Thời thơ ấu ở Giê-ru-sa-lem

 

Đây là thành phố cổ nằm ở trung tâm Giê-ru-sa-lem, mà ngày nay đã trở thành di sản văn hoá thế giới. Thành phố này giữ lại được tất cả vẻ đẹp của thời đại Ottoman. Giê-ru-sa-lem nằm trong tay người Thổ Nhỉ Kỳ mãi đến 1917 khi được Anh Quốc bảo hộ. Đây luôn luôn là thành thánh tuyệt vời. Năm 1949, Liên Hiệp Quốc công bố thành phố này là một thành phố quốc tế, và một cách minh nhiên cổ võ sự sống chung trong hoà bình của nhiều tôn giáo. Tuy nhiên, chỉ một năm sau đó, Israel đã đơn phương tuyên bố Giê-ru-sa-lem là thủ đô của Do Thái giữa nhiều xung đột và khó khăn.

Ông Issa Habash đã nói về thành phố này trong một hội nghị tại Trung Tâm Quốc Tế Thuỵ Điển. Nhiều năm trong cuộc đời ông đã trải qua ở đó với tước hiệu danh dự – Hiệp Sĩ của Ngôi Mộ Thánh, Habash nhớ lại những năm thơ ấu của ông khi ông còn là một cậu bé ở Palestine và chưa có sự chia cắt.

ISSA HABASH: “Thật là một thời thơ ấu hạnh phúc. Hàng xóm của chúng tôi là những người Palestine. Chúng tôi không bao giờ có xảy ra vấn đề gì với những bạn Do Thái của chúng tôi. Chúng tôi sống với nhau như anh chị em. Khoảng thời gian này vẫn như vậy cho đến khi chiến tranh thế giới thứ II bắt đầu.

Tất cả vấn đề xảy ra từ đây sau những năm hạnh phúc đó. Sự khủng khiếp của chiến tranh đã mang lại ghen ghét và sợ hãi.

ISSA HABASH: “Lúc đó, Do Thái bắt đầu xin người Anh làm bảo hộ mới cho họ, và sự việc trở nên tệ hơn.”

Tất cả trở nên tệ hơn, đối với mọi người – Do Thái, Ki-tô giáo, Hồi Giáo – mà ngày nay đang cùng chung sống với với nhau trong thành phố này dưới những hoàn cảnh khác nhau. Dù cho oán thù vẫn tồn tại, chúng ta vẫn gọi thành phố này là thành thánh, – một thành phố không ngừng lên tiếng với tâm hồn những ai đang sống và đã sống ở đây, như là các Ki-tô hữu, quá khứ cũng như hiện tại, qua tất cả những thăng trầm của lịch sử gần đây.

ISSA HABASH: “Vẻ đẹp của Giê-ru-sa-lem là cách cầu nguyện của nó. Giê-ru-sa-lem không chỉ là Ngôi Mộ Thánh hay Núi Oliu, hay Đường Thánh Giá, nhưng toàn bộ thành phố nói chung là thành phố thánh, bởi vì Chúa Chúng Ta đã bước đi trên những viên đã này, Ngài đã rao giảng, đã hít thở tại đây… Thành phố cổ này thánh thiêng với tôi… Và đây cũng là suy nghĩ của những Ki-tô hữu của đất nước này… và cũng chẳng thành vấn đề gì nếu chúng ta số nhiều hay số ít. Vâng dĩ nhiên, hiện tại chúng ta là thiểu số, điều đó là sự thật. Nhưng đây vẫn là miền đất của Chúa chúng ta, và đó là lý do chúng ta gọi nó là thành phố thánh. Và Ki-tô giáo hiện diện ở đây vẫn còn rất mạnh, ít nhất là trong cảm thức sâu xa về niềm tin…

Kiểm tra tương tự

“Chúng tôi là anh em trong Chúa”

  “You are mine” là bài hát dẫn chúng tôi vào bầu khí linh thao …

ĐTC Phanxicô: Căn tính và sứ mạng của Đại học Urbaniana là loan báo Tin Mừng

Sáng 30/8/2024, gặp gỡ các tham dự viên Đại hội ngoại thường của Bộ Loan …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *