Lý trí và Đức Giêsu Phục Sinh

“Lý trí chấp nhận những gì Thánh Kinh kể lại cho chúng ta:
đó chính là Đức Giêsu đã thực sự sống lại”

Lm. Mark Link, S.J.

Giả như chúng tôi mời một anh chị em lên toà giảng và bịt mắt anh chị em đó lại, rồi chúng tôi đặt một xô nước trước mắt anh chị em đó, và hỏi anh chị em đó đoán xem nó chứa nước hay không. Có ba cách trả lời câu hỏi đó mà không cần phải cởi khăn bịt mắt ra. Ba cách đó thế nào.

Cách thứ nhất là đến thẳng xô nước và thò tay vào xem có nước trong đó không. Nói cách khác, anh chị em có thể kinh nghiệm trực tiếp xem xô ấy đầy hay rỗng. Cách này được gọi là kinh nghiệm. Đây là tri thức mà chúng ta có được bằng kinh nghiệm trực tiếp. Đó là tri thức do giác quan.

Cách thứ hai để biết cái xô ấy có chứa nước hay không là thả vào đó một vật, chẳng hạn một đồng xu. Nếu vật ấy chạm vào đáy xô tạo nên một âm thanh vang và to, anh chị em sẽ biết ngay cái xô ấy rỗng. Nhưng nếu đồng xu ấy va chạm tạo nên âm thanh không rõ hoặc có những hạt nước bắn toé ra, anh chị em biết ngay cái xô ấy có nước. Tri thức này có được là nhờ lý luận.

Cách thứ ba để biết xem cái xô ấy có nước hay không là hỏi thăm người nào mà anh chị em tin cậy. Người ấy có thể nhìn vào cái xô và nói cho anh chị em biết trong ấy có nước hay không. Cách biết này là tin vào người khác mà biết. Đó chính là tri thức có được do niềm tin.

Kinh nghiệm, lý luận, và tin tưởng đó chính là ba cách thức để biết ở đời này.

***

Bây giờ chúng ta hãy xét đến một câu hỏi khác, câu hỏi thứ hai. Trong ba cách để biết ấy, có cách nào giúp chúng ta biết được nhiều hơn cả? chúng ta biết được điều này điều kia phần nhiều là do Kinh nghiệm bằng giác quan, hay do đầu óc suy luận hay do tin tưởng vào ngưòi khác.?

Nếu anh chị em trả lời là do niềm tin, do sự tin tưởng nơi người khác, thì anh chị em đúng hoàn toàn. Hầu hết chúng ta biết được điều này điều kia là do chúng ta tin vào những gì người khác nói với chúng ta, có một nhà chuyên môn ước lượng rằng 80% những kiến thức của chúng ta là do tin tưởng vào người khác mà có.

Chẳng hạn, trong chúng ta ít có ai được may mắn du hành quanh thế giới. Cách duy nhất để chúng ta biết về phần lớn các quốc gia trên thế giới là do người khác nói cho chúng ta biết, Nói cách khác, chúng ta tin vào những người đã từng đến những nơi ấy. Nếu họ kể cho chúng ta rằng có một xứ sở nọ tên là Trung Hoa, và dân chúng ở đó thế này thế kia, chúng ta sẽ tin họ. Phương cách để chúng ta có được những tri thức thông thường còn chân thực như thế, thì cách thức để chúng ta có được những tri thức tôn giáo càng chân thực hơn nữa. Phần lớn các tri thức tôn giáo mà chúng ta có là do chúng ta tin vào những gì Kinh Thánh kể lại cho chúng ta. Nói cách khác, phần lớn tri thức tôn giáo của chúng ta là do niềm tin.

Bây giờ chúng ta xét đến câu hỏi thứ ba. Chúng ta có thể hiểu biết những thực tại tôn giáo bằng ba cách mà chúng ta thường dùng để hiểu biết những thực tại thông thường không?

Chẳng hạn, chúng ta có thể biết Đức Giêsu sống lại từ cõi chết không phải chỉ nhờ tin những gì Kinh Thánh nói, mà còn nhờ vào suy luận nữa không? Có nhiều người nghĩ rằng được. Họ giải thích rất hấp dẫn. Họ lập luận rằng sau khi Đức Giêsu chết, các môn đệ bị khủng hoảng tinh thần tột độ. Họ chỉ còn là một nhóm người đại bại, một nhóm người thất chí, một nhóm người nhát sợ. Thế rồi, vào Chúa nhật Phục sinh, có một biến cố nào đó đã biến đổi họ một cách không thể tưởng tượng được. Có một biến cố nào đó đã thay đổi con người họ một cách thật lạ lùng. Bỗng nhiên lòng họ bùng lên niềm vui, niềm hạnh phúc thực sự. Họ không thể cầm lòng được. Họ vội chạy đi loan báo cho mọi người họ gặp rằng Đức Giêsu đã sống lại và hiện đang sống. Họ tin điều ấy một cách chắc chắn đến độ họ thà sẵn sàng chịu bắt bớ bách hại đủ kiểu đủ cách, dầu là phải chết, còn hơn phải chối bỏ Đức Giêsu đã phục sinh của họ.

Đời sống và lời giảng của nhóm người này đã thay đổi cục diện lịch sử nhân loại. Không một giả thuyết nào có thể giải thích được tại sao đời sống của họ lại có thể biến đổi như thế, ngoại trừ cách giải thích của chính họ: họ đã thấy Đức Giêsu hiện còn sống.

Giả như nhóm người thất học này đã phịa chuyện về Đức Giêsu và sự phục sinh của Ngài thì chắc chắn ta phải chấp nhận rằng sớm hay muộn, ít nhất phải có một người trong bọn sẽ phải nói ra sự thật, vì không chịu nổi sự bách hại và giết chóc.

Nhưng không một ai trong nhóm ấy đã làm thế. Lời chứng của họ vềĐức Giêsu sống lại không bị lay chuyển chút nào, không bị giảm cường độ chút nào. Ngược lại, lời chứng ấy càng ngày càng mạnh mẽ và ảnh hưởng tới mọi người hơn. Họ đã cảm nghiệm được một năng lực mới lạ và dịu kỳ đã khiến họ thực hiện được nhiều phép lạ. Chính sự biến đổi không thể nào giải thích được nơi các môn đệ Đức Giêsu khiến cho nhiều người nói rằng chính lý trí cũng minh chứng rằng Chúa Giêsu đã phục sinh. Nói cách khác, lý trí thuần lý cũng xác quyết rằng một biến cố nào đó rất ngoạn mục đã xảy ra làm biến đổi các môn đệĐức Giêsu lý trí thuần lý xác nhận rằng sự phục sinh của Đức Giêsu thực sự xẩy ra.

Anh chị em cũng như tôi đều không được đặt tay vào cạnh sườn Chúa Giêsu như thánh Tomas, để trực tiếp cảm nghiệm được Đức Giêsu phục sinh từ cõi chết. Tuy nhiên, chúng ta có thể tin tưởng vào chứng cứ của Thánh Kinh, chúng ta cũng có thể làm hơn thế nữa. Chúng ta có thể sử dụng tặng phẩm Chúa ban là lý trí để xác quyết thêm điều Kinh Thánh đã truyền dạy chúng ta. Và rồi, chúng ta cũng có thể quì gối xuống như thánh Tôma đã làm và thưa với Chúa Giêsu: “Lạy Chúa Con, lạy Thiên Chúa của con”. Đáp lại, Chúa Giêsu sẽ nói với chúng ta: “Hạnh phúc biết bao cho kẻ chẳng thấy mà tin”.

Để kết thúc, chúng ta hãy dâng lời cầu nguyện:

Kính lạy Chúa, bất cứ khi nào đức tin chúng con bị chao đảo, giống như trường hợp của thánh Tôma, thì xin Ngài hãy nhắc chúng con nhớ lại những lời Kinh Thánh thuật lại về những biến cố đã xảy ra vào ngày Chúa Nhật Phục Sinh. Cũng xin Chúa nhắc chúng con nhớ biến cố này không chỉ gây ảnh hưởng trên các môn đệ Chúa Giêsu mà còn trên toàn dòng lịch sử. Và nhất là, xin nhắc chúng con biết tham dự vào Tin Mừng Phục sinh của Ngài với tha nhân quanh chúng con, giống như các môn đệđã chia xẻ niềm vui ấy với quần chúng quanh họ. Chúng con nguyện xin nhờĐức Kitô, Chúa chúng con.

Lm. Mark Link, S.J.
Theo: Tập Bài Giảng Chúa nhật II Phục sinh

Kiểm tra tương tự

Các bà mẹ nội trợ và chứng trầm cảm: 4 điều cần biết

  Làm cha mẹ nội trợ ở nhà thật là khó, nhưng liệu điều đó …

10 sách nói tuyệt vời gia đình cùng thưởng thức

  Đây là những cuốn sách sẽ giúp cả người lớn lẫn trẻ em say …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *