Theo một phát hiện khảo cổ mới nhất, một thư tịch cổ có tuổi đời nhiều thế kỷ đã cho thấy một số người Ki-tô hữu đầu tiên đã tin rằng Chúa Giê-su đã kết hôn. Mảnh giấy này được viết bằng Tiếng Coptic, một thứ ngôn ngữ được người Ki-tô hữu gốc Ai Cập sử dụng, trong đó có đoạn “Đức Giê-su nói với họ, “Vợ tôi…”
Bản tin về phát hiện này được đưa ra gần đây đã khiến nhiều học giả hàng đầu, các linh mục và nhiều người đặt những dấu chấm hỏi lớn cho vấn đề này. Sau đây là một số nghi vấn về độ tin cậy của mảnh thư tịch này.
Douglas A. Campbell, một giáo sư môn Kinh Thánh Tân Ước ở Trường Thần Học Duke cho rằng: “Những khám phá lịch sử trong thời gian gần đây thường bị phát hiện là giả mạo. Ông nói thêm rằng “Cộng đoàn đại kết đã bị phá hoại nghiêm trọng” và cần phải tìm hiểu thêm nhiều về xuất xứ của tài liệu chẳng hạn “lịch sử nơi mà nó được phát hiện và làm sao người ta có được nó.” |
1. Tại sao bức thư tịch bây giờ mới xuất hiện?
Mảnh giấy của Karen King, một giáo sư Trường Thần Học Havard (Harvard Divinity School) được cho là có từ thế kỷ thứ IV nhưng có thể là một bản sao của một Tin Mừng có từ thế kỷ II. King nói, một thương nhân muốn giấu tên, mua bức thư tịch năm 2011. Tờ New York Times đưa tin rằng thương gia này hy vọng sẽ trao tặng mảnh bản thư tịch cổ này cho Havard nếu Havard mua hết bộ sưu tập của ông ta.
Theo Elaine Pagels, một giáo sư từ Đại Học Princeton, một chuyên gia về những bản văn có tính dị giáo như thế này, nói với CNN rằng “Bạn có thể tìm thấy hàng đống những thứ mảnh thư tịch Coptic như thế này.” Nhưng điều làm cho bức thư tịch này quan trọng là vì nó lần đầu tiên đề cập đến “vợ” của Đức Giê-su.
King nói rằng có lẽ bức thư tịch này là một phần của một Tin Mừng mà bà và đồng nghiệp đã đặt tên là “Tin mừng của vợ Đức Giê-su”. Nếu điều này là sự thật thì bức thư tịch sẽ có giá trị hơn nhiều, nhưng bà và bạn đồng nghiệp vẫn không xác định được sách Tin mừng của mảnh thư tịch”
2. Làm thế nào người ta biết được mảnh thư tịch này không phải là giả mạo?
Những tài liệu thật thường có giá trị khoa học và văn chương. Điều mà những nhà nghiên cứu đang tìm kiếm trong thời buổi hiện đại này, liệu bản văn này có phải là vật giả mạo không. Để làm điều này, người ta nghiên cứu nhiều khía cạnh, chẳng hạn như niên đại của bức thư tịch, thành phần hóa học của mực và chính bản văn. Sự xác minh sẽ không xác định được liệu những câu chữ trên bản văn có thật hay không mà chỉ xác định được những thành phần vật chất của bản văn có phù hợp với thời đại mà người ta gán cho.
Tài liệu được kiểm tra bởi Viện Nghiên Cứu Thế Giới Cổ Đại ở trường Đại Học New York. Roger Bagnall, vừa là giám đốc của học viện vừa là chuyên gia về giấy papyrus, đã kiểm tra bức thư tịch cổ và xác định rằng đây là bức thư tịch thật. Areal Shisha-Halevy, giáo sư môn ngôn ngữ học ở Đại Học Do Thái ở Giê-ru-sa-lem, được hỏi về tính xác thực của bức thư tịch cổ, Shisha đã trả lời rằng: dựa và ngôn ngữ và văn phạm, bức thư tịch này là thật.
King nói rằng bản thảo của bà sẽ được xuất bản vào tháng Giêng năm sau vì các thử nghiệm hóa học về mực của bức thư tịch vẫn chưa hoàn tất.
Douglas A. Campbell, một giáo sư môn Kinh Thánh Tân Ước ở Trường Thần Học Duke đã nói: “chúng ta cần nhiều thông tin hơn nữa về bức thư tịch.” Ông chỉ ra rằng những khám phá lịch sử trong thời gian gần đây thường bị phát hiện là giả mạo. Ông nói thêm rằng “Cộng đoàn đại kết đã bị phá hoại nghiêm trọng” và cần phải tìm hiểu thêm nhiều về xuất xứ của tài liệu chẳng hạn “lịch sử nơi mà nó được phát hiện và làm sao người ta có được nó.” Ông cho rằng, một vật được cho không của một người giấu tên là một điều không ổn.”
3. Liệu điều này có chứng minh được rằng Đức Giê-su đã thực sự kết hôn?
Trả lời: Không chứng minh được
Chính bà Karen King đã chỉ ra trong bài phỏng vấn rằng bức thư tịch này không chứng minh rằng Đức Giê-su đã lập gia đình. “Mảnh giấy này không chứng minh rằng Đức Giê-su có lập gia đình hay không.” Những tư liệu lịch sử đáng tin cậy trước đây hoàn toàn không nói về điều này. King nói trong một cuộc nói chuyện với những phóng viên “Chúng ta không biết rằng Đức Giê-su có kết hôn hay không kết hôn”
Những học giả khác cũng đồng thuận rằng tài liệu này không chứng minh được Đức Giê-su có kết hôn.
Hellen Mardaga, một giáo sư trợ giảng môn Kinh Thánh Tân Ước ở Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ đã nói với CNN rằng “Không nên quên rằng tài liệu này được viết khoảng 300 năm sau khi Đức Giê-su chết.” Mardaga nói rằng bản văn có thể là thật chứ không phải đồ giả, nhưng điều đó không có nghĩa rằng bản văn đó là Tin Mừng.”
Không có chỗ nào trong Tin Mừng và truyền thống Ki-tô hữu sơ khai nói rằng Đức Giê-su lập gia đình.
Jerry Pattengale, giám đốc của Green Scholars Initiative, một tổ chức gìn giữ một trong những bộ sưu tập cổ vật về Kinh Thánh tư nhân lớn nhất thế giới đã nói “Đây là một điều sai lầm; bản văn cổ này hoàn toàn nằm ngoài truyền thống Kinh Thánh.” Ông nói thêm rằng “Chúng ta biết rằng, truyền thống có một kho tàng những câu chuyện phong phú để kể cho chúng ta và có nhiều điều trong truyền thống có mối liên hệ với lịch sử. Không có cơ sở chắc chắn nào về việc Đức Giê-su đã lập gia đình. Vì thế đây là một phát hiện hoàn toàn sai lầm.”
Tóm lại, trước khi Karen King đưa ra bằng chứng cuối cùng về tính xác thực của bản thư tịch, dựa theo những ý kiến của một số học giả, ta có thể thấy rằng, bức thư tịch còn có quá nhiều điều đáng nghi ngờ: nơi chốn, lịch sử khảo cổ, xét nghiệm hóa học… và cần được nghiên cứu kỹ lưỡng. Tuy nhiên, giả như nếu đây là bức thư tịch có thực từ thế kỷ thứ II đi chăng nữa thì nội dung của nó có là Tin Mừng mà người Ki-tô hữu công nhận hay không lại là một vấn đề khác nữa.
(Công Tùng tổng hợp theo bài viết của Eric Marrapodi, trang tin CNN )