Tôn Giáo và Nghệ Thuật Sống Tròn Đầy Phận Làm Người (tt)

Sống Tròn Đầy Phận Làm Người

Tuổi thanh niên có thể là thời gian rất khó khăn vì có nhiều biến đổi xảy đến cách nhanh chóng. Tuy nhiên, thực tế thì chúng ta không ngừng lớn lên và biến đổi (thay đổi). Đấy là sự kỳ diệu trong tiến trình thành người. Nhưng đối với toàn bộ, sự biến đối này, chúng ta phải hỏi: tại sao? Tại sao có sự biến đổi? Tại sao có sự lớn lên? Phải chăng đó là để ta thông minh hơn, để một ngày nào đó ta sẽ giàu có hơn, mạnh mẽ hơn? Thật buồn để nói rằng, đây là câu trả lời của một số người. Tuy vậy, sự lớn lên này có một ý nghĩa/một hướng khác. Đó là chúng ta không chỉ lớn hơn (thể xác) nhưng cũng tốt hơn nữa (tinh thần). Có lẽ, đây chính là cốt lõi của đời sống chúng ta, là trưởng thành hơn mỗi ngày: sáng suốt hơn, rộng lượng hơn, đáng yêu hơn, thông minh hơn, thành thật hơn, chu đáo hơn, rộng rãi hơn, hợp lý hơn, và thành người hơn.

Vậy, làm thế nào để một người trở thành người hơn? Phải chăng một người không phải là người? Vừa đúng mà cũng vừa sai. Xét trên khía cạnh sinh học, thì điều này là đúng. Một người đúng là con người. Nhưng trên mức độ khác, một số người là người hơn so với những người khác. Những người có tính hay hạ thấp người khác, lạm dụng người khác về thể lý và lời nói, lợi dụng người khác, không thể tin tưởng và ghét những người không cùng chủng tộc, thì người đó không là người lắm. Điều này không có nghĩa là họ vượt qua hy vọng. Nhưng vì bất kỳ lý do nào, họ không tiến triển nhiều trong nghệ thuật làm người. Là người cũng có nghĩa là đang trở nên người. Và đây là một nghệ thuật thực sự. Giống như bất kỳ nghệ thuật khác, nó không thể thành thạo trong một sớm một chiều. Đó là một tiến trình. Cũng vậy, một người nào đó dường như phải có năng khiếu tự nhiên hơn về vấn đề đó. (không nghi ngờ rằng trong khi mọi người giữ phẩm tính ngang nhau, họ không khởi đầu cuộc sống với những cơ hội bằng nhau. Một số người mở ra với người khác và với những tình huống mà giúp họ mở ra hơn để trở nên người tròn đầy hơn. Còn một số người khác thì không. Đây là một lý do tại sao hông bao giờ có thể phán xét người khác. Họ có thể không hành động cách rất người, và chúng ta có thể từ chối giá trị của họ, nhưng chúng ta không bao giờ biết chắc chắn điều dẫn đến những chọn lựa của họ).

Là một giáo viên trường phổ thông, tôi đã có đặc ân tuyệt vời về việc quan sát hàng trăm sinh viên lớn lên trước mắt mình. Nhiều người, trong khóa học bốn năm, đã trở thành người mà tôi tự hào để gọi họ là những người bạn. Tuy nhiên, một số người dường như chỉ to lớn hơn thôi. Họ có thể đã học được một vài điều về toán, khoa học, lịch sử và tiếng anh, nhưng không có gì thay đổi đáng chú ý nơi họ cả. Những thái độ và giá trị của họ không lớn lên với phần còn lại của họ. Vì bất kỳ lý do gì, họ không có tiến triển nhiều trong nghệ thuật trở nên người tròn đầy. (nhiều người “đã bắt kịp” sau này trong cuộc đời của họ, một số khác thì không bao giờ).

Quyển sách được viết với niềm tin mà đức tin chúng ta đặt vào Chúa và vào Đức Kitô làm cho chúng ta thành người cách tròn đầy hơn và sống tròn đầy hơn. Chính niềm hy vọng của chúng ta trong sự hiểu biết nền tảng cho đức tin Kitô hữu, bạn sẽ phải hỏi chính mình cách liên lỉ : “Hôm nay điều này có ý nghĩa gì với tôi? Điều này ảnh hưởng như thế nào lên những thái độ và giá trị sống của tôi? Làm sao nó thách thức để tôi trở nên người cách tròn đầy hơn?

Đức Giêsu: Khuôn Mẫu Cho Nhân Loại

Như các phần sau của sách này sẽ trình bày, Giáo Hội dạy chúng ta rằng, Chúa Giêsu vừa là Thiên Chúa thật vừa là người thật. Quả vây, nhiều khi người ta khó chấp nhận nhân tính của Người. Họ lý luận rằng, nếu Chúa Giêsu là Thiênn Chúa, thì Người không thể là một con người. Hai điều này mâu thuẫn với nhau. Tốt hơn, chúng ta nhìn từ hướng ngược lại: Chúa Giêsu là người thật. Nghĩa là, Chúa Giêsu phải lớn lên và phát triển giống như bao người khác. Khi còn nhỏ, Ngài hoàn toàn phụ thuộc vào ba mẹ. Lớn hơn một chút, ngài cũng tập làm việc như ba mình (nghề thợ mộc). Còn khi là một thiếu niên, Ngài phải lớn lên và trưởng thành hơn như bao đứa trẻ khác. Tuy nhiên, Chúa Giêsu không chỉ là người thật: Ngài là người hoàn toàn; nghĩa là, Ngài không chỉ mặc khải về Thiên Chúa, nhưng còn giúp chúng ta nhận biết con người của chúng ta. Nơi Chúa Giêsu chúng ta nhận thấy những phẩm tính làm cho chúng ta sung mãm: tình yêu, lòng thương người, hiền lành, yêu chuộng công lý và sự thật, thông minh, tốt lành, sự tận tâm và hoàn toàn tín thác vào Cha trên trời. Đọc Tân Ước, Chúa Giêsu được xem như một sự sáng tạo mới, một Adam mới. Nếu như Adam xưa quay lưng với tình yêu của Thiên Chúa và phản bội nhân loại của mình, thì nay Chúa Giêsu đưa nhân loại chúng ta đến một ý nghĩa thật. Ngài là khuôn mẫu cho nhân loại chúng ta.

(Quả vậy), mỗi khía cạnh của đức tin Công Giáo đều nhằm dẫn đời sống chúng ta ngày một chìm sâu vào tương quan với Thiên Chúa là Cha và Chúa Giêsu. Chính khi sống trong Thần Khí, chúng ta không chỉ biết Chúa Giêsu hơn, nhưng còn biết mình hơn.

Phản Tỉnh Cá Nhân và Thảo Luận

  1. Liệt kê mười đặc tính là người tròn đầy?
  2. Phẩm tính nào trong nhân cách của Chúa Giêsu mà bạn muốn triển nở cho đời sống của bạn? Tại sao bạn chọn phẩm tính đó?

Một số câu hỏi ôn tập

  1. Đâu là sự khác nhau giữa tôn giáo như một “hệ thống để được lên thiên đàng” và tôn giáo theo quan điểm của Chúa Giêsu?
  2. Tiêu chuẩn để có được sự sống đời đời theo Chúa Giêsu là gì?
  3. Một trong những nhu cầu tâm cảm quan trọng nhật của người trưởng thành là gì?

(còn nữa)

Kiểm tra tương tự

Giáo hội và Thuyết Tiến hóa: Câu chuyện về cuốn sách bị lên án

  Trong loạt bài về Giáo hội và Khoa học, chúng ta sẽ xem xét …

Âm nhạc: Chìa khóa nuôi dưỡng tâm hồn và nhân cách

  Shinichi Suzuki đã thay đổi cách giáo dục âm nhạc cho trẻ em. Nhờ …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *