Phục vụ và cầu nguyện

Phục vụ là tham gia vào những việc làm dành cho dân Thiên Chúa. Đôi khi chúng ta tham gia vào những việc lớn lao như cho kẻ rách rưới ăn mặc, thăm kẻ liệt hay cho kẻ đói ăn. Nhưng phục vụ cũng bắt đầu từ những cử chỉ đơn sơ như: đối xử tử tế với những người trong gia đình của bạn hay những người bạn làm việc cùng bạn, nói một lời tử tế với một ai đó, hoặc viết một lời nhắn thân thiện gửi đến một ai đó.

Theo thời gian, chúng ta trở nên chú tâm đến những người khác hơn và nhờ đó ta trở nên chú tâm đến Thiên Chúa hơn. Đây là điều mà Thánh Phaolô muốn nói đến khi thánh nhân kêu gọi các Kitô hữu phải cầu nguyện luôn luôn.

Khi chúng ta cầu nguyện chúng ta biết rằng Thiên Chúa ở cùng chúng ta, chúng ta trở nên chú tâm đến người khác. Tại sao lại như thế? Bởi vì chúng ta sẽ ít bận tâm, ít lo lắng đến bản thân mình hơn. Và chúng ta sẽ thấy vẻ đẹp nơi người khác khi chúng ta trở nên thấu hiểu hơn cho hoàn cảnh của họ.

Chúng ta thường nghe rằng Thiên Chúa hay Chúa Thánh Thần ngự trong chúng ta, nhưng chúng ta không hiểu điều đó có nghĩa gì. Chính việc phục vụ cho người khác mà Chúa Kitô nơi bạn nhìn thấy Chúa Kitô nơi người khác. Đây là một trong những lợi ích tuyệt vời của cầu nguyện và phục vụ.

Phục vụ là một hành động của lòng biết ơn. Lòng biết ơn dành cho Chúa ngự trong chúng ta. Vị Thiên Chúa dẫn dắt ta đến ý hướng muốn làm những việc tốt và hữu ích cho người khác.

Thần Khí của Thiên Chúa trong bạn sẽ kéo bạn lại gần hơn với những khổ đau của người khác. Tại sao vậy ? Bởi vì bạn có thể thấy sự hiện diện của Chúa trong những khốn khó và đau khổ của họ.

Đây là những hành vi của bí tích Thánh Thể hay lòng biết ơn. Bí tích Thánh Thể không chỉ ở trong Thánh Lễ, mà còn hiện diện ở việc bất cứ khi nào chúng ta làm điều tốt lành cho người khác là chúng ta tỏ lòng biết ơn tới Thiên Chúa.

Hành vi phục vụ là sự biểu hiện nhận thức của chúng ta về việc Thiên Chúa viêng thăm và dẫn dắt chúng ta làm điều gì tốt cho người khác. Đức tin của chúng ta không cần quá phức tạp và nghiêm túc. Đức tin có thể là hạnh phúc và có ý nghĩa, như được diễn tả trong việc bày tỏ sự quan tâm của chúng ta đối với người khác.

Tác giả: Lm. Julio Giulietti, S.J.

Chuyển Ngữ: Vinh Nguyễn

Kiểm tra tương tự

Thượng Hội Đồng: Người kiêu ngạo không nghe tiếng Chúa và người khác

Sáng thứ Tư ngày 2/10/2024, tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã chủ …

Người Công giáo và sự tự vấn: Chìa khóa để vượt qua sự khác biệt

Vào ngày Giáng sinh năm 1914, tại tiền tuyến của chiến hào giữa lực lượng …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *