Học hỏi Tin Mừng Chúa Nhật IV Mùa Vọng năm C

 

Vui lòng chấp nhận sử dụng dịch vụ của Youtube để xem Video này.

 

Youtube là dịch vụ phát video trực tuyến được cung cấp bởi Google

 

YouTube Terms of Services

 

 

HỌC HỎI PHÚC ÂM CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C

Lc 1, 39-45

  1. Tại sao Chị Maria lại lên đường vội vã đến thăm bà Êlisabét ? Nhà bà này ở đâu, cách nhà Chị Maria bao xa ?
  2. Chị Maria đem theo những gì khi đến thăm bà chị họ của mình?
  3. Khi Chị Maria chào bà Êlisabét thì những điều gì xảy ra?
  4. Nhờ Thánh Thần soi sáng, bà Êlisabét biết được điều gì?
  5. Bà Êlisabét gọi Đức Maria là gì? Ai được gọi là “Chúa” trong  Lc 1,6.9.11.15.16.17.25?
  6. Trong Phúc âm Luca, Đức Giêsu trước khi phục sinh, có hay được gọi là Chúa không? Xem Lc 2,11; 7,13; 10,1; 11,39; 12,42; 17,6; 18,6; 19,8. 31; 24,3. 34.
  7. Tìm trong bài Phúc âm này hai lý do khiến Đức Maria được Bà Êlisabét coi là người phụ nữ có phúc? Bạn thích mối phúc nào của Đức Maria hơn? Xem thêm Lc 11,27-28.
  8. Trong Lc 1,38 Đức Maria đã tin gì? Tiếng Xin Vâng của Mẹ ở đây có ý nghĩa gì?
  9. Trong cuộc gặp gỡ giữa Đức Maria và Bà Êlisabét , mỗi vị đã nhận được gì từ vị kia?
  10. Câu hỏi suy niệm: Bạn có bao giờ chiêm ngắm việc Đức Maria mang thai Chúa Giêsu không? Bạn nghĩ gì về việc Con Thiên Chúa quyền uy nay lại sống nhờ một người phụ nữ bình dân và khiêm hạ?

PHẦN TRẢ LỜI

  1. Chị Maria vội vã lên đường đi thăm bà Êlisabét vì khi truyền tin cho Chị, sứ thần Gáp-ri-en đã báo cho Chị biết bà chị họ Êlisabét đã mang thai trong lúc tuổi già (Lc 1,36-37). Nhà bà chị họ ở “miền núi”, hầu chắc là ở khu vực gần Giêrusalem. Có truyền thống cho rằng nhà bà này ở vùng A-in Ka-rim cách Giêrusalem 6 km về phía tây. Như thế Chị Maria phải đi hơn 120 km mới đến thăm bà chị họ được.
  2. Khi thăm bà Êlisabét, Chị Maria đem theo Đức Giêsu còn là thai nhi bé nhỏ nơi lòng mình. Ngoài ra Chị còn mang theo đôi tay và trái tim muốn phục vụ bà chị họ.
  3. Khi nghe tiếng Chị Maria chào thì lập tức bà Êlisabét được đầy Thánh Thần, và thai nhi trong bụng của bà nhảy lên vì vui sướng (X. Lc 1,41. 44).
  4. Nhờ Thánh Thần soi sáng, bà Êlisabét mới nhận ra cô em của mình đang mang thai (x. Lc 1,42). Hơn nữa, đây lại là một thai nhi hết sức cao trọng và được chúc phúc, nên bà nhận ra em mình đã được một ơn mà không phụ nữ nào có được: “Em được chúc phúc hơn mọi phụ nữ.”
  5. Bà Êlisabét đã gọi cô em Maria là “Thân Mẫu của Chúa tôi” (Lc 1,43). Như thế bà coi thai nhi trong bụng Đức Maria là “Chúa của bà.” Cũng nên nhớ, trong Lc 1,6.9.11.15.16.17.25, từ “Chúa” luôn được dùng để chỉ chính Thiên Chúa.
  6. Trong Tin Mừng Luca, Đức Giêsu trước khi được phục sinh đã được gọi là “Chúa” rồi. Xem Lc 2,11; 7,13; 10,1; 11,39; 12,42; 17,6; 18,6; 19,8.31; 24,3.34. Đây là một nét đặc biệt của Tin Mừng Luca, vì thường thì chỉ sau phục sinh, Đức Giêsu mới được gọi bằng tước hiệu “Chúa.”
  7. Có hai lý do khiến bà Êlisabét coi Chị Maria là người được Thiên Chúa chúc phúc. 1/ Chị được chúc phúc hơn mọi phụ nữ, vì Chị đang cưu mang Đấng được chúc phúc (Lc 1,42). 2/ Chị được chúc phúc vì đã tin vào những lời sứ thần nói với mình (Lc 1,45). Chúng ta được chia sẻ với Đức Maria mối phúc thứ hai khi chúng ta dám tin vào lời của Chúa.
  8. Trong Luca 1,38, Đức Maria đã tin những lời thiên sứ nói với mình, về việc mình sẽ cưu mang và sinh hạ Con Thiên Chúa. Mẹ đã nói tiếng Xin Vâng như một nữ tỳ, chấp nhận thực hiện những gì Thiên Chúa muốn.
  9. Trong cuộc gặp gỡ giữa bà Êlisabét và Chị Maria, cả hai đều đã nhận được nhiều điều. Bà Êlisabét được Chúa và Thân Mẫu của Chúa đến thăm. Lời chào của Maria đã đem đến cho bà Thánh Thần, và niềm vui cho thai nhi Gioan. Cuối cùng Êlisabét đã nhận được sự giúp đỡ của cô em Maria khi mình gần đến ngày sinh con.  Còn Maria thì vui vì thấy chuyện mình mang thai một cách kín đáo lại được bà chị họ nhận ra vì bà có ơn Thánh Thần, nhờ đó đức tin của Maria lại càng vững vàng hơn.

Kiểm tra tương tự

Kinh “Lạy Nữ Vương Thiên Đàng” sẽ mang đến cho bạn niềm hân hoan Phục Sinh trong tích tắc

Bắt nguồn từ thế kỷ thứ 6, tương truyền kể lại rằng lời kinh “Lạy …

Chúa Giêsu bị chế nhạo – Kỳ cuối: Kẻ phạm thượng và cái kết

Cái chết của Đức Giêsu không nằm ngoài ý định của Thiên Chúa và cũng …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *