Thứ hai, sau CN VI Phục Sinh – Ga 15, 26 – 16, 4a

Giuse Nguyễn Văn Lộc

Ga 15, 26 – 16, 4a

– Để làm chứng cho Đức Giê-su, không thể không có “bách hại”. ĐGS nói về những bách hại đến từ con người, như chính Ngài sẽ trải qua, ngay sau những lời tâm sự này: “Họ sẽ khai trừ anh em… Hơn nữa, sẽ đến giờ kẻ nào giết anh em”.

– Nhưng chúng ta có thể hiểu những bách hại theo nghĩa rộng, đó là những năng động đi ngược lại với Tin Mừng của Đức Ki-tô.

  • Đó là những năng động đến từ môi trường sống của chúng ta: làm giàu, hưởng thụ, tiêu thụ, lạc thú, sức mạnh, tôn vinh bản thân, thành tích bề ngoài…
  • Và sâu xa hơn, đó là những năng động đến từ Sự Dữ và có mặt ngay trong tâm hồn chúng ta: quên ơn huệ TC ban, nghi nghờ TC, ham nuốn, ghen tị…

 

– Không ai trong chúng ta không có những thử thách và khó khăn như thế, khi sống như những chứng nhân của ĐKT. Nhưng lời của ĐGS thật an ủi chúng ta, bởi vì Đấng Bảo Trợ, nghĩa là Thánh Thần, được Ngài sai đến, cũng làm chứng về ĐKT.

  • Một đàng lời chứng của chúng ta về ĐKT là lời chứng có nguồn gốc thần linh, bất chấp chúng ta là ai.
  • Và đàng khác, chúng ta không làm chứng một mình. Vì có Thánh Thần làm chứng cùng với chúng ta, trong chúng ta và thêm sức cho chúng ta.

– Hơn nữa, ĐGS đã báo trước về những bách hại và những khó khăn rồi; thực vậy, trong một đoạn văn ngắn, Ngài nói tới ba lần về việc Ngài đã nói: “Thầy đã nói với anh em các điều ấy” (16, 1), “Nhưng Thầy đã nói với anh em những điều ấy… anh em nhớ lại là Thầy đã nói với anh em rồi” (c. 4a).

– ĐGS đã nói, để chúng ta xác tín rằng dù điều gì xẩy ra vẫn không nằm ngoài kế hoạch cứu độ của TC, vẫn không thể ngăn cản được Tình Yêu muôn ngàn đời của TC. Hơn nữa, ĐGS  không chỉ nói, nhưng còn trải qua đến tận cùng:

  • Ngài trải qua đến tận cùng trong sự bách hại, khi Ngài chịu chết trên Thập Giá.
  • Và Ngài không chỉ trải qua đến cùng, nhưng còn “vượt qua” để đi vào sự sống mới không cùng. Đó là mầu nhiệm VQ, mầu nhiệm TC Sự Sống và Tình Yêu, mạnh hơn Sự Chết và Sự Dữ.

Kiểm tra tương tự

Sinh Nhật Chúa Giêsu và câu chuyện Giáng Sinh

  Tại sao Sinh Nhật của Chúa Giêsu được gọi là Giáng Sinh?   Thuật …

Hiện tượng luận về việc chọn lựa: Gieo hành động – gặt nhân cách

Tính nghịch lý của sự phức tạp Mặc dù chúng ta ngày càng có nhiều …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *