Tầm quan trọng của Sách Sáng Thế trong Kinh Thánh

            Sách Sáng Thế đứng đầu trong các sách trong Quy Điển (canon)[1]. Sách có nội dung hấp dẫn xoay quanh nhiều chủ đề, từ việc hình thành vũ trụ cho đến việc gia đình, từ thế giới có trật tự đến tình anh em được hòa giải, từ bảy ngày tạo dựng thế giới đến bảy mươi người trong dòng dõi của Gia-cóp tiến vào vùng đất tạm cư Ai Cập… Vì thế, sách Sáng Thế luôn là một thách thức lớn lao đối với các nhà chú giải.

            Vị trí của Sáng Thế trong các Sách Quy Điển rất quan trọng vì nhiều lý do. Sách Sáng Thế nói về những khởi đầu, từ khởi đầu của vũ trụ và những trật tự khác nhau của loài người đến những khởi đầu của dân tộc Israel. Sách Sáng Thế cũng làm chứng cho những hoạt động khởi đầu của Thiên Chúa trong thế giới. Nhưng công trình tạo dựng thì không chỉ dừng lại ở trật tự thời gian trước sau. Sách Sáng Thế đứng đầu bởi vì tạo dựng là một phạm trù thần học căn bản của toàn bộ Sách Quy Điển. Sự chúc lành và công trình sắp đặt của Thiên Chúa luôn mang tính chất tạo dựng. Hơn thế nữa, chỉ trong liên hệ với công trình sáng tạo mà ta mới có thể hiểu đúng đắn hành động của Thiên Chúa nơi dân Israel. Vị trí của công trình tạo dựng chứng minh rằng những ý định của Thiên Chúa dành cho dân Israel là phổ quát. Hành động của Thiên Chúa trong công trình cứu chuộc hoàn tất công trình sáng tạo vì chính công trình cứu chuộc đã phục hồi công trình sáng tạo vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề do hậu quả tội lỗi. Hơn thế nữa, vị trí của Sách Quy Điển chứng tỏ rằng công trình cứu độ của Thiên Chúa không xảy ra trong hư không. Công trình cứu chuộc ấy xảy ra trong một bối cảnh đã được hình thành trong những cách thức nhất định ngang qua việc trao ban sự sống- công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Công trình cứu chuộc không thể được hiểu như là xảy ra từ hư không (ex nihilo) nếu không trân trọng những món quà Thiên Chúa trao tặng trong việc tạo dựng thế giới.

(Công Tùng dịch)


 Bài viết trích trong  “Dẫn Nhập Sách Sáng Thế” của tác giả Terence E. Fretheim.

[1] Sách Luật (canon) được hiểu Torah theo người Do Thái nói tiếng Hip-pri, hoặc Ngũ Thư theo người Do Thái nói tiếng Hy Lạp.

Kiểm tra tương tự

Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật 12 Thường Niên: Chúa muốn nói gì với con?

Tuần trước, khi trở về thăm quê hương, tôi có dịp gặp gỡ và trò …

Suy Tư Tin Mừng Chúa Nhật 10 TN: Để Lời Chúa tạo tình thân

Tin mừng Thánh Maccô hôm nay thuật lại bài nói chuyện của Chúa Giêsu dành …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *