Mến Yêu Hằng Ngày, 20-02-2020

MẾN YÊU HẰNG NGÀY – ĐƯỢC NHẮC NHỞ ĐỂ ĐỐI DIỆN VỚI GIAN KHỔ
Thứ 5, ngày 20-02-2020 (Mc 8, 27-33)


Đức Giê-su và các môn đệ của Người đi tới các làng xã vùng Xê-da-rê Phi-líp-phê. Dọc đường, Người hỏi các môn đệ: “Người ta nói Thầy là ai?” Các ông đáp: “Họ bảo Thầy là ông Gio-an Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó.” Người lại hỏi các ông: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Ông Phê-rô trả lời: “Thầy là Đấng Ki-tô.” Đức Giê-su liền cấm ngặt các ông không được nói với ai về Người.
Rồi Người bắt đầu dạy cho các ông biết Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày, sống lại. Người nói rõ điều đó, không úp mở. Ông Phê-rô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người. Nhưng khi Đức Giê-su quay lại, nhìn thấy các môn đệ, Người trách ông Phê-rô: “Xa-tan! Lui lại đằng sau Thầy! Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người.”

SUY NIỆM

Tại sao Thánh Phê-rô lại kéo riêng Chúa Giê-su ra và trách Người?
Những lời trách cứ đó có phải do ông giận Chúa hay không? Không, thánh Phê-rô chỉ làm thế vì ông cảm thấy sợ hãi khi Chúa Giê-su phải trải qua cuộc khổ nạn. 
Đoạn Tin Mừng hôm nay tường thuật việc Chúa Giê-su bắt đầu dạy các môn đệ biết về việc Người phải chịu đau đớn, bị chối bỏ và chịu chết. Dù nhìn từ khía cạnh nào đi chăng nữa, điều này cũng khó mà chấp nhận được. Giống như cảm giác mà thánh Phê-rô đang trải qua lúc này.

Chúng ta có thể thấy phản ứng của thánh Phê-rô khi nghe Chúa Giê-su nói về cuộc khổ nạn. Tin Mừng Mát-thêu trích dẫn nguyên văn lời thánh Phê-rô: “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy phải gặp chuyện ấy!” Những lời này của thánh Phê-rô bày tỏ sự quan tâm của ông đối với Chúa Giê-su, nhưng ta nên nhớ rằng lời hay không có nghĩa là lời tốt. Đó là lý do tại sao Chúa Giê-su lại khiển trách ông, để giúp ông thoát khỏi nỗi sợ hãi và bối rối trong lòng.

Thật dễ hiểu thôi khi ông Phê-rô cảm thấy sợ về cuộc khổ nạn mà Thầy mình sắp phải trải qua, nên đã nói những lời đó. Càng dễ hiểu hơn khi trong đời sống thường ngày, bất kì ai trong chúng ta sẽ cảm thấy lo lắng trước những khó khăn. Nhưng mong bạn luôn nhớ rằng, điều Chúa Giê-su mong muốn là chúng ta không chỉ ngồi yên trong lo lắng, nhưng là dám đối mặt với những thử thách trong đời mình.

Phản tỉnh: hãy suy niệm về cách bạn đón nhận những khó khăn mà Chúa dành cho bạn. Người sẽ mời gọi bạn làm những việc đòi hỏi nhiều hy sinh vất vả, nhưng đừng bao giờ để sự mệt mỏi ấy ngăn bạn vác lấy thập giá hằng ngày của mình. Hãy cầu nguyện luôn với Chúa để bạn đủ dũng cảm đối diện. Hãy sẵn sàng mở rộng lòng mình để đón nhận lời trách mắng đầy yêu thương của Chúa Giê-su. Những nhắc nhở của Chúa là cần thiết để giải thoát bạn khỏi nỗi sợ hãi khi đối mặt với sự khó khăn mỗi ngày.

Lạy Chúa, ngày xưa Chúa đã đối diện với Thánh Giá của mình đầy dũng cảm. Hôm nay, con cũng được mời gọi để đi theo bước chân của Ngài, con nhận ra con cũng như thánh Phê-rô ngày đó, cũng bị sự lo lắng lấn át tâm hồn mình như vậy. Xin Chúa gia tăng sức mạnh trong tâm hồn con để con đủ can đảm theo bước chân Ngài. Lạy Chúa Giê-su, con tin tưởng vào Chúa.
—-
Nhóm Bạn Đường Linh Thao
Nguồn: https://mycatholic.life/books/catholic-daily-reflections-series/ordinary-time-weeks-1-17/sixth-week-in-ordinary-time/

Freedom From Fear
Thursday of the Sixth Week in Ordinary Time
Jesus began to teach the Apostles that the Son of Man must suffer greatly and be rejected by the elders, the chief priests, and the scribes, and be killed, and rise after three days.  He spoke this openly.  Then Peter took him aside and began to rebuke him.  Mark 8:31-32
Why would Peter take Jesus aside and rebuke Him?  Was it a rebuke of anger at Jesus?  No, it was most likely a rebuke based in the fear that Peter was experiencing in his heart.
This passage says that Jesus “began to teach” the Apostles that He would soon suffer greatly, be rejected and killed.  This would have been difficult for the Apostles to accept and understand.  At first, they would have experienced all the emotions and thoughts that we all go through as we are processing some difficult news.  We may start with denial, then become angry, look for a way out, panic, be confused, etc.  Going through stages of grief and acceptance are normal and it appears that this is what Peter was experiencing.
Out of his interior struggle in coming to an acceptance of what Jesus was starting to reveal to them, Peter tried to put up a block.  In Matthew’s account of this story we hear the actual words of Peter, “God forbid, Lord! No such thing shall ever happen to you” (Mt. 16:22).
Peter’s words were certainly words of concern for Jesus, but it’s important to note that, just because Peter was concerned about Jesus, this doesn’t mean that his words were helpful.
As the story continues, Jesus rebukes Peter sternly, but it’s done out of love for Peter to help rid him of his fear and confusion.  It’s understandable that Peter is fearful of the prediction of the Cross.  It’s understandable when any one of us experiences fear in the face of some grave cross or hardship.  The key here is to know that Jesus does not want us to sit in fear.  He does not want us to run from the crosses we are given based on our human weakness.  Instead, He wants us to turn to Him and try to think as He thinks, to act as He acts, and to face our hardships as He did by embracing His Cross.
Reflect, today, upon your own reaction to the difficult things God calls you to do.  Yes, you can be certain that He does daily call you to actions that require great sacrifice and great love.  This can be experienced as painful.  But you should never allow the pain of any cross to deter you from carrying it.  Pray that you have courage to face your crosses and, if needed, be open to the loving rebuke of Jesus when you find that you need a rebuke to set you on the path to freedom from fear.
Lord, I know that You courageously and fearlessly faced the holy sacrifice of Your glorious Cross.  As I am invited to follow in Your footsteps, I find that fear can overwhelm me as it did Peter.  Please strengthen me in those times and give me the grace I need to say “Yes” to You no matter what You ask.  Jesus, I trust in You.

Kiểm tra tương tự

“Lạy Đấng Emmanuel, xin hãy đến!”: Nỗi khắc khoải và niềm hy vọng trong Mùa Vọng

Người phương Tây thế kỷ 21 – từ Taylor Swift đến Billie Eilish – đã …

Tông Đồ Cầu Nguyện, 19-12-2024

TÔNG ĐỒ CẦU NGUYỆN, NGÀY 19/12/2024 CÙNG CHÚA GIÊ-SU BUỔI SÁNG ​  Niềm vui của …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *