hỏi: “Tôi cảm thấy như thế nào trước mặt Thiên Chúa? Tôi đối diện với thế gian này như thế nào? Tôi cảm thấy như thế nào khi đối diện với tinh thần thế tục vốn luôn mời mọc tôi? Nếu người ta trả lời ba câu hỏi này thì họ có thể lượng định được là liệu sự huấn luyện mà họ nhận được từ các Giêsu hữu đã được hấp thu chưa hay sự huấn luyện đó chỉ được bảo quản ở trong tủ đồ.”

Chiêm ngắm thực tại như nó là

ĐTC nói tiếp: “Thánh Ignatius Loyola trong khi chiêm ngắm Sự Nhập Thể đã khiến chúng ta bị giằng co bởi ba điều sau. Đầu tiên, thánh nhân bảo chúng ta hãy chiêm ngắm bầu trời: Ba Ngôi Thiên Chúa đang ngự đó. Và rồi ngài bảo chúng ta chiêm ngắm mặt đất: nhìn ngắm con người, các dân tộc, những làng mạc, những hoàn cảnh. Và cuối cùng ngài bảo chúng ta chiêm ngắm một con người: trong trường hợp này, là Đức Maria, trong căn nhà nơi làng quê Nazareth”. Thiên Chúa gởi Con của mình đến để cứu chuộc con người trong thực tại của họ. Vì thế cần phải quan sát thực tại như nó là. ĐTC đặt câu hỏi: “Điều gì đang xảy ra ở Châu Mỹ La Tinh? Bao nhiêu thanh thiếu niên không được cắp sách đến trường? Tại sao chúng lại không thể làm thế? Bao nhiêu trẻ em không có đủ thức ăn? Bao nhiêu trẻ em yếu đau?”

Xì-căng-đan bất công và thứ “virus Giêsu hữu”

ĐTC mời gọi suy nghĩ về ba điều thiết yếu: “sự thiếu thốn về y tế, thức ăn, giáo dục”. Ngài mời gọi suy nghĩ về “những thảm kịch nhân đạo”, khi gợi nhắc “mỗi nhân vị là đền thờ của Chúa Ba Ngôi. Ngài gợi nhắc một hình ảnh của thủ đô Buenos Aires (Argentina) mà Ngài đã từng có ấn tượng: trên một con đường có đến những 36 nhà hàng nằm gần nhau, giá cả rất đắt. Các nhà hàng thường đầy khách. Rất gần con đường này phát sinh “một khu ổ chuột”.

ĐTC khẳng định: “Đây là một ví dụ để “nhìn ngắm thảm kịch phát sinh ngày nay do bởi thiếu vắng sự công bằng và bình đẳng. Và giữa những người vào ăn tại các nhà hàng đó, có rất nhiều Kitô hữu, có nhiều người tin vào Đức Giêsu Kitô và họ tự nhận mình là người Công giáo, và có thể họ đã từng học ở các trường Công Giáo”.

Vì thế ĐTC nhấn mạnh: “Nếu các con ấp ủ trong mình thứ “virus Giêsu hữu” thì các con phải nhìn ngắm những gì mà các con sẽ nói với Thiên Chúa khi các con bắt gặp sự bất bình đẳng này, các con sẽ nói gì với Thiên Chúa khi các con bắt gặp sự bóc lột những trẻ vị thành niên trong công việc, sự bóc lột con người, các con nói gì với Thiên Chúa khi các con nhận ra thế gian này không được gìn giữ và sự phá rừng đang làm hại con người biết bao; các con nói gì với Thiên Chúa khi các các công ty khai khoáng sử dụng cyanua và thạch tín để khai thác khoáng sản và điều này ảnh hưởng đến sức khoẻ của rất nhiều người, nhiều trẻ vị thành niên và biết bao nhiêu người trưởng thành khác.”

“Thiên Chúa ở dạng hơi”

ĐTC nói tiếp: “Vì thế hãy nhớ những điều Thánh Ignatius đã nói: “hãy quan sát xem Thiên Chúa nhìn ngắm bề mặt trái đất, nhìn ngắm tất cả mọi người, một vài người ẩn nấp, những kẻ khác đang chết, những người khác đang khóc lóc, kẻ khác lại cười; thực tại…mối liên hệ của các con đối với thực tại như thế nào? Hay trong một cách thức khác, làm cách nào các con có thể làm cho bản thân mình trỗi vượt siêu thăng? Các con có đóng kín trong chính mình không? Các con có tưởng tượng là Đức Trinh Nữ đã khép lòng để chẳng đón nhận lời mời gọi của Thiên Chúa không?”. Nhưng nếu các con là những Kitô hữu, thì cũng phải làm như Đức Mẹ. “Các con nhận thấy người ta như thế nào? Cùng với cái nhìn nào đây? Ánh mắt của sự dễ dãi cho bản thân, của sự thanh thản cho chính mình, của người không muốn những rắc rối, ánh mắt của lợi ích cho bản thân? Và các con nhìn thấy Thiên Chúa như thế nào? Khi mặt đối mặt? Giữa người với Người? Các con nói với ai? Với một Thiên Chúa lan toả vô định… hay các con nói với Thiên Chúa Cha như là Cha của các con, nói với Chúa Con như con cái của các con, nói với Chúa Thánh Thần mà các con đã nhận lãnh trong Bí Tích Rửa Tội?  ”

Sự thật luôn nảy sinh trong sự giằng co

ĐTC kết luận: “Những câu hỏi tự vấn này có nghĩa là ở lại trong sự giằng co và sự thật luôn được trao ban trong sự giằng co, sự thật không tĩnh lặng, không được tinh thể hoá, nhưng được đặt để trong sự giằng co, nó khiến ta phải hành động, khiến ta phải biến đổi, buộc ta hành động, thúc đẩy ta bắt chước Thiên Chúa Đấng Tạo Hoá, Đấng Cứu Độ và Đấng Thánh Hoá; sự thật ấy giúp chúng ta làm người.”

Chuyển dịch từ Ý ngữ: Jos. Nguyễn Huy Mai

Kiểm tra tương tự

Đức Thánh Cha: “Một Kitô hữu không can đảm” là “một Kitô hữu vô dụng’

Trong Buổi Tiếp Kiến Chung hôm thứ Tư, 10.04.2024 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô …

Đức Thánh Cha: Dù chúng ta dù có thất bại thế nào, Chúa vẫn chờ chúng ta

Chiều thứ Năm Tuần Thánh, ngày 28/4/2024, Đức Thánh Cha đã đến chủ sự Thánh …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *