Những ơn gọi khác – thời ấy và bây giờ
Bạn có nhớ những mệnh lệnh cuối cùng Chúa Giê-su Kitô trao cho các môn đệ của Ngài không? “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ.” Một lời hứa cũng được tuyên bố song hành với sự uỷ nhiệm đó, “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28:19-20). Thiên Chúa vẫn ban cho chúng ta một lời hứa tương tự để phụng sự Người với sự tự tin mà Ngài đã từng ban cho những anh hùng của đức tin thời xưa: Ta sẽ ở với con.
Cách đây vài năm tôi được mời chia sẻ tại một khoá tĩnh tâm của một lớp giáo lý. Trong nhiều năm Jim Rayburn, nhà sáng lập của phong trào Cuộc Sống Trẻ, là giảng viên của lớp học quí ông và quí bà này tại nhà thời First Presbyterian của Coloraso Springs. Lúc ấy lớp đang có kỳ tĩnh tâm năm và họ liên lạc với tổ chức The Navigators để mời người đến chia sẻ. Đầu tiên Rod Sargent được mời nhưng ông ấy không để đến được, vì vậy ông ấy đã gọi tôi vào văn phòng và đề nghị tôi đi thay.
Tôi chết lặng. Đến chia sẻ cho lớp học của Jim Rayburn ư? Tôi có thể chia sẻ gì cho lớp của người của Chúa này? Tôi thầm tự nghĩ tôi không biết ăn nói, vì tôi còn trẻ. Lúc ấy tôi mới nhận biết Thiên Chúa được sáu hay bảy năm thôi, và hầu hết những học viên lớp đó đều hơn tôi về cả tuổi tác lẫn đời sống thiêng liêng. Vì thế tôi bắt đầu giải thích tất cả những lo toan đó với Rod và yêu cầu ông cử ai khác.
Rod ngồi đó nhìn tôi và không nói gì trong chốc lát. Rồi ông ấy nói: “LeRoy này, tôi đã để ý một điều nơi anh. Có vẻ anh chỉ muốn làm những gì dễ dàng nhất. Anh ngại những gì khó khăn hoặc những gì đòi hỏi dấn thân trong đức tin.” Rồi ông ấy bảo tôi suy nghĩ thêm và cầu nguyện về lời đề nghị đó.
Tôi đã làm như vậy. Dù tôi vẫn cảm thấy mình chưa đủ tầm cho nhiệm vụ đó, nhưng Thiên Chúa đã nói với tôi về việc chấp nhận lời đề nghị đó. Không cần phải nói, tôi đã chuẩn bị rất nhiều bằng cách học hỏi thêm và qua nhiều giờ cầu nguyện.
Tôi vui mừng vì buổi tĩnh tâm được diễn ra cách tốt đẹp. Tôi cảm nhận được sự hiện diện và hướng dẫn của Chúa và quyền năng ban phép của Ngài. Chúa đã dạy tôi vài bài học hữu ích qua tình huống đó – Thiên Chúa không khuyên tôi sống một cuộc sống chỉ toàn chọn lựa những gì dễ dàng. Trãi nghiệm là điều tốt cho tôi; qua năm tháng trãi nghiệm thì rất thách đố nhưng đem lại giá trị.
Một điều khác mà ma quỷ thường sử dụng để ngăn không cho chúng ta bước đi trong đức tin để đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa, đó là chúng ta luôn có điều không muốn làm trong hoàn cảnh của mình. Chúng ta có thể cảm thấy điều đó quá lớn không thể vượt qua được hoặc đó là một cản trở để làm một việc gì. Một lần nữa Kinh Thánh nhắc nhở chúng ta về sự nguỵ biện của luận điệu này.
Chắc bạn còn nhớ Thánh Phaolô Tông Đồ từng là một kẻ có tội, ông từng bỏ công sức ra để bách lại Hội Thánh của Chúa. Sau đó Thánh Tông Đồ đã thú nhận: “Chính họ biết rõ con đây đã đến từng hội đường bắt giam và đánh đòn những kẻ tin Chúa. Khi người ta đổ máu ông Têphanô, chứng nhân của Chúa, thì chính con cũng có mặt, con tán thành và giữ áo cho những kẻ giết ông ấy”. (Cv 22:19-20).
Thánh Phaolô cũng đã nói về bản thân: “Tôi là người hèn mọn nhất trong số các Tông Ðồ, tôi không đáng được gọi là Tông Ðồ, vì đã ngược đãi Hội Thánh của Thiên Chúa” (1Cr 15:9). Nhưng ông cũng nói: “Tôi tạ ơn Ðức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta, Ðấng đã ban sức mạnh cho tôi, vì Người đã tín nhiệm mà gọi tôi đến phục vụ Người. Trước kia, tôi là kẻ nói lộng ngôn, bắt đạo và ngạo ngược, nhưng tôi đã được Người thương xót, vì tôi đã hành động một cách vô ý thức, trong lúc chưa có lòng tin” (1Tm 1:12-13).
Nếu có một ai đó có hoàn cảnh khiến bản thân trở nên vô dụng trước mặt Chúa, thì chắc hẳn người đó phải là Phaolô. Nhưng ông đã trở thành một tông đồ lớn cho dân ngoại và được Chúa dùng để viết nhiều sách Tân Ước.
Có những con người khác với những khoảng tối trong cuộc đời nhưng cũng trở nên những tôi tớ tốt lành của Thiên Chúa. Tôi nghĩ đến Gioan cũng gọi là Maccô, người từng không trung thành với Phaolô và Banaba trên hành trình sứ vụ. Khi hai ông này lên kế hoạch cho hành trình tiếp theo, Phaolô đã từ chối đem theo Maccô vì thất trung trong quá khứ. (Cv 15: 36-38).
Nhưng đó lại là con người mà Thiên Chúa chọn để viết Tin Mừng Maccô, Tin Mừng trình bày về Người Con của Ngài như một tôi tớ trung thành. Tất nhiên là Thiên Chúa không căn cứ vào quá khứ của Maccô mà chọn ông cho nhiệm vụ đó.
David được Chúa chọn trở thành chỉ huy và lãnh đạo của dân của Người và trở thành người đứng đầu của triều đại. Hoàn cảnh của David chỉ là một kẻ chăn cừu ngoài đồng trên vùng đồi núi Ít-ra-el. Nhưng Thiên Chúa đã gọi anh chăn cừu và anh đáp lời. Hoàn cảnh của David hoặc cho dù với một hoàn cảnh khác thì cũng không thành vấn đề.
Vì vậy khi Thiên Chúa gọi bạn cho một nhiệm vụ, hãy đừng để ý thức về sự thiếu vẹn toàn hoặc “một hoàn cảnh thiếu thốn” cản trở bạn để Chúa dẫn dắt. “Vì chính Thiên Chúa tác động đến ý chí cũng như hành động của anh em do lòng yêu thương của Người” (Pl 2:13).