Thánh I-nhã : Tự do để yêu mến và phục vụ (IV)

 

Phụ trang 13

 Về sau công chúa Catalina thế nào?

 

Năm 1524, công chúa Catalina kết hôn với vua João III, và trở thành Hoàng Hậu Bồ Đào Nha. Bà María de Velasco, vợ góa ông Juan Velázquez de Cuellar, theo giúp đỡ cho đến chết. Mặc dầu hoàng đế Karl V của Tây Ban Nha không mặn mà gì với Dòng Tên, nhưng hoàng hậu Bồ Đào Nha khác hẳn, một phần cũng vì bà rất biết ơn thánh Phanxicô Borja đã chăm sóc thái hậu Juana Điên trong những ngày cuối đời. Năm 1540, thừa lệnh Đức Thánh Cha Phaolô III, thánh I-nhã gởi cha Simão Rodrigues và thánh Phanxicô Xavier đi Ấn Độ, theo yêu cầu của vua João III. Trong thời gian chờ tàu ở Lisbõa, hai Giêsu hữu được nhà vua và hoàng hậu tiếp kiến. Hoàng hậu giới thiệu hai người con còn sống là thái tử João và công chúa Maria, và nói về bảy người con khác đã chết. Rồi bà hỏi thăm về Dòng Tên, việc thành lập, đường hướng và những khó khăn.

            Từ dịp ấy, giữa thánh I-nhã và hoàng hậu Bồ Đào Nha nhiều lần trao đổi thư từ, tất cả chỉ để phục vụ Nuớc Trời. Chắc chắn bà đã ảnh hưởng nhiều trên vua João III trong những việc liên hệ đến Dòng Tên: công cuộc truyền giáo ở Ấn Độ, việc Dòng phát triển nhanh chóng ở Bồ Đào Nha…

            Năm 1542, hai triều đình Madird và Lisbõa thỏa thuận về hai cuộc hôn nhân: công chúa Maria của Bồ Đào Nha kết hôn với thái tử Felipe của Tây Ban Nha, và công chúa Juana của Bồ Đào Nha hứa hôn với thái tử João-Manuel của Bồ Đào Nha. Thánh I-nhã gởi thư chúc mừng đến triều đình Lisbõa: “Các cuộc hôn nhân Triều Đình đã xếp đặt là việc do Thiên Chúa hơn là do con người: nhiều người sẽ được hưởng kết quả và hai vương quốc sẽ được hưởng hòa bình và an ninh” (Thư 8.3.1543). Thực ra thì đó là hai cuộc hôn nhân đồng huyết thống và các bên phối ngẫu còn nhỏ tuổi. Đồng huyết thống vì hoàng hậu Bồ Đào Nha là em ruột hoàng đế Karl V. Hai thái tử đều mới 16 tuổi vào lúc kết hôn. Do đó, những trục trặc sẽ chẳng lạ gì.

            Hoàng hậu Catalina có một ham thích rất đặc biệt là thu gom các di vật tôn giáo. Năm 1540, trước khi qua đời, bà công tước Maria de Velasco (vợ góa của viên Bộ Trưởng Tài Chính, người đỡ đầu thánh I-nhã ở Arévalo) gởi tặng hoàng hậu Catalina một đồng tiền chính bà đã được nữ hoàng Isabel Công Giáo của Tây Ban Nha tặng: đó là một trong những đồng tiền ông Giuđa đã nhận khi bán Chúa và ném lại ở đền thờ Giêrusalem trước khi đi tự tử! Rồi sau đó chân phước Phêrô Favre lại tặng bà một số di vật của 11000 vị thánh nữ tử đạo ở Koln. Khi cha Simão Rodrigues được triệu hồi từ Bồ Đào Nha về Rôma, bà nhờ cha ấy nói với thánh I-nhã xin những di vật ở các nhà thờ tại Rôma.

            Thánh I-nhã rất nhiệt tình trong việc này. Ngài đệ đạt thỉnh nguyện lên Đức Thánh Cha Giuliô III và được đặc ân lấy bất cứ di vật nào ở bất kỳ nhà thờ nào tại Rôma để gởi cho hoàng hậu Bồ Đào Nha. Từ tháng 7 năm 1551 đến tháng 3 năm 1552, ngài gom các xương thánh và nhờ cha Kinh Lược Dòng Tên ở Bồ Đào Nha chuyển cho bà, cùng với lá thư ngày 12.3.1552.

Con trai hoàng hậu là thái tử João mãi 4 tuổi mới biết nói và bị di chứng tâm thần của bà ngoại là thái hậu Juana. Thái tử kết hôn với công chúa Juana đầu năm 1552 và qua đời đầu năm 1554, trước khi con trai là Sebastião chào đời. Năm 1557, vua João III qua đời, Sebastião kế vị, bà hoàng Catalina nhiếp chính. Bà mời cha Luis Golçalves da Câmara (người đã chép bản Hồi Ký theo lời kể của thánh I-nhã) làm thái sư để dạy dỗ ấu vương. Năm 1568, vua Sebastião trực tiếp cai trị nước. Trong 10 năm, giữa hai bà cháu có nhiều xung đột. Các Giêsu hữu cố gắng dàn xếp, nhưng không thành công.

Bà qua đời năm 1578 và được lưu danh là “mệnh phụ có tâm hồn cao cả”, “hoàng hậu gương mẫu tuyệt vời” (Xem Ricardo García-Villoslada, San Ignacio de Loyola, Nueva Biografía, tr. 166, cước chú 12).

[1] Xem Phụ trang 11: Madalena de Araoz, nội tướng gia đình Loyola.

 

[2] Ricardo García-Villoslada cho biết Magdalenlita kết hôn năm 1525, như vậy vào năm 1521 chắc có thể giúp đỡ thánh I-nhã nhiều; María lúc ấy còn nhỏ quá, chưa giúp được gì đáng kể (San Ignacio de Loyola, Nueva Biografía, tr. 156).

[3] Ricardo García-Villoslada gọi là “chăm sóc hết mc”: San Ignacio de Loyola, Nueva Biografía, tr. 156.

[4] Hk 2.

[5] Ca dao Việt Nam.

[6] Candido Dalmases, El Padre Maestro Ignacio, tr. 52.

[7] Theo quy định về nếp sống hiệp sĩ, “ ai kêu ‘ái!’ lúc được chữa trị… sẽ bị quở phạt”: Xem Ricardo García-Villoslada, San Ignacio de Loyola, Nueva Biografía, trang 32.

[8] Lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả ngày 24 tháng 6.

[9] Các bí tích dành cho người sắp qua đời: xưng tội, xức dầu thánh, rước Mình Thánh Chúa.

[10] Lễ hai thánh Phêrô và Phaolô ngày 29 tháng 6.

[11] Vào khoảng 1547-1548, cha J. A. Polanco, thư ký của thánh I-nhã, cho biết khi còn phục vụ triều đình, thánh I-nhã đã từng làm thơ về thánh Phêrô. Tất cả đã thất lạc.

[12] Hk 3.

[13] Paul Dudon, sdd tr. 53.

[14] Xem Pedro de Leturia, El gentilhombre Inigo López de Loyola, tr. 140.

[15] Vita, FN, IV, tr. 85.

[16] Hk 4-5.

[17] Tương đương 3000 đôla. Luis Fernández Martin cho biết một người cùng bị thương ở Pamplona với thánh I-nhã là Alonso de San Pedro được cấp 12 ducados để chữa trị. Xem Los anos juveniles de Inigo de Loyola, tr. 487, cước chú 60.

[18] Loại tiểu thuyết về những kỳ tích và những mối tình lãng mạn của các hiệp sĩ khá thịnh hành vào thời ấy. Vào đầu thế kỷ XVI ở Tây Ban Nha, cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất loại này là Amadis de Gaula, xuất bản năm 1506, thánh I-nhã nhắc đến ở số 17. Nổi tiếng nhất về loại này cho đến nay là cuốn Don Quijote de La Mancha của Miguel de Cervantes ấn hành năm 1606. Thường nhân vật chính là một hiệp sĩ, một mình một ngựa, lang thang khắp nơi để làm việc nghĩa hiệp, hành động kiểu ‘quân tử Tàu’, nhận một phụ nữ quí phái làm ‘quý nương’, vừa thúc đẩy hiệp sĩ chiến đấu, vừa đón nhận những thành tích của hiệp sĩ. Nói chung loại tiểu thuyết này bị các tác giả linh đạo thời ấy kết án là ủy mị và bệnh hoạn.

[19] Ngược lại với sách vềđời sống Đức Kitô và các thánh là thiêng liêng và chân tht.

[20] Hk 5.

[21]Đó là những sà gỗđen và sù sì, chẳng đẹp đẽ gì,nhưng rất rắn rỏi.

[22] Căn cứ vào các di chúc, Dudon cho rằng trước bà Magdalena de Araoz, lâu đài Loyola không có một cuốn sách nào (Saint Ignace de Loyola, tr. 56).

[23] Xem Phụ trang 11: Cuộc sống Đức Kitô.

[24] Ribadeneira cho biết đó là cuốn “người ta thường gi là Flos Sanctorum” (Vita, FN, IV, tr. 87).

[25] Xem Phụ trang 12: Tuyển Truyện Các Thánh.

[26] Hk 6.

[27] Saint Ignace de Loyola, Tr. 57.

[28] Saint Ignace de Loyola, tr. 57.

[29] Xem El gentilhombre, tr. 302-303.

[30] Trích dẫn theo Leturia, El gentilhombre, tr. 142.

[31] Xem Phụ trang 13: Về sau công chúa Catalina thế nào?

[32] Về máu anh hùng và các kỳ tích, Tuyn Truyn Các Thánh mô tả chẳng thua gì tiểu thuyết kiếm hiệp: các hình khổ ghê rợn các vị tửđạo phải chịu được mô tả tỉ mỉ, nhưng các ngài chịu với thái độ thanh thản Những điều kỳ diệu xảy ra khắp nơi: Chúa Giêsu hiện ra; các thánh hãm mình phạt xác, khiêm nhường đến mức đáng sợ; các vịẩn sĩ âm thầm biến đổi đất và lòng người; các giáo hoàng, công tước, vua và hoàng đế hạ mình trước một đan sĩ hay một trinh nữ… Tội lỗi được thấy ở khắp nơi dưới dạng tấn công của kẻ thù: chiến đấu liên tục, thắng được nhờ phạt xác và cầu nguyện. Có lẽ tất cả những điều ấy khiến thánh I-nhã cảm phục.

[33] Paul Dudon nói thánh I-nhã trở về với câu Được li lãi c thế gian…” trong Tin Mừng. Xem Saint Ignace de Loyola , tr. 58.Tuy nhiên, đó chỉ là suy đoán thôi. Thực ra, thánh I-nhã nghĩ tích cực hơn: “nhng k tích mà trí tưởng tượng gi lên để ky làm cho Thiên Chúa”.

[34] Hk 7.

[35] Xxu? Thu 17.6.47.

[36] Pierre Chaunu, L’Espagne de Charles V, tr. 307.

[37] L’Espagne de Charles V, tr. 307.

[38] Về lâu về dài thì khác. Đời sống nghèo, đời sống cầu nguyện, đời sống huynh đệ, cảđến đời sống thần bí của thánh I-nhã chắc chắn mang nhiều âm hưởng của đời sống thánh Phanxicô Assisi. Điều thánh Đaminh sẽảnh hưởng trên ngài nhiều nhất là việc học hành và hoạt động tông đồ.

[39] Phải hiều từ này theo thánh I-nhã. Trong cuốn Linh Thao, ngài định nghĩa an ủi sầu khnhư sau: “Tôi gọi là sự yên ủi thiêng liêng khi ở trong linh hồn nảy sinh một chuyển động bên trong nào đó mà nhờ nó linh hồn tôi tới được độ bốc cháy trong tình yêu mến Đấng Tạo Hoá và Chúa của mình; và khi, do đó, đối với bất cứ vật thụ tạo nào trên mặt đất, linh hồn không có thể yêu nó ở nơi nó, mà chỉ yêu ở nơi Đấng Tạo Hoá của mọi vật thụ tạo đó. Cũng thế, khi linh hồn chảy nước mắt kích thích lòng yêu mến Chúa của mình, hoặc bởi tại nỗi đau đớn vì những tội của mình hay vì sự Tuẫn nạn của Đức Kitô Chúa chúng ta, hoặc bởi tại những điều khác hướng thẳng đến việc phụng sự và tán dương Ngài. Sau cùng, tôi gọi là yên ủi thiêng liêng mọi sự gia tăng lòng trông cậy, lòng tin và lòng mến, và mọi sự vui mừng bên trong [nào] kêu gọi và lôi kéo đến những sự trên trời và đến phần rỗi riêng của linh hồn mình, làm cho linh hồn được an tĩnh và bằng yên trong Đấng Tạo Hoá và Chúa của mình”. “Tôi gọi là sự sầu khổ thiêng liêng tất cả những gì trái ngược với qui tắc thứ ba [trên đây], chẳng hạn như sự tối tăm của linh hồn, sự rối loạn nơi nó, sự chuyển động tới những cái thấp hèn và trần tục, sự bất an do những lay động và những cám dỗ khác nhau, [sự bất an này] gây ra sự thiếu lòng tin tưởng, không lòng trông cậy, không lòng mến, [vì thế linh hồn] thấy mình rất lười biếng, hững hờ, buồn rầu và như bị chia lià khỏi Đấng Tạo Hoá và Chúa của mình. Vì như sự yên ủi trái ngược với sự sầu khổ thế nào, thì các ý tưởng xuất phát từ sự yên ủi cũng trái ngược như thế với các ý tưởng xuất phát từ sự sầu khổ.” (LT 316-317, bản dịch của Đinh Văn Trung, S.J., trong cuốn Những Bài Linh Thao, không ghi nơi và năm xuất bản).

[40] Ricardo García-Villoslada : Chúng ta đã thấy tư tưởng thánh I-nhã hướng ra bên ngoài:thành tích, hào hoa, vinh dự. Phần sau của tiến trình là suy nghĩ, phân tích và phê bình. Khoa tâm lý học tôn giáo trong mọi thời đại hiếm khi trình bày cho chúng ta những bản văn về một diễn biến nội tâm tinh tế, chính xác và chắc chắn như vậy. Xem San Ignacio de Loyola, Nueva Biografía, tr. 168.

[41]Theo Josep M. Rambla Blanch (El Peregrino, tr. 31), vào thế kỷ XVI, espíritu bao hàm ý nghĩa khá rộng rãi. Dionisio Dòng Chartreux, một tác giả sống vào nửa sau thế kỷ XV, trong khảo luận Sobre la discreción de espíritus (có thể thánh I-nhã biết và đọc tại Paris), từ espíritu có 10 nghĩa khác nhau. Theo nghĩa rộng, đó là “tất cả những gì gây chuyển động một cách đột ngột và bí ẩn hoặc lay động một cách mạnh mẽ”. Kinh nghiệm về tác động của ma quỷ và tác động của Thiên Chúa là bước đầu tiên và căn bản về đời sống thiêng liêng của thánh I-nhã. Trong Linh Thao, nhận định thần loại sẽ là một trong những điểm căn bản cho những người muốn tiến bước trên đường thiêng liêng: thánh I-nhã đề ra hai loạt qui tắc để nhận định, một cho những người khởi sự bước vào đời sống thiêng liêng (LT 314-327), một cho những người đang tiến tới trên đường thiêng liêng (LT 328-336). Ribadeneira viết: “Nhơn Chúa giúp, ngài suy nghĩ về các thúc đẩy bên trong và kết quả (1) trí khôn: hiểu rõ để phán đoán và phân biệt hai tinh thần, (2) ý chí: sức mạnh để xua đuổi những điều thế gian gợi lên và thúc đẩy, và theo những điều tinh thần Tin Mừng đề nghị và khởi hứng. Đó là những nguyên tắc sẽ hướng dẫn ngài suốt đời” (Vita, tr.4). Paul Dudon gọi hai tác động đối nghịch ấy, thường được dịch là “thần lành” “thần dữ”, “của tự nhiên” “của ân sủng.” X. Saint Ignace de Loyola, tr. 58.

[42] Hk 8.

[43] Nền tu đức thời Trung Cổ thường nhấn mạnh đến tội lỗi và việc đền tội. Hẳn là nếp sống khổ hạnh của các vị thánh trong cuốn Tuyển Truyện Các Thánh ảnh hưởng không ít trên suy nghĩ của thánh I-nhã. Dầu vậy, như chúng ta sẽ thấy, ngài đã sống khắc khổ không chỉ vì muốn làm việc đền tội, nhưng phần nào như muốn thi đua với các thánh. Dần dần, do được soi sáng hơn và do đòi hỏi của đời sống tông đồ, quan niệm của ngài về việc hãm mình đền tội sẽ thay đổi rất nhiều. Dầu sao, ở đây chúng ta thấy được là ngài đã quyết tâm hoán cải và phác họa một nếp sống mới trong tương lai.

[44] Hk 9.

[45] Thánh I-nhã không nói về việc hiện ra theo nghĩa thông thường, nhưng là một hình ảnh như một cuộc thăm viếng thiêng liêng, nghĩa là ngài được Thiên Chúa ban ơn cảm nhận sự hiện diện của Người. Ngài không nói về xuất xứ, nhưng chỉ nói đến hiệu quả: an ủi và thanh luyện.

[46] Không thể xác định thời điểm chắc chắn. Paul Dudon cho rằng thánh I-nhã được chữa gãy xương khoảng 40 ngày, sau đó cưa bớt xương trồi lên vào đầu tháng 8, nên thị kiến có thể diễn ra vào ngày lễ Đức Mẹ Lên Trời (15.8). Xem Saint Ignace de Loyola, tr. 60-61.

[47] Hk 10.

[48] San Ignacio de Loyola, Nueva Biografía, tr. 171.

[49]Đúng hơn có lẽ là chép một tập vở những điều đọc được trong sách.

[50] Paul Dudon cho rằng lúc này thánh I-nhã thường đến cầu nguyện tại nhà nguyện nhỏở lâu đài, trước bức ảnh Truyền Tin. Xem Saint Ignace de Loyola, tr. 62.

[51] Hk 11.

[52] Thành phố miền nam Tây Ban Nha, cách Loyola khoảng 750 km, thời ấy có Đan viện Santa Maria de las Cuevas ở ngoại ô, hiện nay không còn nữa. Dòng chiêm niệm này do thánh Brunô (1035-1101) sáng lập tại Pháp năm 1084. Mỗi đan sĩ Chartreux ở trong một chòi, suốt đời thinh lặng, ăn uống nhiệm nhặt, thường xuyên khổ chế, cầu nguyện riêng, làm việc riêng, chỉ họp nhau dự thánh lễ chung. Sau này tại Paris, mỗi Chúa Nhật, ngài và các bạn cùng chí hướng đến dự lễ và chia sẻ tại đan viện Chartreux. Mặc dầu gương thánh Phanxicô và thánh Đaminh đánh động ngài nhiều, nhưng ngài không bao giờ nghĩđến việc vào dòng do hai vịấy sáng lập mà chỉ nghĩđến vào dòng Chartreux, vì cho rằng các đan sĩ sống khắc khổ hơn, nên anh hùng hơn. Cũng có thể ngài muốn noi gương tác giả cuốn Cuc Sng Đức Kitô. Dầu sao, dòng tu ‘ám nh’ thánh I-nhã nhất vẫn là Dòng Chartreux, vì các đan sĩ Chartreux được coi là đã chết đối vi thế gian.”

[53] Nền tu đức thời Trung Cổ thường đề cao việc thù ghét và hành hạ thân xác mình. Vả lại, lúc này thánh I-nhã mới manh nha những dự tính. Đây là lần duy nhất thánh I-nhã dùng trong tập Hồi Ký; còn ở cuốn Linh Thao, không thấy ngài dùng lần nào. Trong thư ngày 7.5.1547 gởi cộng đoàn Dòng Tên ở Coimbra, BồĐào Nha, thánh I-nhã viết: “Bt k ai x t vi đền th sng động ca Thiên Chúa đều mc ti phm thánh” (Epist.169, 7.5.1547, MHSI 22, p.505).

[54] Thành phố cách Loyola chừng 120 km về phía tây nam, có đan viện Miraflores thuộc dòng Chartreux (hiện nay vẫn còn).

[55] Hk 12.

[56] Theo truyền tụng từ thời Đạo Binh Thánh Giá, đó là một vị thánh ẩn tu ở sa mạc Ai Cập vào cuối thế kỷ IV, suốt 70 năm, sống như một con dã thú, trên người chỉđóng một cái khố, để tóc và lông che phủ hết cả người, sống trong một cái hang. Hằng ngày có một thiên thần mang đến cho ngài bánh mì và thức ăn. Mỗi Chúa nhật thiên thần đem đến cho ngài Mình Thánh Chúa. Ngài nói: “B hết mi lo âu thế gian, đặt tin tưởng nơi mt mình Thiên Chúa, chúng ta s không cm thy đói khát hay bun phin chi c. Mi khi các n sĩ nhđến người đời, thiên thn li đưa lên Thiên Đàng để thy Thiên Chúa sáng láng, thế là li quên hết khó khăn nhc nhn và thêm hăng say trong đời sng kh hnh.” Có thể hình ảnh hết sức dị thường ấy được thánh I-nhã coi là anh hùng, là hiệp sĩ của Đức Kitô, nên ngay tại Loyola ngài đã muốn bắt chước và thời gian đầu ở Manresa ngài thực hiện: đi chân không, chỉăn bánh mì và uống nước lã, để râu tóc và móng chân móng tay mọc bừa bãi… Không phải là thánh I-nhã chỉ là hình thức bên ngoài, nhưng thánh Ônôfrê không nhà cửa được coi là thánh thiện hơn thánh Pafnuxiô sống trong ẩn viện. Xem Pedro Leturia, Estudios Ignacianos I, tr. 97-111. Tuy nhiên, Nadal lúc đầu cũng nghĩđến thánh Ônôfrê, nhưng sau đó lại loại bỏ, có lẽ vì thánh I-nhã không đề cập bao giờ. Xem MHSI 90, Commentarii de Instituto SJ, tr. 270.

[57] Antonio Manrique de Lara, công tước Nájera từ năm 1515 và phó vương Navarra từ 1516 đến 1521, cấp trên của thánh I-nhã, mất chức phó vương sau khi Pamplona thất thủ.

[58] Hk 12.

[59] Pedro de Leturia, El gentilhombre, tr. 233.

[60] Cũng gọi là Fuenterrabía, địa điểm sát biên giới Pháp-Tây Ban Nha chỗ tiếp giáp biển.

[61] Xem Dalmases, El Padre Maestro Ignacio, tr. 57; Dudon, Saint Ignace de Loyola, tr. 67.

[62] Ribadeneira, Vita 12, FN, IV, tr. 97.

[63] Ignace de Loyola et l’art de la décision, tr. 26.        

[64] Se entragó a Dios: cùng một từđể chỉ việc Chúa Giêsu np mình chu kh hình.

Kiểm tra tương tự

Giới thiệu sách mới: VÂNG PHỤC TRONG ĐỜI TU – MỘT ĐÓNG GÓP CỦA LINH ĐẠO I-NHÃ

Sự vâng phục là một trong ba lời khấn mà các tu sĩ phải tuân …

Sách “Ý NGHĨA VÀ LỊCH SỬ CỦA HÀNH HƯƠNG”

Lời giới thiệu của Lm. Giuse Cao Gia An, SJ, Tiến sĩ chú giải Kinh …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *