Giuseppe Castiglione – Họa sĩ hoàng gia, người tôi tớ khiêm tốn

Làm sao một họa sĩ trẻ sinh tại Milan, rút cục lại trở thành một họa sĩ hoàng gia ở Trung Hoa.

Câu chuyện của thầy Giuseppe Castiglione là câu chuyện của lòng say mê, niềm xác tín và sáng tạo. Công trình của Thầy để lại một ảnh hưởng lâu dài ở Trung Hoa và vươn xa hơn nữa.

Thầy Castiglione sinh năm 1688. Thầy sớm thể hiện tình yêu và năng khiếu về hội họa. Thầy gia nhập Dòng Tên lúc 19 tuổi và được nhìn nhận là một họa sĩ tài năng ở Ý và Bồ Đạo Nha.

Tuy nhiên, thầy được sai đi sứ mạng truyền giáo ở Trung Hoa, và nhổ neo ra đi từ Lisbon năm 1714. Sau khi học tiếng Hoa ở Macao, thầy lấy tên Trung Hoa là Lang Shining (Lang Thế Ninh), và thầy đến Bắc Kinh năm 1715 dưới triều hoàng đế Khang Hi. Thầy sớm được chỉ định làm họa sĩ của triều Thanh.

Lang Thế Ninh sử dụng thành thạo cách phối cảnh Âu châu và các kỹ thuật sơn dầu kết hợp chúng với nét thẩm mỹ Trung Hoa và truyền thống và phát triển thành phong cách đặc thù của mình. Việc sử dụng nét tương phản huyền ảo của ánh sáng và bóng tối tạo nên những bức họa ba chiều hiện thực cùng với những chi tiết đẹp đẽ và màu sắc sống động.

Được ba thế hệ hoàng đế nhà Thanh khâm phục, thầy vẽ nhiều bức chân dung các hoàng đế và thành viên gia đình trong bối cảnh cá nhân hay lịch sử.

Thầy nổi tiếng vì các họa phẩm về ngựa. Bức họa nổi tiếng nhất là “Một trăm chiến mã.” Một cuốn sách đầu tiên giới thiệu về phối cảnh ở Trung Hoa, mang tựa “Nghiên cứu về Tầm nhìn”, được gán cho Lang Thế Ninh.

Thầy cũng cộng tác với các linh mục Dòng Tên khác để thiết kế các công trình theo kiến trúc Âu châu trong Viên Minh Viên-Dinh thự Mùa Hè Cổ.

Lang Thế Ninh tiếp bước các thừa sai Dòng Tên khác như Matteo Ricci và Adam Schall von Bell. Những người mang kiến thức khoa học, kỹ thuật, và thiên văn của Âu châu đến Trung Hoa, và giới thiệu nhiều nét văn hóa Trung Hoa cho Âu châu. Đóng góp chính yếu của thầy Lang là trong lãnh vực nghệ thuật. Những người tiên phong này trong việc đối thoại Đông-Tây làm cho sự giao thoa văn hóa hiểu biết và tiến bộ nên thuận tiện.

Sau 51 năm ở Trung Hoa, thầy Lang Thế Ninh mất năm 1766, và được chôn cùng với Ricci và Schall tại một nghĩa trang ở Bắc Kinh.


Kiểm tra tương tự

Phép màu Giáng Sinh: Cuộc hoán cải của thi hào Paul Claudel

  Vì sao thi sĩ nổi tiếng ấy trở lại đạo Công giáo vào đúng …

Cùng Loan Báo Tin Mừng với Cộng Đoàn Hội Thánh Căn Bản

  Dẫn Nhập Nhiều người Kitô hữu chắc hẳn đã từng nghe nói về các …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *