Mến Yêu Hằng Ngày – Sống Tương Quan Hào Phóng

Thứ 2, ngày 09-03-2020 (Lc 6, 36-38)

 “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha. Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy.”

SUY NIỆM

 “Anh em hãy có lòng nhân từ như Cha của anh là Đấng nhân từ”.

Đây là câu cuối trong đoạn Tin mừng của thánh Lu-ca nói về việc Chúa Giê-su dạy các môn đệ cũng như chúng ta, hãy yêu thương kẻ thù. Trong bài Tin mừng theo thánh Mat-thêu thứ bảy tuần trước, có một câu kết cũng mời gọi chúng ta rằng “Anh em hãy trở nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện”. Như vậy, rõ ràng việc thể hiện lòng nhân từ cho tất cả mọi người, ngay cả những người muốn chúng ta xấu xa, cũng là chúng ta đang hướng đến việc bắt chước Cha của chúng ta trên trời.

Tình yêu, lòng nhân từ của Chúa Cha là dành cho tất cả mọi người, mà không có bất kỳ sự phân biệt nào dù cho đó là thánh hay tội nhân. Cũng giống như “Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính” (Mt 5,45), vì vậy lòng nhân từ và thương xót của Thiên Chúa cũng được ban tặng cho cả thế gian. Cũng vậy, chúng ta được mời gọi noi gương Chúa Cha và Chúa Giê-su là Con của Người. Chúng ta hãy ghi nhớ những lời của Chúa Giê-su khi Ngài bị đóng đinh vào thập giá, “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34). Đây chính là lòng nhân từ của Chúa Cha được thể hiện trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt. Những từ này cũng được thánh Stêphano lặp lại khi ngài bị ném đá đến chết.

Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, chúng ta được mời gọi hãy noi theo lòng nhân từ đó bằng cách không phán xét người khác. Điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ khước từ những lỗi lầm thực sự của người anh em mình, nhưng chúng ta không được đặt mình vào vị trí thẩm phán để phán xét những việc làm sai trái của người anh em đó.

Nếu chúng ta thành thật với chính mình, chúng ta sẽ nhận ra rằng chúng ta phán xét những người anh em của mình rất nhiều, và thường thì những phán xét đó có rất ít lí do cụ thể và thậm chí là ít lòng trắc ẩn. Phương tiện truyền thông cũng vậy, đầy sự phán xét. Cuộc trò chuyện của chúng ta, tin đồn của chúng ta là đầy phán xét. Chúng ta thiếu lòng nhân từ đối với những khuyết điểm của anh chị em mình.

Cũng vậy, chúng ta rất ít khi cho họ cơ hội sửa chữa theo cách của họ; trong thực tế, họ ít khi nghe được những lời chỉ trích mà chúng ta bàn luận. Việc đó thường diễn ra sau lưng họ. Nếu người đó bất ngờ xuất hiện, chúng ta nhanh chóng thay đổi chủ đề. Chúng ta chỉ có niềm vui trong việc phán xét sau lưng người khác, thậm chí thất vọng nếu họ sửa đổi!

“Đừng phán xét người khác, và bạn sẽ không bị ai phán xét cả; hãy tha thứ và bạn sẽ được thứ tha”. Trong Thánh Lễ, chúng ta cầu nguyện rằng: “Xin Cha tha thứ cho tội lỗi của chúng con như chúng con cũng tha thứ cho kẻ có tội với chúng con”. Một lời cầu nguyện tưởng như đơn giản lại rất khó để thực hiện.

Tin Mừng mời gọi sự hào phóng trong mối quan hệ của chúng ta với những người anh chị em. Không chỉ hào phóng về vật chất mà còn rộng lượng trong tình yêu, trong sự hiểu biết, với lòng bao dung và nhân từ cũng như chấp nhận và tha thứ. Chúng ta càng quảng đại với người khác, chúng ta sẽ càng nhận lại được nhiều hơn thế.

Lạy Chúa,

Xin dạy con trở nên quảng đại

Biết cho đi nhưng không mong đáp trả,

Biết chiến đấu nhưng không để ý những vết thương,

Biết lao nhọc nhưng không đòi hỏi nghỉ ngơi,

Biết làm việc nhưng không tìm kiếm phần thưởng

Điều đủ cho con là được biết con đang thi hành thánh ý Chúa. Amen.

—–

Nhóm Bạn Đường Linh Thao

Nguồn: https://livingspace.sacredspace.ie/l1022g/

Monday of week 2 of Lent – Gospel

“Be compassionate as your Father is compassionate.” This is the last sentence in Luke’s version of Jesus’ teaching on the need to love our enemies. We saw the Matthaean version last Saturday. There the passage ends with “Be perfect as your Father is perfect.” It is clear that it is in showing compassion for all, even those who wish us evil, that we are to aim at imitating our heavenly Father.

God’s compassion is all-embracing. His love reaches out to all without any discrimination between saint and sinner. Like the rain and sun which fall equally on all, so God’s compassion and mercy are extended to all. We, too, are being called to follow the example of our God and of Jesus his Son. We remember the words of Jesus as he was being nailed to the cross, “Father, forgive them, for they do not know what they are doing.” Here is the compassion of God being expressed in an extreme situation. The words will be repeated by Stephen when he is being stoned to death.

In today’s Gospel, we are told to follow that compassion by not sitting in judgement on others. That in no way means that we are to be blind to the genuine faults of others. But we are not in a position to take the higher moral ground so that we can sit in judgement on the supposed wrongdoer.

If we are honest we know we judge others a lot, often with very little evidence and even less compassion. Our media, too, are full of judgment. Our conversations, our gossip is full of judgment. We lack compassion for the weaknesses of our brothers and sisters.

At the same time, we do very little to help them correct their ways; in fact, they seldom hear the criticisms we make. It is most often done behind their backs. If they unexpectedly appear, we quickly change the subject. We just take pleasure in the backbiting. We might even be disappointed if they reformed!

“Do not condemn and you will not be condemned; pardon and you will be pardoned.” Later on in this Eucharist we will pray, “Forgive us our sins in so far as we forgive the sins of others”. A dangerous prayer to make, yet it trips so easily off our tongues, the same tongues that can be so critical and judgemental.

The gospel calls for great generosity in our relationship with others. Not just material generosity but generosity in love, in understanding, in tolerance and acceptance, in compassion and forgiveness. The more generous we are with others the more we will receive in return.

Lord,
teach me to be generous,
to give and not to count the cost,
to fight and not to heed the wounds,
to toil and not to seek for rest,
to labour and to seek no reward
save that of knowing that I do your holy will.

Kiểm tra tương tự

Mến Yêu Hằng Ngày, 11-11-2024

MẾN YÊU HẰNG NGÀY Thứ 2, 11-11-2024 (Lc 17,1-6) Đức Giê-su nói với các môn …

Tông Đồ Cầu Nguyện, 11-11-2024

  TÔNG ĐỒ CẦU NGUYỆN, NGÀY 11/11/2024 CÙNG CHÚA GIÊ-SU BUỔI SÁNG Hy vọng mang …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *