Sự Thánh Thiện: Cuộc sống nở hoa-Sức mạnh chữa lành của Niềm Vui (8)

Sự Thánh Thiện: Cuộc Sống Nở Hoa

Niềm vui lớn lên hoặc thui chột tùy theo cách chúng ta gần gũi hoặc xa cách Thiên Chúa. Các thánh được cho là những người vui tươi, nhưng đúng hơn là các ngài luôn giữ sự thiết thân với Thiên Chúa. Các ngài rao giảng Tin Mừng qua lời nói, qua cuộc sống, và đặc biệt là qua cả hai cách ấy.

Niềm vui sâu sa đến từ sự thiết thân của các ngài với Thiên Chúa và lan tỏa ra xung quanh. Niềm vui của các ngài là bằng chứng về sự thánh thiện của các ngài. Theo Mẹ Têrêsa, người ta khám phá ra Thiên Chúa trong niềm vui được biểu lộ qua tha nhân, Mẹ nói: “Thế giới hôm nay đang khao khát niềm vui đến từ tâm hồn thanh khiết, bởi vì tâm hồn thanh khiết nhìn thấy Thiên Chúa… Một nụ cười trị giá nhỏ thôi nhưng nó lại có giá trị rất lớn… Niềm vui rạng rỡ trong đôi mắt và cái nhìn, trong cuộc đối thoại và trong việc diễn tả trên khuôn mặt của người ấy. Khi người ta nhìn ra hạnh phúc trong đôi mắt của bạn, họ sẽ khám phá ra Thiên Chúa bên trong bạn.” Sự hiện diện tràn đầy của Thiên Chúa nơi các thánh cho chúng ta một niềm vui hơi khác so với cách mà nền văn hóa của chúng ta nhìn về niềm vui- như không có bệnh tật, khủng bố, thất vọng và thất bại. Nhiều vị thánh, bắt đầu như thánh Phaolô, đã có nhiều lý do không hạnh phúc, nhưng các ngài lại hạnh phúc trong bất cứ hoàn cảnh nào. Món quà của niềm vui đến từ Thiên Chúa mạnh mẽ hơn những đau khổ các ngài đang gánh chịu. Niềm vui cho phép các ngài nhìn thấy điều gì đó lớn hơn trong những tình huống thường nhật trong đời sống của các ngài; nó cho các ngài một cái nhìn khác, lạc quan về thực tại. Xét cho cùng, người Kitô hữu thực sự không thể không nhìn toàn cảnh chung về kết quả trong chiến thắng và niềm vui.

G.K Chesterton đã nhận xét rằng: “Niềm vui tuyệt vời không ở trong những con đường đầy hoa thơm cỏ lạ đâu bạn; mà tâm điểm của nó ở trong những con đường vĩnh cửu mà Dante đã nhìn thấy. Niềm vui tuyệt vời có trong cảm giác của sự bất tử.”

Tuy nhiên, cuộc sống của nhiều Kitô hữu dường như không có niềm vui. Sự hiện diện yêu thương của Thiên Chúa Ba Ngôi dường như chỉ còn lại trong ý tưởng xa vời, chẳng đụng chạm gì đến cuộc sống thường nhật của họ. Họ không thể nhận ra Thiên Chúa hiện diện trong tất cả mọi giây phút và mọi biến cố trong cuộc sống của họ. Họ hiểu sai rất nhiều về sứ điệp của Thiên Chúa giáo, về “Tin Mừng trọng đại” (Lc 2,10). Họ không nhận ra tầm quan trọng của sự hiện thân và sự sống lại của Thiên Chúa được cất lên trong các bài thánh ca. Họ đánh giá thấp giá trị của việc từ bỏ để trở nên trẻ thơ mà đến với Chúa; và không thể hiểu rằng họ phải “sống bởi Thánh Thần” (Gl 5,16) để họ có thể tận hưởng “sự sống mới” (Rm 6,4). Rất nhiều Kitô hữu không biết rằng, niềm vui làm tăng thêm sự sâu sắc trong tất cả những công việc họ làm. Họ không biết làm thế nào để vừa truyền tải và vừa tiếp nhận những thông điệp của niềm vui. Các thánh đã thành công trong sự nỗ lực này. Với các ngài, “Tin Mừng” được đón nhận không như là sự hiểu biết, nhưng như là một thực tại trong giây phút hiện tại- lúc này và ở đây- và các ngài đã được biến đổi. Sự nhận thức được nói lên từ những điều không thể nhận thức được. 

Các thánh nhìn thấy mối liên kết thực tế bên trong giữa sự thánh thiện và niềm vui. Thánh Inhã đã khuyên dặn những người bạn đường của ngài rằng “Hãy cười, và mạnh mẽ lớn lên.” Thánh Têrêsa Avila đã cầu nguyện “Từ công nghiệp của các thánh, Lạy Chúa, xin cứu chúng con.” Thánh Phanxicô đã nói: “Để anh chị em tránh đi sự u sầu, buồn bã và lo lắng, giống như những kẻ giả hình; nhưng là để mọi người tìm được niềm vui trong Thiên Chúa qua sự vui vẻ, hòa nhã, tử tế khi gặp gỡ.” Thánh Phanxicô de Sales thì nói rằng: “Một ông thánh buồn là một ông thánh đáng buồn.”

Sự thật thì niềm vui không chỉ là kết quả phụ của một đời sống thánh thiện, mà còn có thể giúp để tạo ra một đời sống thánh thiện nữa, bởi vì “niềm vui của Thiên Chúa là sức mạnh của bạn” (Nk 8,10). Niềm vui  giúp chúng ta vượt qua tội lỗi cách dễ dàng hơn, một khi chúng ta đặt niềm hy vọng và niềm vui trong Thiên Chúa; niềm vui của sự thánh thiện thì vượt xa hơn những thỏa mãn mà tội lỗi mang lại.

Bằng đời sống sung mãn trong ơn gọi Kitô hữu nên các thánh biến đổi thực sự. Sự thánh thiện không ở lại trong những cách thức của chúng. Như thánh Công đồng Vaticanô II dạy trong Hiến Chế Tín Lý Về Giáo Hội,: “Vì thế, mọi người đều thấy rõ rằng tất cả các Kitô hữu, bất cứ theo bậc sống hay địa vị nào, đều được kêu gọi tiến đến sự viên mãn của đời sống Kitô giáo và đến sự trọn lành của Ðức Ái. Ngay trong xã hội trần thế, sự thánh thiện này cũng giúp người ta sống nhân bản hơn. Ðể đạt được sự trọn lành đó, tín hữu phải sử dụng những sức lực mà Chúa Kitô đã ban nhiều ít tùy ý Người để trở nên giống Người khi bước theo Người, và khi thực hành thánh ý Chúa Cha trong tất cả mọi sự, họ sẽ hết lòng tìm vinh danh Chúa và phục vụ tha nhân. Như thế, sự thánh thiện của Dân Thiên Chúa sẽ sinh hoa trái dồi dào, như lịch sử Giáo Hội đã từng minh chứng rõ ràng qua đời sống của bao vị thánh” (LG, số 40). Nó là như thế bởi vì Thiên Chúa nói với chúng ta qua các vị thánh. Công Đồng nói tiếp: “Quả thực, khi ngắm nhìn đời sống những người đã trung thành bước theo Chúa Kitô, chúng ta khám phá ra một lý do mới thúc đẩy chúng ta tìm kiếm thành thánh tương lai (x.Dt 13,14; 10,11), đồng thời chúng ta cũng biết con đường chắc chắn giúp chúng ta đạt tới sự kết hiệp hoàn toàn với Chúa Kitô, nghĩa là đạt tới sự thánh thiện, giữa bao thăng trầm trần thế, tùy theo bậc sống và hoàn cảnh riêng của mỗi người. Qua cuộc sống của những người cùng mang một bản tính nhân loại như chúng ta, nhưng đã được biến đổi nên giống hình ảnh Chúa Kitô hơn (x.Cr 3,18), Thiên Chúa tỏ lộ rõ ràng cho con người thấy dung nhan và sự hiện diện của Ngài. Chính Ngài nói với chúng ta qua các vị ấy và ban cho chúng ta thấy dấu chỉ Nước của Ngài, và mãnh liệt lôi cuốn chúng ta tới Nước ấy nhờ số chứng nhân đông đảo như mây trời (x.Dt 12,1) và nhờ chân lý Phúc Âm được chứng thật như thế” (LG 50).

Niềm vui của Thiên Chúa là sức mạnh của chúng ta. Nó thay thế sự thất vọng, sự nản lòng, và những hình thức khác nhau của sự thất vọng mà chúng ta phải đối mặt trong cuộc sống. Cũng vậy, niềm vui sắp đặt mối tương quan chân thành của chúng ta với Thiên Chúa, với tha nhân và với chính bản thân chúng ta. Niềm vui sâu xa đến khi chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa trong những cái thường nhật, trong mầu nhiệm và trong sâu thẳm của tâm hồn. Biết vui tươi là biết Thiên Chúa và cầu nguyện rằng “xin cho ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời” trong mọi giây phút và mọi hoàn cảnh. Đúng lúc ấy bạn sẽ ngạc nhiên về sự kiên định của Thiên Chúa trong việc chăm sóc bạn, và niềm vui của bạn sẽ trọn vẹn và sẽ kéo dài luôn mãi.

CHO SỰ HỒI TÂM VÀ ĐÁP TRẢ CỦA BẠN

***

  1. Điều gì quan trọng nhất trong cuộc đời của bạn? Có khi nào bạn lập nên một danh sách những ưu tiên của bạn? Những ưu tiên ấy là gì với bạn? Bạn có đang thực hiện những điều đem lại ý nghĩa cho cuộc sống của bạn? Nếu không, điều gì đang ngăn cản bạn thực hiện những điều đó?
  2. Bởi vì dục vọng là nguyên nhân làm cho Adam và Eva sa ngã, bạn có nghĩ rằng đam mê của con người có thể là những cản trở để đạt được hạnh phúc không? Phải chăng đam mê của con người lại mâu thuẫn với ý định và sự tốt lành của Thiên Chúa? Nhưng sự khao khát hạnh phúc đến từ nơi đâu nếu nó không đến từ Thiên Chúa? Với bạn, hạnh phúc có thể đặt nền móng ở đâu?
  3. Niềm vui trọng đại của con người không thể bị xúc phạm bởi vì họ biết họ là ai. Chẳng hạn, Đức Giêsu đã bị xúc phạm thế nào? Nếu bạn biết chính xác bạn là ai, tại sao bất cứ điều gì cũng chống lại bạn? Bạn cảm thấy con đường này ra sao? Nếu không cảm thấy gì, tại sao vậy?
  4. Lập danh sách ba điều mang niềm vui đến cho bạn trong cuộc sống hằng ngày. Làm thế nào những điều này ảnh hưởng đến mối tương quan giữa bạn với Thiên Chúa?  Bạn muốn diễn tả tình yêu và lòng biết ơn của bạn đối với Thiên Chúa thế nào? Bạn có thể diễn tả cách tích cực tình yêu này thế nào, chẳng hạn, như cách tác giả Thánh vịnh đã làm?
  5. Bạn thường phản ứng lại với việc không được thỏa mãn nhu cầu hoặc ước nguyện thế nào? Bạn có thường sử dụng, ít nhất trong vô thức, những từ ngữ như “chỉ với điều kiện là”? (Chẳng hạn: chỉ với điều kiện là tôi không có sự mạo hiểm này, tôi đã hạnh phúc; nếu chỉ vì điều này hay điều khác, tôi sẽ được hạnh phúc…). Thay vì nghĩ rằng “chỉ với điều kiện là” thì hãy từng bước thực hiện điều gì đó khi bạn không hài lòng với cuộc sống của bạn? Bạn sẽ thay đổi nó ngay cả khi bạn biết rằng mọi hành động là sự cầu nguyện chữa lành vì chính bạn và vì mọi người xung quanh bạn chứ?

XÁC QUYẾT

Lập lại nhiều lần trong ngày

Tôi tán dương,

ngợi ca sự thân mật của tôi với Thiên Chúa

hôm nay và mọi ngày.

CẦU NGUYỆN

Lạy Chúa,

Ngài là Thiên Chúa của niềm vui và sự tán dương.

Ngài là Thiên Chúa của tình yêu và bình an.

Ngài đã làm cho chúng con “vui mừng và hoan hỷ” (Tv 118,24);

làm cho chúng con sống hôm nay và mọi ngày trong cuộc đời.

Xin giữ niềm hy vọng của con tươi mới như ban mai,

lòng nhiệt thành của con hăng hái như sự quyết tâm,

và sự vui vẻ cười đùa của con như niềm vui của trẻ thơ.

Bất cứ cách nào và trên mọi nẻo đường,

xin ban cho con ân sủng

để con biểu lộ niềm vui vì sự hiện diện sung mãn của Ngài,

vì “ở bên Ngài, hoan lạc chẳng hề vơi” (Tv 16,11).

Xin hãy làm cho cuộc sống của con như một khí cụ

để lan tỏa niềm vui của Ngài tới tất cả những ai ở quanh con.

Xin hãy làm cho con nhận ra hình ảnh của Ngài

qua sự hiện diện trong thế giới này.

Xin hãy làm cho niềm vui của con trọn vẹn- một niềm vui mãi mãi. Amen.

Kiểm tra tương tự

Nhớ về em

Màn đêm buông xuống, vạn vật chìm sâu trong giấc ngủ. Không gian tĩnh mịch, …

Gắn “mác”

  Trong đời sống thường ngày, chúng ta biết hàng hóa một khi được sản …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *