MẾN YÊU HẰNG NGÀY
TỪ BỎ và LỚN LÊN
Thứ 7, 17-06-2023
(Lc 2,41-51)
Hằng năm, cha mẹ Đức Giê-su trẩy hội đền Giê-ru-sa-lem mừng lễ Vượt Qua. Khi Người được mười hai tuổi, cả gia đình cùng lên đền, như người ta thường làm trong ngày lễ. Xong kỳ lễ, hai ông bà trở về, còn cậu bé Giê-su thì ở lại Giê-ru-sa-lem, mà cha mẹ chẳng hay biết. Ông bà cứ tưởng là cậu về chung với đoàn lữ hành, nên sau một ngày đường, mới đi tìm kiếm giữa đám bà con và người quen thuộc. Không thấy con đâu, hai ông bà trở lại Giê-ru-sa-lem mà tìm.
Sau ba ngày, hai ông bà mới tìm thấy con trong Đền Thờ, đang ngồi giữa các thầy dạy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi. Ai nghe cậu nói cũng ngạc nhiên về trí thông minh và những lời đối đáp của cậu. Khi thấy con, hai ông bà sửng sốt, và mẹ Người nói với Người: “Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!” Người đáp: “Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?” Nhưng ông bà không hiểu lời Người vừa nói.
Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Na-da-rét và hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng.
SUY NIỆM
Kinh Thánh hôm nay thuật lại việc Cha Giu-se và Mẹ Maria tìm con trong đền thờ. Thật sự chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Mẹ Maria rơi vào hoảng loạn khi Mẹ phát hiện con mình, Giêsu, không ở trong đoàn lữ hành. Cả Mẹ Maria và Bố Giuse đã vô cùng vội vã đi tìm Ngài. Và ba ngày sau, khi gặp lại đứa con thất lạc, những lời đầu tiên Mẹ Maria đã thốt lên là: “Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy?” Có lẽ, những lời của Đức Mẹ thật sự là: “Con đã ở đâu suốt mấy ngày nay? Cha và mẹ đây đã vâng theo lời sứ thần, hạ sinh con trong máng cỏ bò lừa, và sống như những người tị nạn ở Ai cập, nay chẳng phải chỉ để lạc mất con ở Giêrusalem!” Nhưng Chúa Giêsu không phải là người bị lạc. Ngài biết Ngài là ai, và thuộc về nơi nào. Chỉ có Maria và Giuse là người đang bị lạc.
Bài Tin Mừng hôm nay là câu chuyện về sự trưởng thành, nhưng không phải về sự trưởng thành của cậu bé Giêsu, mà là của Maria và Giuse, của bạn và của tôi. Lớn lên không phải là về vấn đề tuổi tác. Trái lại, là về sự thăng tiến sâu sắc hơn, chân thật hơn trong mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa, với thế giới, với mỗi người xung quanh và với cả chính mình.
Chúa Giêsu là Đấng làm cho chúng ta lớn lên. Ngài là Đấng làm cho Maria và Giuse lớn lên. Ở một mức độ nào đó, trẻ con làm cho cha mẹ của chúng lớn lên. Chúng làm cho chúng ta phải nhìn vào thế giới, cuộc sống, và con người của chính chúng ta theo một cách mới, hoàn toàn khác, và đôi khi khá đau đớn. Và đó chính là lý do mà Chúa Giêsu đã đặt câu hỏi cho Mẹ Maria. Mẹ đã đặt mình và thánh Giuse làm trung tâm thế giới của Chúa Giêsu.
“Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?” Chúa Giêsu đang có ý nói với Mẹ Maria rằng Mẹ hẳn phải biết rõ Ngài ở nơi nào. Câu hỏi ấy như thể Ngài đang nói với Mẹ rằng: “Mẹ nhớ không, sứ thần đã báo với mẹ rằng con là Con Thiên Chúa. Mẹ có nhớ đêm ấy tại Bê-lem, các thiên thần ca ngợi Chúa, các mục đồng chúc tụng Chúa, 3 vị đạo sĩ, các lễ vật của họ, và cả sự kính thờ. Mẹ còn nhớ giấc mơ của bố Giuse, giấc mơ đã đưa chúng ta đến Ai Cập và trở lại nơi đây chăng? Như vậy, con có thể ở đâu ngoài nơi này được chứ?” Chúa Giêsu đặt Chúa Cha làm trung tâm thế giới của mình, và mong muốn Mẹ Maria, và cả chúng ta hãy làm như vậy, hãy đi đến Nhà Cha.
Hành trình lớn lên đích thực luôn bao gồm việc từ bỏ. Sự lớn lên của Mẹ Maria bao hàm Mẹ phải từ bỏ hình ảnh “con trai Giêsu” của mình. Mẹ đã hạ sinh Chúa Giêsu, nhưng Ngài là Con của Chúa Cha. Ngài ở với Mẹ, nhưng không thuộc về Mẹ. Mẹ có thể trao tình yêu cho Ngài, nhưng không thể buộc các suy nghĩ hay cách làm của Mẹ cho Ngài. Ngài phải làm những công việc của Chúa Cha. Nói tóm lại, Mẹ phải cố gắng để trở nên giống Chúa Giê-su, và không được buộc Giê-su phải nên giống Mẹ.
Chúa Giêsu đã di chuyển từ ngôi nhà của mẹ Maria và bố Giuse để đến nhà của Cha. Đây không phải là Chúa Giêsu chối bỏ cha mẹ phàm trần của mình, nhưng là đặt lại mức độ ưu tiên trong các mối quan hệ. Đó là điều Ngài hỏi Simon và An-rê, Gia-cô-bê và Gioan. “Hãy theo Thầy” là lời mời gọi họ bỏ lại nhà cửa, gia đình, cha mẹ và đi đến một nơi khác, sống một cuộc đời khác, nhìn mọi sự với một đôi mắt khác. Và đó cũng là điều Ngài đang mời gọi chúng ta hôm nay.
Lớn lên về mặt thiêng liêng là mời gọi chúng ta phải bước ra khỏi vùng an toàn của mình, bỏ lại những gì là bảo đảm và quen thuộc, để đi đến một nơi rộng lớn hơn, để đến Nhà Cha. Việc từ bỏ này là điều cần thiết nếu chúng ta muốn lớn lên trong tình yêu và trở nên giống Chúa Giêsu Ki-tô. Nó có nghĩa là chúng ta phải bỏ lại ngôi nhà chật hẹp của mình.
Tất cả chúng ta đều đang sống trong nhiều ngôi nhà khác nhau. Đó là những ngôi nhà của sợ hãi, giận giữ và thành kiến, của đau khổ và mất mát. Là những ngôi nhà mà ở đó, chúng ta bị thuyết phục rằng chúng ta chẳng là gì cả, rằng chúng ta không đủ tốt, không được đón nhận, hoặc không được yêu thương. Là những ngôi nhà mà chúng ta đã, hoặc đang bị tổn thương, tan nát. Là những ngôi nhà mà chúng ta tổn thương người khác. Là những ngôi nhà của thờ ơ, vô cảm và lãnh đạm. Là những ngôi nhà của tội lỗi và sai quấy. Là những ngôi nhà của ngồi lê đôi mách, ghen ghét và cao ngạo.
Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có thể gọi tên những ngôi nhà mà chúng ta đang cư ngụ, những ngôi nhà làm cho cuộc sống ta nên chật hẹp, tầm nhìn ta nên nông cạn và thế giới ta nên trống rỗng. Vấn đề là đôi khi chúng ta lại thấy thoải mái, yên ổn trong những ngôi nhà này. Nhưng chúng không phải là nhà thực sự của ta, không phải là ngôi nhà mà Thiên Chúa dành cho ta. Chúng ta có thể sẽ phải trải qua những ngôi nhà ấy, nhưng không phải là ở mãi nơi đó.
Chúa Giêsu không chỉ nói cho chúng ta biết về một ngôi nhà mới, nhưng còn mời gọi, hướng dẫn và làm cho chúng ta lớn lên trong ngôi nhà ấy. Đó là một nơi mà Ngài biết rất rõ, là Nhà Cha, nơi mà chúng ta có thể biết được rằng chính mình, và từng người, đều là những đứa con rất yêu dấu của Thiên Chúa, được dựng nên theo hình ảnh của Ngài và được mời gọi để trở nên giống Ngài. Vì thế, tại sao chúng ta lại phải tiếp tục thuê một nơi chỉ làm chúng ta trở nên bần cùng khốn khó trong khi chúng ta có thể đến ở Nhà Cha miễn phí nhỉ? Trong Nhà Cha, chỗ ngồi nơi bàn tiệc của ta đã sẵn sàng. Đó là nơi mà ta có thể sống trong những căn phòng của lòng thương xót, thứ tha và niềm vui, của vẻ đẹp, quảng đại và trắc ẩn.
Rời bỏ nhà mình không nhất thiết có nghĩa là chúng ta phải rời khỏi ngôi nhà chúng ta đang sinh sống về mặt vật lý hoặc địa lý, dù có đôi khi chúng ta cũng phải làm như thế. Nhưng rời bỏ nhà mình có nghĩa là kiểm tra, xem xét và ưu tiên lại những giá trị, niềm tin và các mối quan hệ có vai trò định hình con người ta, làm cho cuộc sống của ta có giá trị và ý nghĩa.
Nó có nghĩa là phải bỏ đi những nhận diện giới hạn trong phạm vi gia đình sinh học của chúng ta, của công việc, danh tiếng cộng đồng, dân tộc, hoặc một đảng phái chính trị. Nó có nghĩa là chúng ta phải dừng việc liên quan đến nhau qua so sánh, cạnh tranh và phán xét, mà phải bắt đầu thông qua tình yêu, từ bỏ mình và sự yếu đuối. Nó có nghĩa là chúng ta phải buông bỏ nỗi sợ hãi tương lai và khám phá ra rằng Thiên Chúa đang ở đây, trong hiện tại này, và mọi sự sẽ ổn. Chúng ta phải thôi nghĩ về những sai lầm, hối tiếc và tội lỗi trong quá khứ, mà hãy đón nhận lòng thương xót và sự tha thứ của Thiên Chúa và của nhau. Chúng ta phải nhìn cuộc sống mình không đối lập với người khác, nhưng liên đới cách mật thiết và phụ thuộc lẫn nhau.
Những ngôi nhà chật hẹp mà bạn đang trú ngụ là gì? Chúng đã kìm hãm cuộc sống của bạn, sự phát triển của bạn, và kéo bạn khỏi Nhà Cha như thế nào? Bạn phải bỏ lại điều gì phía sau để lớn lên và đi đến một nơi tốt hơn? Đây có thể là những câu hỏi khó khăn, và có lẽ cả đau đớn nữa. Tuy nhiên, đó là những câu hỏi dựa trên tình yêu, và bạn hãy cố gắng dành thời gian để kiếm tìm câu trả lời.
———-
Biên dịch: Nhóm Bạn Đường Linh Thao
Nguồn: https://interruptingthesilence.com/2011/01/03/growing-up-and-moving-home-a-sermon-on-luke-241-52/
It is no surprise that Mary would be in a panic when she discovers that Jesus is not with the group of travelers. With great anxiety she and Joseph search for him. Three days later the one who was lost has been found. Mary’s first words are, “Child, why have you treated us like this?” What I really hear is, “Where have you been young man? Your father and I did not survive angel visits, birth in a manger, and living like refugees in Egypt only to have you get lost in Jerusalem.” But Jesus isn’t the one who is lost. He knows who he is and where he belongs. Mary and Joseph are the ones who are lost.
Today’s gospel is a story about growing up but it is not Jesus’ growing up. It is about Mary and Joseph growing up. It is about you and me growing up. Growing up is not about how old we are. It is really about moving into deeper and more authentic relationships with God, our world, each other, and ourselves.
Jesus is the one who grows us up. He is the one who will grow up Mary and Joseph. Children have a way of doing that to their parents. They challenge us to look at our world, our lives, and ourselves in new, different, and sometimes painful ways. That is exactly what Jesus’ question to Mary does. She had put herself and Joseph at the center of Jesus’ world. His question was about to undo that.
“Why were you searching for me?” he asks. “Did you not know that I must be in my Father’s house?” Jesus is telling Mary she should have known where he was. It is as if he is saying, “Remember, the angel told you I would be the Son of God. Remember that night in Bethlehem. Angels praising God, shepherds glorifying God. Remember the three men from the East, their gifts, and adoration. Remember Joseph’s dreams that guided us to Egypt and back. Where else could I be but here?” Jesus has put the Father at the center of his world and asks Mary and us to do the same, to move to the Father’s home.
Authentic growth almost always involves letting go. Mary’s move to the Father’s house, her growing up, means that she will have to let go of her “boy Jesus” (Lk. 2:43) image. Jesus was born of Mary but he is the Father’s Son. He is with her but does not belong to her. She can give him love but not her thoughts or ways. He is about the Father’s business. Ultimately, she must strive to be like him and not make him like her.*
Jesus has moved from Mary and Joseph’s home to the Father’s home. This is not a rejection of his earthly parents but an re-prioritizing of relationships. It is what he would ask of Simon and Andrew, James and John. “Follow me” would be the invitation for them to leave their homes, their nets, their fathers and move to a different place, live a different life, see with different eyes. It is today what he asks of you and me.
Growing up spiritually involves leaving our comfort zone, letting go of what is safe and familiar, and moving to a bigger place, to the Father’s place. This letting go is a necessary detachment if we are to grow in the love and likeness of Christ. It means we must leave our own little homes.
We all live in many different homes. Homes of fear, anger, and prejudice. Homes of grief and sorrow. Homes in which we have been told or convinced that we don’t matter, that we are not enough, unacceptable, or unloveable. Homes in which we have been or continue to be hurt or wounded. Homes in which we have hurt or wounded another. Homes of indifference and apathy. Homes of sin and guilt. Homes of gossip, envy, pride.
Every one of us could name the different homes in which we live, homes that keep our life small, our visions narrow, and our world empty. The problem is that sometimes we have become too comfortable in these homes. They are not our true homes. They are not the home God offers us. We may have to pass through them but we do not have to stay there.
Jesus says that there is not only another home for us but invites, guides, and grows us up into that home. It is a place he knows well. It is the Father’s home in which we can know ourselves and each other to be his beloved children, created in his image and called to be like him. So why would we continue to pay rent on a place that can only impoverish us when we could move to the Father’s home for free? In the Father’s home our place at the banquet is set. It is a home in which we live in rooms of mercy, forgiveness, joy, love, beauty, generosity, compassion.
Leaving home does not necessarily mean leaving our physical or geographical home though sometimes it might. It does mean examining and re-prioritizing the values, beliefs, and relationships that establish our identity and give our life meaning and significance.
It means letting go of an identity that is limited to our biological family, job, community reputation, ethnic group, or political party and trusting that who we are is who we are in God. It means that we stop relating to one another by comparison, competition, and judgment and begin relating through love, self-surrender, and vulnerability. It means that we let go of fear about the future and discover that God is here in the present and that all shall be well. We stop ruminating on past guilt, regrets, and sins and accept the mercy and forgiveness of God and each other. We see our life not in opposition to others but as intimately related to and dependent upon others.
So I wonder what are the little homes in which you live? How have they bound up your life, stifled your growth, and kept you from the Father’s home? What might you have to leave behind in order to grow up and move to a better place? Those can be hard questions, painful questions. Ultimately, however, they are questions founded on love.