Ngoài sự tận tâm và sự tập trung thì vua Khít-ki-gia cũng thể hiện một tinh thần chiến đấu rất đáng chú ý. Bất chấp những xung đột không tưởng tượng nỗi, nhà vua vẫn tiến bước đầy dũng khí và với đức tin mạnh mẽ. Những người đưa thư của nhà vua bị chế nhạo khi đi khắp nơi. “Những người đưa thư rảo khắp thành này tới thành kia trong đất Ép-ra-im và Mơ-na-se, cho đến tận Dơ-vu-lun. Nhưng người ta nhạo cười và chế giễu họ” (2 Sb 30:10). Điều đó có khiến cho công việc của nhà vua bị trì hoãn không? Thưa hoàn toàn không. “Vua Khít-ki-gia đã làm như thế trong toàn cõi Giu-đa. Vua đã làm điều thiện hảo, ngay thẳng và chính trực trước mặt Ðức Chúa là Thiên Chúa của vua” (2 Sb 31:20).
Đây chính là tinh thần nền tảng mà trải dài trong Kinh Thánh chúng ta nhận thấy nơi đời sống của những nhà lãnh đạo của Chúa. Thánh Phaolô đã có lời chứng “Năm lần tôi bị người Dothái đánh bốn mươi roi bớt một; ba lần bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị đắm tàu; một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi! Tôi còn hơn họ, vì phải thực hiện nhiều cuộc hành trình, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trôm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em. Tôi còn phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng. Không kể các điều khác, còn có nỗi ray rứt hằng ngày của tôi là mối bận tâm lo cho tất cả các Hội Thánh!” (2 Cr 11:24-28).
Thánh Phaolô có thái độ thế nào khi đối diện với những khó khăn? “Quả thế, nhờ Ðức Kitô, anh em đã được phúc chẳng những là tin vào Người, mà còn được chịu đau khổ vì Người.” (Pl 1:29).
Nơ-khe-mi-a đối diện với sự đối đầu triền miên của kẻ thù. “Nhưng khi Xan-ba-lát, Tô-vi-gia và các người Ả-rập, Am-mon, Át-đốt nghe tin là công việc sửa chữa tường thành Giê-ru-sa-lem tiến triển khả quan -vì các lỗ hổng bắt đầu được trám lại- chúng nổi giận đùng đùng. Cả bọn liên minh với nhau để tiến đánh Giê-ru-sa-lem, nhằm gây rối loạn trong thành.” (Nhm 4:1-2).
Tinh thần chiến đấu của Nơ-khe-mi-a được thể hiện qua lời đáp trả của ông “Khi kẻ thù nghe tin chúng tôi đã biết chuyện và Thiên Chúa đã phá vỡ ý đồ của chúng, thì tất cả chúng tôi trở lại tường thành, người nào việc nấy” (Nhm 4:9)
Qua thời gian thì những chống đối càng chồng chất nhằm khiến cho Nơ-khe-mi-a không đạt được mục tiêu của mình, và mỗi lần như vậy Nơ-khe-mi-a đều thắng thế.
Xan-ba-lát và Ghe-sem cử người đến nói với tôi: “Mời ông đến, chúng ta sẽ gặp nhau ở Cơ-phi-rim, trong thung lũng Ô-nô.” Nhưng bọn họ mưu hại tôi. Tôi cho sứ giả đến gặp họ và nói: “Tôi đang lo một việc quan trọng, nên không thể xuống được. Làm sao ngưng việc và bỏ dở để xuống với các ông?” Cũng một lời mời như trên kia, họ nhắn gửi tôi đến bốn lần và tôi cũng trả lời như vừa nói. (Nhm 6:2-4).
Thánh Phaolô tông đồ mời gọi chúng ta chú ý tới đời sống của một người lính, một vận động viên và một nông dân.
“Anh hãy đồng lao cộng khổ như một người lính giỏi của Ðức Kitô Giêsu. Trong nghề binh, không ai vướng mắc vào những việc thuộc đời sống dân sự; có thế mới đẹp lòng người đã tuyển mộ. Người tham dự điền kinh cũng vậy, không đoạt giải nếu không thi đấu theo luật lệ. Còn người nông dân làm việc vất vả, thì phải là người đầu tiên được hưởng phần hoa lợi.” (2 Tm 2:3-6)
Biểu hiện của một người lính giỏi là người ấy lo lắng về kẻ thù. Kẻ thù của thập giá Đức Kitô hoảng sợ khi Thánh Phaolô xuất hiện. Do bởi việc Thánh Phaolô làm ở Êphêxô mà người thợ bạc tên là Ðêmếtriô đã cho là công việc đúc tượng thần bằng bạc của mình tiêu tan (tham khảo Cv 19:23-28). Thánh Phaolô bị các nhà lãnh đạo của tà giáo và ma quỷ của địa ngục chống đối, nhưng ngài vẫn kiên cường. Ngài quả thật đã thể hiện biểu hiện của một người lính giỏi.
Tất nhiên các vận động viên thì thi đua với những vận động viên bạn, nhưng thường thì đối thủ chính của họ chính là bản thân họ. Họ phải vượt qua những nghi ngờ, lo sợ và sự lười biếng và ước muốn nuông chiều bản thân. Thánh Phaolô tông đồ cũng kể về cuộc chiến trong cuộc đời của Ngài.
“Phàm là tay đua, thì phải kiêng kỵ đủ điều, song họ làm như vậy là để đoạt phần thưởng chóng hư; trái lại chúng ta nhằm phần thưởng không bao giờ hư nát. Vậy tôi đây cũng chạy như thế, chứ không chạy mà không xác tín; tôi đấm như thế, chứ không phải đánh vào không khí. Tôi bắt thân thể phải chịu cực và phục tùng, kẻo sau khi rao giảng cho người khác, chính tôi lại bị loại.” (1 Cr 9:25-27).
Các nhà lãnh đạo thường xuyên đối mặt với những vấn đề và khó khăn từ người khác, nhưng cuộc chiến chính của họ thường là với chính bản thân họ.
Nhà nông thì đối diện với hạn hán, lũ lụt và đủ loại bệnh hoa mùa, tôi còn nhớ nông dân khổ sở hứng chịu một cơn bão cách đây vài năm. Cây bắp cao khoảng 1,8m nhưng sau khi cơn bão ập đến thì bạn khó nhận ra đó là cánh đồng bắp nữa. Cơn bão lớn đến nỗi khiến tháp chuông nhà thờ bị đỗ sậpg và hàng loạt cửa sổ bị vỡ toan. Môt công ty chuyên về hạt giống ở Shenandoah, Iowa, biết đến tình cảnh của chúng tôi và đã gởi người đến giúp đỡ. Họ chở tới một xe tải đầy hạt đậu nành và nói chúng tôi trồng để có thức ăn cho gia cầm trong mùa đông.
Lúc ấy chúng tôi không hiểu biết nhiều về hạt đậu nành, nhưng chúng tôi ý thức là đã quá trễ để trồng cây bắp lại. Vì thế chúng tôi thử gieo hạt đậu nành. Và tất nhiên nhờ thế mà chúng tôi có đủ lương thực cho gia cầm trong suốt mùa đông. Cơn bão rất lớn, nhưng tôi thấy người anh của tôi vẫn sắn tay áo lên và chiến đấu. Tôi tin chắc là nếu anh buôn tay nói “còn làm gì được nữa?” thì quá dễ. Nhưng anh ấy không làm vậy. Anh ấy thể hiện tinh thần chiến đấu thật sự.
Sau khi Waldron Scott cùng gia đình anh ấy đi truyền giáo ở Trung Đông vào những năm thập niện 50 thì mọi sự trở nên khó khăn. Tài chính thì còn ít đến nỗi họ không thể mua nỗi đồ nội thất. Vì thế Joan lót một tấm trải trên ống hơi nước nóng và họ dùng làm chỗ ngồi trong phòng khách. Khi hơi nước nóng lên thì Joan bị bỏng nặng. Và do một chuỗi những sự việc lạ lẫm xảy đến, Scotty bị giam trong tù. Gia đình họ thật sự ngã gục. Chỉ còn tinh thần chiến đấu và đức tin của họ vào lời hứa của Thiên Chúa là có thể giúp họ tiếp bước. Những tín hữu này là những chiến binh của thập giá can trường, vững trãi, chính họ đã thấy được gương mẫu của chiến binh thật sự, chính là Đức Kitô. Trong hoàn cảnh mà dường như mọi sự là không thể mà họ vẫn gặt hái được nước trời.
Điều này giúp cho các tôi trung của Đức Kitô trong Hội Thánh Tân Ước trở nên xuất chúng. Họ có tinh thần chiến đấu của những chiến binh hiến mình cho Đức Kitô. Họ là những người đàn ông, những phụ nữ “những người đã cống hiến cuộc đời vì danh Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Cv 15:26). Tinh thần này có phải là tố chất lãnh đạo trong các doanh nghiệp của tín hữu ngày nay không? Trong vài trường hợp thì có, nhưng thường thì chúng ta chỉ nhìn vào quyền lực trí tuệ hay trình độ tri thức như là đỉnh cao của danh giá. Tôi từng nghe một người được tôn vinh trong một sự kiện vì ông ấy có một thư viện với mười ngàn đầu sách! Dĩ nhiện việc sở hữu và đọc sách thì chẳng có gì là sai trái cả. Nhưn chúng ta phải yêu mến Chúa, Thiên Chúa của chúng ta với hết trí khôn của mình. Nhưng những nhà lãnh đạo thì không chỉ dừng lại ở đó. Không phải là một cái đầu khôn ngoan mà là tinh thần chiến đấu mới là điều giúp họ tiến bước trong bối cảnh mọi sáo trộn đang vây quanh họ.
Khi mới trở thành Kitô hữu, Thánh Phaolô tông đồ đã cho thấy ngài đối diện với những đau khổ thế nào. “Nhưng Chúa phán với ông: ‘Cứ đi, vì người ấy là lợi khí Ta chọn để mang danh Ta đến trước mặt các dân ngoại, các vua chúa và con cái Ítraen. Thật vậy, chính Ta sẽ chỉ cho người ấy thấy tất cả những đau khổ người ấy phải chịu vì danh Ta’”. (Cv 9:15-16). Ngài cho thấy giải thưởng Ngài lãnh nhận, lẫn cái giá ngài phải trả. Ngài ý thức cái giá phải trả để trở thành môn đệ. Sau này Ngài nói “Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta! Nhờ thập giá Người, thế gian đã bị đóng đinh vào thập giá đối với tôi, và tôi đối với thế gian. Quả thật, cắt bì hay không cắt bì chẳng là gì cả, điều quan trọng là trở nên một thụ tạo mới. Chúc tất cả những ai sống theo quy tắc ấy, và chúc Ítraen của Thiên Chúa được hưởng bình an và lòng thương xót của Người. Ước gì từ nay, tôi chẳng còn sợ ai làm phiền nữa, vì tôi mang trên mình tôi những dấu tích của Ðức Giêsu.” (Gl 6:16-17). Khi Thánh tông đồ muốn bác lý những người đánh đập mình thì Ngài chỉ cho họ những vết sẹo trên lưng mình. Những tín hữu tiên khởi đối diện với nguy hiểm, đánh đập và sự dữ. Họ là những anh hùng đúng nghĩa. Còn chúng ta thì tận hưởng, cầm điều khiển, nằm trên nệm xem tivi. Xin Chúa ban cho chúng ta ơn can đảm và đức tin mạnh mẽ mà dân của Chúa luôn thể hiện.
Vậy thì ba tố chất này là những cốt yếu để xây dựng tầm ảnh hưởng. Chúng ta phải tận tâm, tập trung và có tinh thần chiến đấu. Công việc thì có thể tiếp diễn mà không cần ba tố chất này, nhưng những nhà lãnh đạo mà đã chọn để Chúa sử dụng cuộc đời mình sinh hoa trái thì sẽ nhận ra họ cần có những tố chất này.