Giải thích thế nào câu Chúa Giêsu nói Chúa Cha cao trọng hơn Ngài

 

Vui lòng chấp nhận sử dụng dịch vụ của Youtube để xem Video này.

 

Youtube là dịch vụ phát video trực tuyến được cung cấp bởi Google

 

YouTube Terms of Services

 

 

Và bây giờ là Jake đến từ Temple, Texas, đang theo dõi trên YouTube.

Jake, cảm ơn vì bạn đã quan tâm theo dõi trên YouTube, và đặt câu hỏi cho Jim Blackburn. Vâng, xin chào

Các anh nghe tôi nói chứ? Vâng, chúng tôi đang nghe.

Được rồi.  Tôi đã từng là một cựu tín đồ Mormon. Tôi là cựu tín đồ Mormon, giờ tôi là người Công Giáo, tôi cải đạo sang Công Giáo vào lễ Phục Sinh năm ngoái, và tôi rất muốn biết Giáo Hội Công Giáo diễn giải thế nào về đoạn Tin Mừng theo thánh Gioan 14,28 cùng lời tuyên bố của Chúa Giê-su về việc Chúa Cha cao trọng hơn Ngài. Vâng.

Anh có đoạn Tin Mừng này ở đấy để đọc nó lên không?

Vâng, tôi có. Các anh có cần tôi đọc nó lên không?

Anh cứ đọc. Được rồi, đoạn này viết rằng, “Anh em đã nghe Thầy bảo: ‘Thầy ra đi và đến cùng anh em’. Nếu anh em yêu mến Thầy,thì hẳn anh em đã vui mừng vì Thầy đến cùng Chúa Cha, bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy.” Vâng.

Vậy câu hỏi của anh là…có vẻ vừa rồi anh đề cập đến việc anh theo phái Mormon, hay có nền tảng phái Mormon xét như một cựu tín đồ, và như vậy một cách nào đó đoạn văn này nói rằng Chúa Giê-su không ngang hàng với Chúa Cha? Ngài không phải là Thiên Chúa? Có phải đó là điều anh [muốn hỏi]?

Vâng, đúng vậy. Chính xác mà nói tôi đã được dạy rằng đoạn văn này đã chứng minh Chúa Giê-su ở vị trí kém hơn, và lúc này đây là kém hơn Chúa Cha, và hiện giờ khi đã là một tín hữu Công Giáo, tôi tự hỏi Giáo Hội Công Giáo diễn giải đoạn Tin Mừng này thế nào.

Được rồi, anh biết đấy, tôi không chắc Giáo Hội có một lời diễn giải cụ thể về đoạn Tin Mừng này. Thật ra tôi có thể tìm trong sách Giáo lý Công Giáo và ở mặt sau cuốn sách có thư mục tham khảo để anh có thể tra cứu bất kỳ đoạn Tin Mừng nào, nếu chúng được trích dẫn trong sách Giáo lý. Tôi không nghĩ đoạn này có, có thể tôi không nhớ lắm, nhưng ở đây muốn nói rằng, chúng ta nên hiểu thế nào về đoạn này? Và ở đây có một vài lối tiếp cận khác nhau đối với đoạn Tin Mừng này. Thứ nhất, chúng ta cần nhớ rằng Chúa Giê-su là Thiên Chúa nhập thể làm người. Ngài vừa có nhân tính và vừa có thiên tính. Thánh Phao-Lô nói với chúng ta rằng trong nhân tính của Đức Giê-su, anh biết đấy, Đức Giê-su đã thật sự giấu ẩn phần thiên tính của Ngài theo một cách nào đó. Ngài làm như vậy vì các bạn hữu Ngài không thể, và không đủ khả năng để hiểu thấu được sự vĩ đại của Ngài, thật vậy, nếu Ngài không làm thế, Ngài đã tự hoá ra không, như thánh Phao-Lô đã nói.

Vâng, vì vậy chúng ta có thể nhìn nhận đoạn Tin Mừng này như thể Đức Giê-su đã tuyên bố nó từ cái nhìn theo nhân tính của Ngài. Ngài không chỉ là một con người đơn thuần nhưng Ngài có phần nhân tính nơi mình Ngài là Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể làm người của Ba Ngôi Thiên Chúa. Và qua nhân tính của mình, thiên tính của Đức Giê-su và thiên tính của Chúa Cha cao trọng hơn nhân tính của Đức Giê-su.

Đó là cách một số nhà chú giải Thánh Kinh sẽ nhìn nhận đoạn văn này và chỉ ra làm sao Chúa Giê-su có thể đưa ra một tuyên bố xác quyết như vậy.

Một quan điểm khác, nếu chúng ta nói rằng, “Chúa Giê-su đã tuyên bố điều đó với cái nhìn từ thiên tính của Ngài,” trong nền thần học Công Giáo cũng như Ki-tô Giáo từ trước những thế kỷ đầu của Giáo Hội, thật sự thiên tính của Chúa Giê-su, thiên tính của Chúa Cha cũng như của Chúa Thánh Thần, nối kết với nhau thế nào là một vấn đề rất lớn và phải mất hàng thế kỷ để có thể xác định vấn đề này-Tôi nghe tiếng nhạc báo hiệu giờ giải lao. Chúng ta sẽ tiếp tục sau khoảng thời gian tạm nghỉ.

Chúng ta sẽ tiếp tục với, Jim Blackburn, và Jake đến từ Temple, Texas về việc Giáo Hội Công Giáo diễn giải thế nào câu nói của Chúa Giê-su “Chúa Cha cao trọng hơn Thầy”?

Vâng, và cụ thể hơn thì chúng ta đang nói về đoạn Tin Mừng Gioan 14,28. Tôi đã tìm trong sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo và tôi không tìm thấy trích dẫn của đoạn này.

Trước giờ nghỉ, tôi đã đề cập rằng từ quan điểm được nhiều nhà chú giải Thánh Kinh chấp nhận, Chúa Giê-su có thể đã tuyên bố điều này dưới cái nhìn đến từ nhân tính của Ngài, chứ không phải từ thiên tính. Và dĩ nhiên thiên tính của Chúa Cha cao trọng hơn nhân tính của Đức Giê-su Ki-tô. Đó là một cách để hiểu.

Một cách giải thích khác, các nhà nhà thần học đôi khi sẽ nhìn nhận rằng các tuyên bố kiểu này của Đức Giê-su đòi chúng ta suy xét về chính Ba Ngôi Thiên Chúa. Trong Ba Ngôi Thiên Chúa, chúng ta có thể nói rằng, dù là ba ngôi ngang nhau vẫn có gần như một phẩm trật nào đó trong Ba Ngôi, Chúa Cha là ngôi đầu trong Ba Ngôi, Chúa Con là ngôi thứ hai, và Chúa Thánh Thần là ngôi thứ ba của Ba Ngôi. Ba Ngôi được kể ra theo thứ tự thứ nhất, thứ hai, và thứ ba. Và thực tế khi suy xét như vậy, chúng ta sẽ thường  xem xét dưới nhãn quan rằng: Ta thấy rằng cách thật sự để phân biệt giữa ba ngôi vị của Ba Ngôi Thiên Chúa chính là mối liên hệ của Ba Ngôi với nhau. Chúa Con phát xuất hay được sinh ra từ Chúa Cha, và Chúa Thánh Thần bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra. Và những sự phát xuất này chính là cách thể hiện mối liên hệ giữa Ba Ngôi. Chúng ta nhìn nhận rằng Chúa Cha theo cách nhìn của chúng ta là Ngôi cao nhất, Ngôi Con thứ hai, và Ngôi Thánh Thần, dù Ba Ngôi đều hằng hữu, thì vẫn có một sự phân bật nào đó với từng ngôi vị trong Ba Ngôi theo cách này.

Cho nên đôi lúc, các nhà thần học và chúng ta sẽ nhìn nhận  tuyên bố này của Chúa Giê-su theo cách trên, và điều này liên quan đến cấp trật ngôi vị của Ba Ngôi hơn là sự khác biệt giữa nhân tính và thiên tính, giữa nhân tính của Chúa Giê-su và thiên tính của Chúa Cha.

Nên tôi hy vọng giải thích trên giúp anh phần nào và tôi muốn nói rằng nếu anh muốn nghiêm cứu vấn đề này kỹ hơn, anh hãy tìm một chú giải Thánh Kinh Công Giáo và tra cứu câu này qua một chú giải Công Giáo khả tín. Và tôi chắc rằng anh sẽ nhận thấy nhiều điều hơn ở đó.

Chuyển ngữ: Nguyễn Danh
Hiệu đính: Minh Vương
Phụ đề: Minh Anh

 

 

Kiểm tra tương tự

Cuộc đời Thánh Anê dạy chúng ta biết coi trọng con trẻ

  Là người lớn, chúng ta luôn có những điều cần phải học hỏi từ …

Năm mới, tâm hồn mới: Cảm hứng từ Giáo lý Hội thánh Công giáo

Ký ức là một phần không thể thiếu đối với bản sắc con người. Sách …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *