Tôn giáo và Nghệ thuật sống tròn đầy phận làm người (tt)

Sự Phát Triển của Trẻ Vị Thành Niên: Thể Lý, Tính Dục, Tình Cảm, Trí Năng, Tâm Lý và Tinh Thần

Nhiều người cho rằng, sự nối kết giữa tuổi niên thiếu và tôn giáo giống như sự nối kết giữa một con cá và chiếc xe đạp. Hoàn toàn không ăn nhập gì với nhau. Tuy nhiên, đây là sự thật nếu chúng ta coi tôn giáo như là một cơ chế thiếu sức sống. Còn khi bạn hiểu tôn giáo như Đức Kitô hiểu, thì bạn sẽ kinh ngạc về sự nối kết giữa tuổi thiếu niên với đức tin.

Bây giờ chúng ta hãy nhìn qua, tôn giáo có ý nghĩa gì đối với một người trẻ trưởng thành. Nên nhớ, một cách chung, đối tượng của cuốn sách này là các bạn trẻ tuổi từ 16 đến 20. Đâu là điều giúp bạn nhận ra bạn thuộc nhóm nào?

Sự Phát Triển Thể Lý. Sự rối loạn của giai đoạn tuổi dậy thì đã qua và bây giờ bạn đang đi vào giai đoạn thứ hai của tuổi vị thành niên. Những thay đổi mạnh mẽ và gây bối rối ở thời kỳ đầu của giai đoạn này có lẽ không còn khiến bạn sống như một kẻ lăng xăng nữa. Tiến trình phát triển vẫn còn tiếp tục đối với tất cả các bạn (đặc biệt là nam giới), ngoại trừ nó đạt đến một giai đoạn cân bằng nào đó. Những năm đầu của lứa tuổi niên thiếu thường diễn ra những phản ứng đối với những thay đổi mạnh mẽ này. Đây không còn là sự họa hiếm nữa. Giờ đây, những thách đố sẽ có tính tình cảm hơn, tâm lý hơn và xã hội hơn. Làm thế nào để hiểu bản thân mình khi mà giờ đây bạn có một cơ thể của một người người nam (chứ không phải là một cậu nhóc) hay là cơ thể của một người nữ (chứ không phải là một cô bé)?

Có thể bạn nghĩ rằng, cơ thể chúng ta chẳng liên quan gì tới tôn giáo hay đức tin. Nhưng, quả thật chúng có đấy. Đức tin là mối liên hệ của trọn bản thân chúng ta với Thiên Chúa, chứ không chỉ là linh hồn vô hình mà thôi. Người kitô hữu tin rằng, Con Thiên Chúa đã trở nên người phàm (Ga 1, 14). Chúa Giêsu không giống chúng ta ở những điều xấu, nhưng đã cùng chia sẻ trọn và hoàn toàn với nhân tính của chúng ta. Cơ thể chúng ta là một trong những món quà lớn lao Thiên Chúa ban, và chúng ta có bổn phận chăm sóc và làm triển nở nó như chúng ta vẫn làm với tâm trí và tinh thần của chúng ta.

Phản Tỉnh Cá Nhân và Thảo Luận

Dường như có cám dỗ là vừa quá đề cao tầm quan trọng của cơ thể chúng ta (bận tâm tới vẻ bên ngoài, lo lắng giảm ký, chán nản vì chúng ta chúng ta không đẹp hơn) vừa thiếu quan tâm đủ tới tầm quan trọng của cơ thể (ăn quá nhiều, không vận động, lạm dụng chất gây nghiện như rượu, thuốc,…). Đâu là khuynh hướng của bạn? Làm thế nào để bạn có thể thay đổi?

Sự Phát Triển Tính Dục. Một trong những thay đổi sâu sắc nhất diễn ra trong những năm đầu của thời niên thiếu liên quan đến phái tính. Những thay đổi này có cơ bản về mặt thể lý, nhưng còn hơn thế nữa. điều quan trọng là bạn có khả năng giải quyết những vấn nạn trong đời sống của chính bạn: Trở thành một người nam hay người nữ trẻ có ý nghĩa gì với tôi? Làm thế nào tôi có thể tương quan với những người khác cách trưởng thành và thân thiết? Làm thế nào tôi có thể phát triển các tương quan với những người khác phái và có những tương quan ý nghĩa? Phát triển khả năng thân mật và trách nhiệm có ý nghĩa gì với tôi? Nếu tính dục chỉ là những khuynh hướng thể lý của giới tính thì có thể nó ít phức tạp hơn. Tuy nhiên, đối với con người, phái tính bao hàm trọn bản thân của chúng ta như là người nam hay người nữ. Một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của riêng từng người vị thành niên là phát triển về một ý nghĩa trưởng thành về phái tính của mình – học chia sẻ bản thân với người khác và kết thân với nhau.

Phái tính liên quan gì tới đức tin của bạn? Bạn có thể hình dung nhiều câu hỏi hơn nữa. Với con người, phái tính không chỉ để sinh sản. Phái tính của chúng ta là cốt lõi của bản thân (cái tôi) và là sự biết mình . Chính ngang qua phái tính mà Thiên Chúa mời gọi chúng ta đi vào mầu nhiệm yêu thương và tiến trình tự tạo chính nó. (Điều này sẽ được thảo luận sâu hơn trong chương Bí Tích Hôn Phối).

Phản Tỉnh Cá Nhân và Thảo Luận

Đây là một câu hỏi khó nhưng rất quan trọng. Trong hai năm qua, bạn đã lớn lên và phát triển khả năng tương quan với người khác phái thế nào? Điều gì đã giúp bạn trưởng thành trong tương quan đó?

Sự Phát Triển Tình Cảm. Chúng ta thường đạt đến sự tự tin nào đó lúc 11 hay 12 tuổi, nếu theo tiến trình đã phát triển lành mạnh. Khi đến tuổi dậy thì, phần lớn sự tin đó chỉ mang tính tạm thời. Thời kỳ đầu của tuổi vị thành niên thường phải đối diện với việc mất tự tin và bối rối. Từ lúc giữa đến thời kỳ cuối của lứa tuổi này, sự tự tin và sự tự trọng nên được tái thiết lập lần nữa. Điều quan trọng để có sự tự trọng như thế dường như được bắt nguồn từ sự tự biết mình và sự tự chấp nhận. Cách chúng ta cảm nhận về chính mình vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, lòng tự trọng không đơn giản chúng ta muốn là có. Trong cách thức nào đó, lòng tự trọng đến nhờ sự triển nở những quà tặng và những tài năng của chúng ta. Một cách khác, đó là những món quà được trao cho chúng ta từ những con người yêu thương chúng ta cách vô điều kiện. Trong bất cứ trường hợp nào, nếu không có mức độ tự trọng lành mạnh, thì người ta hướng đến mức độ thiếu sự tự tin không lành mạnh, điều này làm tê liệt làm những chọn lựa hoặc họ phát triển sự tự tin giả tạo để che đậy sự thiếu tự tin của họ.

Đức tin Kitô Giáo dựa vào sự trưởng thành tình cảm. Đức tin Kitô giáo đòi hỏi người có khả năng yêu thương người khác. Bạn không thể cho cái bạn không có.

Phản Tỉnh Cá Nhân và Thảo Luận

Trong mức độ từ 1 đến 10, bạn đánh giá mức độ tự tin của chính bạn thế nào? Bạn đánh giá thế nào trong hai năm qua? Đâu là những bối cảnh bạn cảm thấy tự tin nhất? Khi nào thì bạn ít tự tin nhất?

Sự Phát Triển Trí Năng. Những thay đổi về trí năng trong giai đoạn này có thể ít được chú ý vì những thay đổi tận căn khác đang diễn ra. Tuy nhiên, những thay đổi này cũng sâu xa như những thay đổi khác. Sự thay đổi lớn nhất là khả năng suy tư trừu tượng. Khi áp dụng lối suy tư này vào lãnh vực tôn giáo, nó có thể giúp bạn hiểu rằng bạn không còn nói chân lý trong quá khứ. Có một khả năng mang tính tân – phát kiến để chiêm ngắm một bức tranh rộng hơn và nêu lên những câu hỏi mới. Những câu hỏi này đôi khi có thể quấy rầy bạn và những người khác trong cả cuộc đời. Một số người trưởng thành xem những câu hỏi này như là một thách đố với năng lực của họ. Còn đối với những người trẻ, họ nhìn nhận rằng thế giới là nơi phức tạp hơn so với hình dung của họ thời thơ ấu.

Trong bầu khí tôn giáo, khả năng suy tư một cách trừu tượng thường dẫn đến những câu hỏi liên quan đến đức tin. Một lần nữa, câu hỏi “sống đức tin” giờ đây được gợi lên. Điều này không phải là kết cục của niềm tin. Quả thực, nó có thể là kết cục của những niềm tin hay tri thức của thời thơ ấu. Những thay đổi này có thể làm phiền lòng/gây hoang mang, nhưng chúng cũng cần thiết. Đức tin phải lớn lên cùng với khả năng suy tư của một người. Đức tin không loại trừ khả năng đặt vấn đề của chúng ta, nhưng, trái lại, được dựa trên khả năng đặt vấn đề của chúng ta và tìm kiếm những đáp án cho những câu hỏi của cuộc đời.

Phản Tỉnh Cá Nhân và Thảo Luận

Căn tính của chúng ta được hình thành bởi những người mà chúng ta tôn trọng. Tên của hai người ảnh hưởng mạnh mẽ trên bạn và cung cách của họ tác động trên con người bạn hôm nay.  Làm sao để bạn có thể giống những người này?

Sự Phát Triển Tinh Thần. Trái với nhiều người trưởng thành, giới trẻ thường là những người rất thiêng liêng. Nhiều người họ đói khát tìm kiếm những câu trả lời cho những câu hỏi về cuộc đời; nhiều người khác khao khát tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn; đại đa số nói rằng, họ cầu nguyện hàng ngày. Tuy nhiên, một số trong những người trẻ thiêng liêng nhất không cho rằng họ là những người thiêng liêng. Khi họ nghĩ về sự thiêng liêng, họ thường nghĩ ngay đến vị linh mục, giáo hoàng hay một nữ tu. Họ không nhận ra rằng những câu hỏi họ đặt ra và việc tìm kiếm câu trả lời là một nền tảng thiêng liêng; tình bạn của họ là thiêng liêng; thậm chí những đau đớn và nỗi thống khổ họ gánh chịu liên quan đến đời sống thiêng liêng. Đây là một thay đổi quan trọng khác có thể xảy ra ở thời thành niên. Đã đến lúc bắt đầu nhìn nhận rằng, đời sống thiêng liêng không phải là đời sống “trên mây”; nó không xa rời thế giới này. Một đời sống kitô hữu thiêng liêng thực sự chính là tương quan với Thiên Chúa ở đây và bây giờ. Thời thành niên là lúc đời sống thiêng liêng của bạn phải mở ra hoặc không nó sẽ chết ngạt hoặc ít là sẽ bị đóng băng. Sự biến chuyển quan trọng là việc Thiên Chúa từ trời xuống và đi vào thế giới thật. sự nhận thức về Thiên Chúa như thời phổ thông của bạn đã không còn phù hợp nữa. Điều quan trọng đối với bạn là biết Thiên Chúa với cả suy tư, cảm nhận, hy vọng, ước mơ và sự thất vọng.

Phản Tỉnh Cá Nhân và Thảo Luận

Sự hiểu biết của bạn về Thiên Chúa đã thay đổi thế nào qua cuộc sống?

(còn nữa)

Kiểm tra tương tự

Người Công giáo và sự tự vấn: Chìa khóa để vượt qua sự khác biệt

Vào ngày Giáng sinh năm 1914, tại tiền tuyến của chiến hào giữa lực lượng …

Các Thiên thần Hộ Thủ – Người Bảo vệ và Đồng hành

Ý nghĩa của việc mừng lễ   + Tin rằng Chúa Quan Phòng đã giao …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *