[Nhân đức trong gia đình] Dịu dàng

“Tình yêu và sự đồng cảm là hoa trái của một cá tính hiền lành, một tính cách tự nhiên và đáng khen ngợi.”

Trích bài viết của ABDU’L-BAHA

1. Thế nào là sự dịu dàng?

Dịu dàng là cách bạn hành động và nói năng ân cần, hiền lành với người khác. Đó là cách bạn tự kiềm chế mình để không làm tổn thương hay xúc phạm người khác. Là người dịu dàng nghĩa là bạn phải hết sức cẩn trọng. Bạn có thể cho thấy sự dịu dàng của mình với người khác hay với con vật bằng cách tiếp xúc và trong giao tế của mình. Dịu dàng với sự vật nghĩa là bạn cẩn thận để không làm vỡ hoặc làm tổn thương chúng.

Dịu dàng là cách bạn di chuyển cách uyển chuyển, tiếp xúc cách nhẹ nhàng, cầm giữ cách cẩn thận, nói năng từ tốn và suy nghĩ cách hiền từ.

2. Tại sao cần thực hành?

Con người là một thụ tạo rất nhạy cảm. Thực tế cuộc sống của chúng ta có rất nhiều thứ mỏng manh và dễ vỡ nhưng cảm xúc là thứ dễ nhất. Khi tất cả chúng ta đều dịu dàng với nhau, cảm xúc của mỗi người được bảo vệ thì sẽ không ai bị tổn thương. Nếu bạn giải quyết sự việc cách dịu dàng và cẩn trọng, sự đổ vỡ sẽ hiếm khi xảy ra. Khi bạn có những suy nghĩ nhẹ nhàng, thế giới của chúng ta sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn.

Nếu không có sự dịu dàng, mọi thứ có thể đổ vỡ tan tành và cảm xúc của chúng ta sẽ bị tổn thương. Dẫu rằng bạn không có ý làm điều đó thì bạn cũng có thể có những hành động quá cứng nhắc, những lời nói mà bạn cảm thấy nuối tiếc. Trở nên dịu dàng trước tiên bằng chính những suy nghĩ tốt lành của mình. Nếu không, bạn sẽ dễ trở nên cứng nhắc. Những ai sống cứng nhắc sẽ dễ làm người khác sợ hãi và làm họ bị tổn thương.

3. Thực hành sự dịu dàng như thế nào?

Bạn thực hành điều này bằng cách trước tiên hãy đi vào trong chính nội tâm mình và quyết tâm không làm tổn thương hay xúc phạm tới con người hay sự vật. Sau đó, bạn học cách làm chủ mình, làm chủ cơ thể, tâm trí, lời nói. Bạn hãy cố gắng cẩn trọng (hết sức cẩn trọng). Bạn chú ý đến những phần của cơ thể mình đang hoạt động và nỗ lực để điều chỉnh nó.

Khi làm bạn với một ai đó, hãy chắc rằng bạn không làm họ tổn thương. Khi chơi một thứ đồ chơi, bạn hãy cẩn thận với nó để nó không bị hư hỏng. Khi nói điều gì bạn hãy nói cách khéo léo không để người nghe bị tổn thương.

Khi bạn cảm thấy khó chịu hay bị tổn thương, thay vì cãi vã thì hãy dùng chính lời nói của mình để giải quyết sự việc trong ôn hòa. Bạn hãy kiểm soát mình để người khác không bị tổn thương mặc dù bạn đang tức giận.

Tập trung suy nghĩ của mình vào tình yêu, sự hiền lành; mọi người sẽ thấy được sự dịu dàng trong chính đôi mắt của bạn.

Người dịu dàng phản ứng thế nào?

  • Bạn muốn vuốt ve hay ôm một em bé?
  • Bạn muốn nói với bạn của mình điều có thể làm họ cảm thấy bị tổn thương?
  • Bạn đang dọn bàn ăn cho gia đình bằng những bát đĩa đẹp nhất?
  • Bạn đi trong trường học và bắt đầu đập những cánh cửa?
  • Con thú cưng của bạn bị đau và nó cần sự chăm sóc?
  • Bạn đang tranh cãi gay go với một người bạn?

4. Dấu hiệu của sự thành công

Chúc mừng bạn! Bạn đã thực hành sự dịu dàng khi:

  • Tạo sự an toàn cho người và vật xung quanh bạn
  • Tiếp xúc cách cẩn trọng
  • Nói với giọng nhẹ nhàng
  • Diễn tả cảm xúc cách ôn hòa
  • Dành thời gian để suy nghĩ khi thấy mình chưa dịu dàng
  • Mang trong mình những suy nghĩ dịu dàng để có được niềm vui nội tâm

Hãy cố gắng khi:

  • Không chú ý tới cảm xúc của người xung quanh
  • Nói lớn tiếng và cộc cằn
  • Bất cẩn
  • Chơi cách cứng nhắc
  • Thường làm vỡ đồ dùng
  • Để những suy nghĩ tức giận dẫn mình hành xử cách tàn nhẫn

Khẳng định:

Tôi là người dịu dàng. Tôi nói, nghĩ và hành động cách dịu dàng. Tôi quan tâm tới con người và mọi vật quanh tôi.

Kiểm tra tương tự

Sự khích lệ thánh thiện khi bạn cảm thấy muốn từ bỏ

“Thưa anh em, anh em hãy tự cho mình là được chan chứa niềm vui …

Cùng Chúa chăm sóc và thăng tiến Đời Ta

Sinh ra làm người là hồng ân lớn lao; sống làm người trong ân sủng …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *