Hội nhập văn hóa và tầng nền văn hóa Việt (tt và hết)

D. THỬ BẮT LIÊN LẠC VỚI TẦNG NỀN HUYỀN THOẠI VIỆT

(Hoành Sơn Hoàng Sỹ Quý, S.J.)

Nguyên tắc chung: trở về để tiến tới

Theo Jung và trường phái tân học của ông, thì tầng nền huyền thoại với các cách biểu hiệu và năng lượng súc tích của nó, bao giờ cũng rất cần cho cuộc sống, khiến bất cứ một lãng quên nào hay dồn nén nào đều gây tai hại sâu xa.

Huyền thoại không phải chỉ là sáng tác của người xưa. Nó còn tố giác một cơ cấu tâm linh, một đòi hỏi thuộc nền tảng tâm hệ con người. Bởi lẽ huyền thoại không phải là truyện tạo để mua vui, cũng không phải chỉ là một cách giải thích ngây ngô về thực tại. Huyền thoại trước hết là cảm thức sâu xa về cái khí thiêng phủ kín bầu trời, kế đó là niềm tin vững vào những khuôn mẫu nguyên thuỷ mà cuộc sống rập theo. Cho nên theo Jung, cắt đứt hẳn với huyền thoại là cắt đức với chính nền tảng của mình.

Nhưng như vậy phải chăng không thể đổi mới tư duy và cuộc sống, không thể trườn về phía trước mà trì lại ở phía sau?

Theo tôi nghĩ, vấn đề không phải là phủ nhận hay chấp nhận quá khứ. Vấn đề chỉ là tiến lên từ chính quá khứ của mình. Nên một đằng phải bắt được liên lạc với quá khứ, đằng khác phải biến đổi cái cũ sao cho tốt đẹp hơn và hợp thời hơn.

Nguyên tắc tồn tại của vật chất là quán tính (loi d’inertie), nghĩa là trì lại ở cái khuôn đã thành. Trái lại hễ đổi thì mất tiêu lý lịch. Còn nguyên tắc hiện hữu của tinh thần là tự do nên khoáng đạt, nên luôn luôn mới, luôn luôn sáng tạo mà vẫn là chính mình nguyên si. Con người là tinh thần nơi vật chất, nên phải biến theo vật chất để khẳng định mình dần dần, để từ vực thẳm không tên của vật chất mà trồi lên ngoi lên ngày càng rõ, càng sáng sủa hơn. Như thế, không chỉ LÀ người, nó còn phải LÀM người bằng cách tiến không ngơi nghỉ. Và vì thế, sự tiến hóa của thiên nhiên về phía con người sẽ được tiếp nối nơi con người về phía CHÍNH MÌNH của nó, nghĩa là về phía cao đỉnh tinh thần mà nó được mời gọi phải vươn lên không ngừng.

Tôi phải vượt tôi, nhưng vượt từ chính nền tảng của tôi. Nghĩa là tuy rời xa quá khứ để tiến lên, thế nhưng ngược lại, bước tiến ấy phải ăn rễ sâu vào quá khứ. Nghĩa là cũ ở một mặt, nhưng vẫn mới về một mặt khác.

Tâm thức huyền thoại vốn thuộc giai đoạn ấu nguyên của loài người. Cũng như bản năng cá thể phải phát triển về hướng trưởng thành, thì tâm thức huyền thoại cũng cần đổi khác, sao cho xứng với tầm vóc của con người văn minh hôm nay, để tình trạng thoái ấu (régression) khỏi diễn ra.

Ngày nay, sự thoái ấu không diễn ra, nhưng thay vào đấy lại có hiện tượng quái biến (perversion). Vì văn minh thế kỷ này duy lý quá, đã dồn nén những gì thuộc khuynh hướng bản năng nơi tâm thức huyền thoại.

Đâu là khuynh hướng bản năng nơi tâm thức huyền thoại? Đâu là cái nền tảng phải bảo trì và cái phụ thuộc phải đổi thay? Để thấy rõ vấn đề, theo tôi, cần phân biệt nơi tâm thức huyền thoại ấy hai yếu tố: cảm thức thần thiêng (le sens du sacré) và niềm tin vào khuôn mẫu nguyên thuỷ.

a. Cảm thức thần thiêng

Có cái thiêng tà quái và cái thiêng thánh thiện. Có cái thiêng thành một với vật này, ngày kia, chỗ nọ, nhưng cũng có cái thiêng thanh thoát hơn. Cái thiêng có thể trụ ở những quỷ thần trung gian, mà cũng có thể vọt về phía Siêu việt thể. Đích cuối cùng của khuynh hướng tầm thiêng là nên một với cái Thể tuyệt đối nói trên, và đây là hạnh phúc vô biên của huyền hiệp (union mystique) nơi những sâdhu (thánh nhân) của những tôn giáo lớn.

Con người xưa cảm thức thần thiêng rất mạnh. Chưa có phân lý giữa ý thức với vô thức, nên bản năng tầm thiêng vọt ra liên tục như mạch nguồn vô tận, nhờ đó hoàn vũ được tắm gội dưới hào quang thần thánh, khiến đâu đâu con người hít thở Khí hạo nhiên và tìm thấy chỗ dựa tâm lý vững chắc.

Có điều sự an toàn nói trên mới chỉ là một an toàn nô lệ thôi. Một khi thần thiêng dính cứng sự vật, thì sự vật sẽ đè bẹp con người thay vì phục vụ nó.

b. Khuôn mẫu nguyên thuỷ

Sự sống diễn ra như thế (thí dụ: tiếp theo sự sinh sản trong mùa xuân là sự cằn cỗi của mùa đông) vì ở thế giới siêu nhiên từng đã xảy ra tương tự như thế (nữ thần của sinh hóa Demeter cũng là người mẹ khổ đau vì con gái yêu bị bắt xuống âm phủ). Việc xảy ra cho thần thánh sẽ là khuôn mẫu mà dương thế phải rập theo. Có điều sự việc vốn là khuôn mẫu nói trên có thể mờ nét dần dần, khiến sự vào khuôn trở nên bấp bênh lộn xộn (đất bớt nhiêu phong, mùa màng không tốt nữa). Do đó, cần kích thích sự rập khuôn của trời đất bằng cách diễn lại vĩ sự (grand geste) thần thánh nguyên thuỷ (chu kỳ mất con và tìm lại con của Demeter). Có thể diễn bằng cửa điệu, truyện thuật, bằng nghi thức biểu trưng (symbolique). Tôi nghĩ diễn (celébrer rituellement), đó cũng là thánh sự nguyên thuỷ tái diễn nơi tôi và trong trời đất ở mọi vật, mọi người. Những huyền lễ nổi tiếng chúng ta biết là huyền lễ Demeter, Dionusios ởo Eleusis và huyền lễ Krsna ở vùng Tây Bắc Ấn Độ (nhất là tại Mathura).

Thánh sự khuôn mẫu, ở chỗ là những truyện thần kiểu ấy, tố giác một niềm tin thơ ngây, niềm tin của tuổi thơ ngây tập thể. Con ngừơi thành niên không thể trở về với những tin tưởng ấu trĩ như thế. Để giải quyết nhu cầu khuôn mẫu; nó phải tìm đến những gì khả lý hơn, thật hơn, thiêng liêng hơn, do đó cũng thanh thoát, nhẹ nhàng, dù chẳng kém phần sâu xa, để làm chỗ tựa vững chắc về cả hai mặt tâm lý và tinh thần.

Người xưa có khuynh hướng nệ cổ. Người trẻ hôm nay thường ham cái gì mới lạ. Nguyên tắc sống chính đáng là phải mới ra từ nền tảng cũ của mình. Cho nên, không những cái nguyên thuỷ là cần, mà cần cả cái đích cuối nữa. đối với ta, Thiên Chúa là cả hai yếu tố đó. Ngài vừa là Khởi Thuỷ, vừa là Cánh Chung mà ta không thôi hướng về. Vậy phải làm sao đây để kết hợp được cả mới lẫn cũ (với tỷ lệ thích đáng cho mỗi bên)? Làm sao tìm ra những khuôn mẫu và tiêu đích cần thiết từ phía siêu nhiên giới?

Giải pháp Kitô giáo

 

Kitô giáo không phải là sáng tác của loài người để trả lời cho những đòi hỏi tâm linh (psychique) của họ. Nhưng Kitô giáo vẫn là giải pháp toàn diện cho toàn bộ con người, nên nó không thể không đếm xỉa đến những đòi hỏi có tính căn bản như thế.

Kitô giáo là Đạo nhập thể: Đấng toàn linh đã thành toàn thịt giữa chúng ta, do đó ánh sáng Kitô giáo phải soi thấu được tới những chiều sâu u ẩn nhất của tâm hệ, nhờ đấy mang đến cho con người một phương thuộc đa hiệu mà sức trị liệu đạt tới mọi thứ tầng nền của con người. Đích cuối của Kitô giáo chẳng là hạnh phúc toàn diện cho con người thân tâm hiệp nhất đấy ư? Vậy, dù Kitô giáo từ Trời mà xuất phát, giải phát Kitô giáo vẫn phải xem như vọt ra từ mọi điểm thâm sâu nhất của con người chúng ta.

Kitô giáo, đó là con đường của Thần nhi, là chính Thần nhi, Thần vô cùng thần, vì đây là Con Trời. Sự hiển sáng của Thiên Chúa với chính mình, nên có hình thức hoàn toàn thiên dương (lumineux-céleste). Thân nhi đấy, mà cũng Nhân nhi luôn, nên thành nguyên tiêu mọi mặt cho con người, thành khuôn mẫu vừa gần (Nhân) vừa xa (Thiên) cho cả tinh thần lẫn thể xác, cho các siêu nhiên lẫn tự nhiên. Ở chỗ Đức Kitô là trẻ thơ (mầu nhiệp Nhập thể) Người thành đòn bẩy cho tương lai, hy vọng cho phát triển. Ở chỗ Đức Kitô trưởng thành (mầu nhiệm Phục sinh Vinh thăng), Người là mẫu mực và đường đi, Người là Đường đèo Thánh giá cho chúng ta “vượt qua” về hướng Sự sống đầy đủ và toàn diện. Như thế, Người là sự kết hợp của Khuôn mẫu nguyên thuỷ với Tiêu đích cuối cùng, sự kết hợp của nguyên tiêu Hài nhi với nguyên tiêu Cứu thế. Đúng như Thần nhi nguyên tiêu, Người đã sinh ra lạ lùng, sống ấu thời mạt hạ, bỗng thành vĩ đại lúc ra tay tế thế.

Tôi tiến về phía Con trên cùng một hương của Con tiến về phía Cha. Vì Con là sự hiển sáng của Cha, vì con nhập thể là sụ hiển sang của Cha bằng chính con người của mình, nên Đức Kitô đã thành Mạc khải duy nhất về Cha cho chúng ta:

Không ai thấy Cha, trừ ra Đấng từ Cha mà đến (ga, 46). Chính ngài Mạc khải Cha (Ga 1. 18).

Người Cha nguyên tiêu, đó là khuôn thứơc và truyền thống. Thiên Chúa Cha đã đúng là cái gốc mà từ đó, trong Con, chúng ta phải mọc lên, là cái uy quyền mà, trong Con, chúng ta phải tùng phục.

Có Cha rồi, Kitô hữu cần đến người Mẹ nữa. Người Mẹ nguyên tiêu có gì bàng bạc trong Hội thánh và tượng hình trong Đức Mẹ.

Maria, con người tùng thuận hoàn toàn đối với Thiên Chúa (Lc 1,38).

Nên Ngài là Phụ nữ tuyệt hảo. Vì, theo Vivekânanda, trước Thiên Chúa, không có đàn ông, mà chỉ có đàn bà. Ngài lại yêu Thiên Chúa “hết lòng, hết tâm hồn, hết sức” (Đnl 6,5) nên do lửa Ái, Ngài là hiền thê hoàn toàn theo ý nghĩa tâm hồn, ý nghĩa thiêng liêng. Nên Ngài tích cực đồng trinh. Càng đồng trinh hơn do sự luyện lọc của lứa Ái đó. Ngọn lửa tình thiêng liêng đã huỷ thiêu mọi hơi hướm địa quỷ (chinonen) nơi mẫu tính và trinh tính của Mẹ, khiến chỉ còn nổi hiện một hình thức thêin dương (lumineux-céleste) thôi: Trinh nữ do tình yêu, và cũng do tình yêu hiến dâng mà Trinh nữ ấy đã thành Mẹ. Sự đòi hỏi kép của lý tưởng phụ nữ và sự kết hợp cần thiết của hai nguyên tiêu. Đúng là nguyên tiêu, vì đây là Mẹ đồng trinh phổ biến, mẹ Chúa cứu thế và mẹ của loài người chúng ta.

Mẫu tính nguyên tiêu còn vọt cao hơn nữa, về phía Thiên Chúa. Nơi Thiên Chúa, cả Cha lẫn Con đều nam tính cả. Chỉ còn lại Thần khí. Thần khí (Esprit) Tây phương được đặt ở giống đực. Vì Thần khí Tây phương có hình thái lý trí (raison). Tiêu biểu là Tinh thần (Thần khí) của triết hệ Hégel, đồng nhất với Tư Tưởng viết hoa nơi mọi tư tưởng của toàn thể giống người.

Kiểm tra tương tự

Cuộc phỏng vấn về Sứ mạng Truyền giáo

Trong bối cảnh của Năm Sứ Vụ – “Cùng Nhau Loan Báo Tin Mừng”, chúng …

Thánh lễ khấn lần đầu của thầy Gioan Vũ Đức Ba

Hôm nay ngày 18 tháng 01 năm 2025, cùng với Giáo Hội hoàn vũ, Dòng …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *