Thánh I-nhã : Tự do để yêu mến và phục vụ (VI)

Cụ thể hơn, có hai điều phải nói là nằm ngoài dự tính của thánh I-nhã, nhưng đã ảnh hưởng sâu xa và lâu dài. Trước hết là việc ngài quyết định trở về Tây Ban Nha để đi học. Có thể nói với chuyến hành hương Giêrusalem, thánh I-nhã đã qua giai đoạn “nhà tập”, với nhiều soi sáng và an ủi. Không được phép ở lại Giêrusalem như ước nguyện, ngài suy nghĩ và cầu nguyện để biết ý Chúa muốn ngài làm gì. Ngài đã phần nào truỏng thành, có thể tự mình quyết định lấy con đường phải theo. Nếu nói theo cách của ngài trong Linh Thao thì đây là lúc tìm thánh ý Chúa theo “thời 2”, tức là trong cuộc sống bình lặng thường ngày. Suốt thời gian 13 năm đi học, ngài sẽ không có thị kiến hay ơn soi sáng đặc biệt nào. Ngài để Chúa dẫn dắt qua việc nhận định thiêng liêng. Thứ đến, âm hưởng cuộc hành hương Giêrusalem sâu đậm đến nỗi về sau ngài truyền sang cho nhóm bạn ở Paris. Ricardo Garcia-Villoslada viết: “Giả như không có sự hấp dẫn của Đất Thánh, người ta khó lòng giải thích được nguồn gốc của Dòng Tên.”[73]

Maurice Gilbert nhận xét: “Tại Loyola, dự phóng theo cách sống thế gian của ngài bị bẻ gãy, và Đức Mẹ rồi Đức Kitô đi vào cuộc đời ngài sau những tác động trái ngược của các tinh thần. Tại Manresa, ngài phải bỏ cách sống khắc khổ bên ngoài, để rồi qua cuộc khủng hoảng do những bối rối, ngài được dẫn đến những soi sáng về Thiên Chúa và Đức Kitô. Tại Giêrusalem, ngài dự tính ở lại nhưng không được phép, và khi lần theo các vết chân của Chúa Giêsu, trong tuân phục, ngài thấy mình được kết hiệp một cách bí nhiệm với Đức Kitô, Đấng an ủi ngài liên tục và mãnh liệt, trong khi ngài không thực hiện được dự tính quảng đại nhưng theo ý riêng. Ngài bị Thiên Chúa liên tục bẻ gãy hết lần này đến lần khác để cuối cùng dẫn vào dự phóng đích thực Thiên Chúa muốn về ngài.”[74]

 

Hành hương có ba nghĩa chính. Nghĩa thông dụng nhất hiện nay là đi viếng một địa điểm tôn giáo, chẳng hạn Giêrusalem, Rôma, Lavang… Nghĩa thứ hai, ngày nay ít ai để ý, nhưng vừa lâu đời hơn vừa sâu xa hơn, là rời bỏ giả đình và quê hương, chẳng hạn tổ phụ Abraham trong Cựu Ước hay các thánh ẩn tu thời đầu của Hội Thánh. Nghĩa thứ ba, bắt nguồn từ Tin Mừng, là lên đường rao giảng Tin Mừng, và có thể nói đã bắt nguồn trước đó từ Đức Phật nữa[75]. Khi rời bỏ Loyola, thánh I-nhã đã hành hương theo nghĩa thứ nhất. Khi đi viếng Đất Thánh, ngài đã hành hương theo nghĩa thứ hai. Sau này, khi cùng với các bạn chọn cách sống đến bất cứ nơi nào trên thế giới để giúp đỡ các linh hồn, ngài và các bạn sẽ thực hiện ý nghĩa thứ ba của hành hương.

Kiểm tra tương tự

Giới thiệu sách mới: VÂNG PHỤC TRONG ĐỜI TU – MỘT ĐÓNG GÓP CỦA LINH ĐẠO I-NHÃ

Sự vâng phục là một trong ba lời khấn mà các tu sĩ phải tuân …

Sách “Ý NGHĨA VÀ LỊCH SỬ CỦA HÀNH HƯƠNG”

Lời giới thiệu của Lm. Giuse Cao Gia An, SJ, Tiến sĩ chú giải Kinh …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *