“Xin dâng lên niềm tin của người dân Việt, qua bao thăng trầm niềm tin kiêu hùng oanh liệt, đầu rơi máu đổ là lễ dâng trước tòa Thiên Chúa, nhuộm thắm trên muôn ngàn bông lúa, làm trổ sinh bông hạt đầu mùa…”
Những lời bài hát thật ý nghĩa trên đây của Linh mục nhạc sỹ Mi Trầm có phần nào đó giúp mỗi người Kitô hữu chúng ta, sống lại hình ảnh của những chứng nhân anh dũng dám sống và chết cho đức tin, bằng một niềm tin kiên cường bất khuất trong máu đào của các Thánh Tử đạo Việt Nam. Các ngài như những hạt giống rơi vào đất tốt và đã sinh hoa kết quả. Những hạt giống ấy phải chịu mục nát đi, thối rửa đi để mang lại cho đời hoa thơm tiếng tốt.
Trải qua muôn ngàn khó khăn, bị tra tấn, bắt bớ, tù ngục, gươm đao và ngay cả cái chết để tuyên xưng niềm tin vào một Thiên Chúa duy nhất, một Thiên Chúa Ba Ngôi. Muốn sống thì phải bỏ đạo, phải bước qua Thập giá. Thử hỏi mấy ai khi đứng trước một tình thế nguy hiểm như vậy lại không lo cho mạng sống của mình. Thế nhưng, các Thánh Tử đạo chẳng những không sợ chết mà còn mạnh mẽ tuyên xưng niềm tin của mình: “Tôi là một kitô hữu, tôi là người công giáo”. Mặc cho xiềng xích, gông cùm hay đòn roi. Các ngài vẫn hiên ngang tiến ra pháp trường, coi thường nguy nan mà giữ vững đức tin của mình. Sự hy sinh trong máu đào của các Thánh Tử đạo Việt Nam nói lên một đức tin mạnh mẽ chưa bao giờ bị dập tắt. Cái chết chẳng là chi đối với các ngài. Thay vào đó, cái chết còn giúp các ngài chứng minh được tình yêu của mình dành cho Chúa. Một thứ tình yêu trọn vẹn cho Chúa và đặt Chúa trên hết mọi sự.
Mừng lễ các Thánh Tử đạo Việt Nam hôm nay sẽ là cơ hội cho chúng ta nhìn lại cách chúng ta sống đức tin và nuôi dưỡng đức tin ấy thế nào. Các Thánh Tử đạo đã từ bỏ mọi sự ở thế gian, những vinh hoa phú quý và ngay cả mạng sống của mình để đi theo Chúa và làm chứng nhân cho Chúa. Để rồi các ngài nhận lại được cuộc sống vinh quang, một cuộc sống hạnh phúc mãi mãi bên Chúa trên Thiên Đàng. Không những thế, nhờ những giọt máu đào của các ngài đổ ra mà đời sống Đức tin của Giáo hội ngày một phát triển và lan rộng trên khắp thế giới. Vì chính các ngài đã thấm nhuần lời dạy của Chúa Giêsu: “Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời nầy, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời.” (Ga 12, 25).
Về phần chúng ta thì sao? Chúng ta có sẵn sàng vác thánh giá mà theo chân Chúa hay không? Chúng ta có sẵn lòng từ bỏ mọi sự, từ bỏ những ý riêng và đặt Chúa trên hết mọi sự hay không? Chúng ta có dễ dàng chấp nhận những đau khổ, vất vả hay những thử thách đến trong đời chúng ta hay không? Hiện tại chúng ta có sống đức tin của mình một cách mạnh mẽ và phó thác vào Chúa hay chưa? Hay chúng ta chỉ giữ đức tin theo kiểu hình thức và máy móc?
Đặc biệt, trong thế giới ngày nay, việc sống và giữ đức tin không phải là chuyện dễ dàng. Cuộc sống luôn nhiều bon chen, cám dỗ và những lời mời gọi khiến đức tin của chúng ta dễ bị lung lay. Chính vì thế, các Thánh Tử đạo sẽ luôn là tấm gương tuyệt vời về cách mà chúng ta sống đức tin của mình. Ước mong rằng qua chứng tá của các Thánh Tử đạo Việt Nam, chúng ta biết noi gương các ngài, biết bằng lòng chấp nhận con đường thập giá, sẵn sàng hy sinh phục vụ, biết yêu thương và làm chứng cho Tin Mừng nơi mình đang sống. Để nhờ đó, chúng ta sẽ được phần thưởng mai sau trên Thiên Đàng. Bởi vì: “Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thầy, Cha Thầy sẽ quý trọng người ấy.” (Ga 12, 26).
Huỳnh Tấn Dũng
(Bài viết được tác giả gửi đến dongten.net)
Chào bạn đọc;hình minh họa thật tỉ mỉ và sinh động!trong hình chỉ có một; nếu có vài chục tử đạo nhân thì nâng tầm… linh thiêng hơn nữa! Chúa Giêsu phán:- Phúc cho ai không thấy mà tin! Vì Ngài thừa biết sẽ không được mấy kẻ tin nếu người ta không thấy; nên Chúa Cha, Chúa Con và sau này cả Đức Mẹ, làm nhiều phép lạ ở nhiều nơi trên thế giới để người ta tin! mà có hiệu quả thật.Vì bản chất nơi con người nó như là cái..gene,cái..luật,cái tật, cái phải có..thì chúng ta mới mạnh tin,tin mạnh mẽ,rủ nhau tin.
…..
loạt súng bắn; nổ rầm vang! Mọi nòng súng đều bị nổ toét! Mấy chục tử tội vì tội theo đạo Gia tô vẫn bình an vô sự!( ở vụ này, Chúa cố ý quan phòng để có mặt vua và quần thần..đến thị sát). Chốn pháp trường bỗng nhốn nháo lên không hiểu lí do gì?..Bỗng…( tương tự Chúa đã hiện ra với Phaolô)
…Bỗng có luồng ánh sáng chói lọi từ trời chiếu xuống bao phủ toàn pháp trường, chúa Trịnh Doanh,nhiều quan văn võ, quân lính… ngã lăn xuống đất! voi,ngựa đều bị ngã hết! Bọn chúng hốt hoảng ngước lên trời nơi có luồng sáng! Liền có tiếng phán:-Ta là Giêsu mà các ngươi đang hành quyết Ta bởi Ta đang ở trong những kẻ mà các ngươi đang bắn giết đây! Tất cả chúng bủn rủn đứng dậy chấp tay mà van:-…chúng..t.ô..i.. xin..tin! xin tin! Hôm ấy lại có cả chục ngàn đồng bào bên lương,bên Phật đến theo dõi vụ hành quyết này, số người này lại không bị ngã. Tất nhiên họ thấy vậy nên đồng lòng hô to tuyên xưng tin. Tiếng lành đồn xa,chẳng mấy năm sau nhờ nhà vua và triều đình đều đi đạo,cho tu sĩ đi rao giảng tự do từ Bắc chí Nam nên dân theo đạo ngày càng đông. Các triều đại sau làTrịnh Sâm,Cảnh Thịnh,Minh Mạng,Thiệu Trị,Tự Đức..cứ một lòng thuận theo như vậy. Tin mừng đi xa..lan sang tận người Lào,người Cao miên…phía bắc lan lên người Tàu nữa!
Còn lịch sử: gần 150 năm bắt bớ đạo suốt 6 triều vua đã cướp đi trên dưới 300.000 mạng con cái của Chúa! tổn thất quá lớn ngay thời sơ khai của Giáo hội nước ta!Trường hợp nếu Đức Mẹ ra tay cũng được kết quả như vậy.Còn trong rừng Lá Vằng năm 1798,mẹ chỉ hiện ra với dăm kẻ yếu đức tin thế mà đến nay vẫn có tác động truyền giáo từ thánh địa La vang , huống chi Mẹ hiện ra ngay chốn pháp trường thời đó!
Thánh Phalô đã đóng góp rất lớn lao cho Giáo hội là điều không thể phủ nhận,cũng là nhờ Chúa hiện ra.
Với hơn..500 năm truyền giáo,đến nay nước Việt Nam chúng ta chỉ mới có 7% dân số biết Chúa mà thôi! Tỉ số trên có lẽ đang đạt…90%! Nếu đã có cảnh tượng uy nghi mà tôi cứ nghĩ nếu đã được có như trên!