Ngôi Lời đã làm người: Một khái quát về đức tin Công Giáo – Phần II (tt)

Chương II: ĐỨC TIN: TƯƠNG QUAN CHÚNG TA VỚI THIÊN CHÚA

8. Đức Tin và Mặc Khải
Một trong những vấn đề lớn mà Giáo Hội sơ khai đã phải đối diện đó là “các ngôn sứ giả”. Nhiều sách Tân Ước đã đề cập đến loại người này và cảnh báo tín hữu cần cảnh giác với họ. Nói cách khác, đức tin giờ đây chứa đựng những điều thực sự được Thiên Chúa mạc khải. Những điều này tạo thành nội dung của đức tin. Đấy là những điều người tín hữu tin. Đến nay, chúng ta vẫn nhấn mạnh Đấng người tín hữu tin, đó là Thiên Chúa. Nhưng, có những yếu tố khác của đức tin mà chúng ta thấy nơi các tín điều của Giáo Hội. Đức tin có nội dung. Đức tin Công Giáo có một nội dung cụ thể khác với đức tin của Do Thái Giáo, Hồi Giáo hay Phật Giáo, v.v… Đó là những giáo huấn của đức tin.
Một trong những khác biệt lớn nhất giữa đức tin Công Giáo và đức tin Tin Lành là Giáo Hội Công Giáo khẳng định đức tin bao gồm “một sự gắn bó của lý trí đối với những điều được Thiên Chúa mạc khải.” Điều này không phủ nhận ý niệm đức tin là sự tín thác vào Thiên Chúa, nhưng còn thêm vào một chiều kích khác của đức tin. Điều này cũng không loại bỏ sự cần thiết phải sống đức tin của mình bằng hành động. Hơn nữa, đức tin cũng không chỉ là niềm tin tưởng vào Thiên Chúa và đi theo “đường lối” của Ngài, đức tin ấy còn là chân lý nữa. Đức tin là mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa, và tương quan này cho phép chúng ta hiểu được những chân lý do Thiên Chúa mạc khải cho chúng ta. Những chân lý ấy còn được gọi là các tín điều. Tín điều là những điều căn bản của đức tin (chẳng hạn như: sự phục sinh của Chúa Giêsu, thiên tính và nhân tính của Người, mầu nhiệm Ba Ngôi, v.v…). Trong quá khứ, chiều kích này của đức tin đôi khi hạ thấp tầm quan trọng của việc sống đức tin và đi vào tương quan cá vị với Thiên Chúa. Điều này có thể được thấy nơi cách giáo dục đức tin cho người Công Giáo trước Công Đồng Vatican II (1962-1965). Người ta thường học hỏi đức tin bằng cách ghi nhớ theo kiểu hỏi-thưa liên quan đến các giáo huấn của Giáo Hội. Các giáo huấn và con người Đức Giêsu thì hiếm khi được nhấn mạnh, cũng như Kinh Thánh thì hầu như không bao giờ được đụng đến. Kể từ sau Công Đồng, Giáo Hội đã nỗ lực hơn trong việc tái khám phá những ý niệm của đức tin khi dựa vào Thánh Kinh, nhưng đồng thời vẫn duy trì tầm quan trọng của đức tin được hiểu như là tri thức về chân lý đã được mạc khải.
Phản Tỉnh Cá Nhân và Thảo Luận
Hãy hỏi ba mẹ và các thầy cô về nền giáo dục tôn giáo khi họ còn nhỏ. Dựa vào đó, bạn hãy xét xem cách học ấy có phản ánh ý niệm đức tin như việc học thuộc lòng các tín điều của Giáo Hội không?

(Trích dịch chương 2 trong cuốn THE WORD MAKE FLESH: An Overview of the Catholic Faith xuất bản năm 1999 của tác giả ANTHONY MARINELLI)

Kiểm tra tương tự

Sinh Nhật Chúa Giêsu và câu chuyện Giáng Sinh

  Tại sao Sinh Nhật của Chúa Giêsu được gọi là Giáng Sinh?   Thuật …

Hiện tượng luận về việc chọn lựa: Gieo hành động – gặt nhân cách

Tính nghịch lý của sự phức tạp Mặc dù chúng ta ngày càng có nhiều …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *