Trung Dung – Tứ Thơ

stock-footage-peaceful-lake-with-mountains-reflected-in-the-water

Ta không thể đề cập đến Đại Học mà không đề cập đến cuốn sách thứ hai của Chu Hi trong “Tứ Thơ” – đó là Trung Dung. Giống như bản văn Đại Học, bản văn này này cũng nằm trong bộ Lễ Ký. Tuy nhiên không giống như bản văn trước, bản văn này thu hút sự chú ý của các triết gia trong lịch sử khá sớm. Nó bổ sung một cách chính xác những gì mà Luận Ngữ thiếu, một nền triết lý mạch lạc về việc học trong những thuật ngữ của Đạo. Bản văn được bố trí như thể nó là Luận Ngữ với những câu nói được gán cho Khổng Tử và những môn đệ của ông. Ta rất có thể hiểu sai bản văn cổ này nếu chúng ta nghĩ rằng nó có tính lịch sử. Tất cả những gì chúng ta có thể nói là tác giả có thể nghĩ Khổng Tử có thể đã nói những điều đó, hoặc có thể hơn là tác giả muốn mượn thẩm quyền của Khổng Tử cho những gì mà mình viết. Mặc dù đôi khi “những trích dẫn” đã cố ý gán cho những người nói, mà họ không thể nào nói những điều như thế. Thí dụ, Trang Tử đã gán rất nhiều câu nói không thuộc trường phái nho gia cho Khổng Tử. Thực ra, đây chỉ là một cách nói để nhấn mạnh đến tầm quan trọng của câu nói.

Câu mở đầu cũng là một câu khá nổi tiếng:

“Thiên mạng chi vị tánh, suất tánh chi vị đạo, tu đạo chi vị giáo” (1)

Ý kiến về Đạo thì cũng rõ ràng trong bản văn này hơn là trong Luận Ngữ. Nó được hiểu như là sự có mặt khắp nơi và luôn luôn gần với chúng ta thậm chí chúng ta không nhận ra nó. Nó thì vĩ đại và có thể được nắm bắt bởi bất cứ ai nhưng nó cũng luôn luôn vượt lên trên dù cho đó là kiến thức của một thánh nhân đi chăng nữa. Trong nghĩa này, nó gần với tư tưởng về Đạo trong Đạo Đức Kinh, nhưng trong Trung Dung, sự nhấn mạnh thì được đặt nơi một thánh nhân hành xử thế nào trong việc tôn trọng sự hiếu đễ và những khế ước xã hội.

Giống như Đại Học, Trung Dung quan tâm đến đạo đức bên trong. Ở đây, nó đặc biết nhấn mạnh đến thuật ngữ “ [chân] thành”.

“Thành giả, tự thành giã, nhi Đạo tự đạo giã, thành giả, vật chi chung thủy, bất thành vô vật, thị cố quântử thành chi vi quí” (25)

Ở đây, giá trị đạo đức mang tính siêu hình. Mặc dù tiếng Anh có thể chuyển dịch nó một cách khá yếu là “sincerity”, nhưng nó cũng có thể được dịch là sự hội nhất (integrity). Nó là nhân đức mà có thể làm một người được thống nhất, bảo đảm cho những cảm xúc bên trong và những hành vi bên ngoài luôn hội nhất (là một mảnh). Nó cũng đồng nghĩa với động từ “trở thành”. Hơn nữa, trở nên chính mình (thành ngã) thì chính là đức vậy, trong khi làm cho các vật khác “trở thành” là tri vậy.[1] Do vậy, nhân đức chính yếu của Nho gia thì được bao bện trong điều đó. Thánh nhân là người mà có lòng chân thành và sự thống nhất trong tất cả những gì người ấy làm (20). Do vậy, chúng ta đọc thấy:

“Thành giả, thiên tri Đạo giã, thành chi giả, nhơn chi Đạo giã.” (20)

Con đường hai chiều này được thiết lập như thể luôn dụng chạm đến điểm nhấn ấy và không bao giờ đi xa khỏi suy nghĩ về sự chân thành và đó chính là hình ảnh của thánh nhân.[2]

Với tư tưởng này ta quay lại chương đầu tiên của sách và tiêu đề của cuốn sách này: một ý tưởng quan trọng là “sự trung dung”

“Hỷ, nộ, ai, lạc chi vị phát, vị chi trung, phát nhi giai trúng tiết, vị chí hòa, trung giã giả, thiên hạ chi đại bốn giã, hòa giã giả, thiên hạ chi đạt Đạo giã, trí trung hòa, thiên hạ thi vị yên, vạn vật dục yên.” (1)

Nói cách khác, có một sự cân bằng nguyên thủy trước khi bất cứ cảm xúc nào được diễn tả ra và một hình thức thứ hai của sự cân bằng khi mà các cảm xúc đã được diễn tả nhưng không phá vỡ sự cân bằng ấy. Để là một thánh nhân có nghĩa là phải đạt đến trạng thái này của sự hòa hợp bên trong, sự cân bằng và “sự chân thành” là sợi chỉ bảo đảm cho sự thống nhất của cả sự cân bằng nguyên thủy và sự cân bằng nội tâm đã được phát triển.

Trong nhiều cách thế, Trung Dung có thể được nhìn như một sự phản tỉnh dài lâu về bản chất của sự phát triển. Như một cây đang lớn lên, nó vẫn luôn luôn là nó. Nó có thể cao lên hơn, cành lá có thể rậm rạp hơn. Không nghi ngờ, nó lớn lên trong mọi khía cạnh. Con người một cách lý tưởng cũng có thể lớn lên cũng cùng một cách thức như vậy hay một thành bang cũng thế. Thành bang được ví như là một cây sậy, nó lớn lên rất nhanh[3]. Do đó, bản văn cũng chỉ ra mối quan hệ gần gũi giữa tự nhiên và thế giới con người và chúng ta thấy khuôn mẫu về sự phát triển của cây cối đã cung cấp khuông mẫu và luận lý cho đạo đức như thế nào. Một cây, luôn duy trì loại hình cây mà nó là. Con người cũng thế. Lòng nhân của nho gia thì được định nghĩa như là đặc trưng của điều mà được gọi là người và giá trị của công bình trong Mạnh Tử thì được định nghĩa như là điều riêng và phù hợp.[4]

Trong triết học Trung Hoa, khái niệm về Đạo thì quan trọng, không giống như những bản văn trước Nho gia, Trung Dung đã mang đến những yếu tố siêu hình cho khái niệm này. Đạo thì vừa nhỏ nhưng cũng vừa lớn:

“Thiên địa chi đại giã, nhân du hữu sở hám, cố quân tử ngứ đại, thiên hạ mặc năng tải yên, ngứ tiểu, thiên hạ mặc năng phá yên.”(12)

Đạo mở rộng từ đạo đức trong gia đình đến toàn thế giới:

Quân tử chi Đạo, tạo đoan hồ phu phụ, cập kỳ chí giã, sát hồ thiên địa.(12)

Kết quả là đây là điều quan trong nhất đối với chúng ta: “Đạo giã giả, bất khả tu du ly dã”(1). Do đó, cái gì mà còn có thể tách ra thi không phải là Đạo[5]. Chiều kích luân lý của đạo được nhấn mạnh bởi câu nói: “sự trung thành và tôn trọng người khác thì không xa với Đạo[6]. Câu nói này dẫn đến một phiên bản tiêu cực của Khuôn Vàng Thước Ngọc trong đạo đức: “thi chư kỷ nhi bất nguyện, diệc vật thi ư nhơn” (13). Nền đạo đức của Trung Hoa phát triển theo năm mối quan hệ: quân – thần, phụ – tử, phu – phụ, côn – đệ, bằng hữu chi giao. (20)

Edmund Ryden, S.J.

[1] Thành kỷ, nhân giã, thành vật, trí giã (25)

[2] Thành giả, bất miễn nhi trúng, bất tư nhi đác, thung dung trung đạo: thánh nhơn giã (20)

[3] Phù chính giã giả, bồ lư giã (20)

[4] Nhơn giả, nhơn giả, nghĩa giả, nghĩa giả (nhân aí là nhân vậy, hòa họ’p nghĩa vậy) (20)

[5] Khả ly, phi Đạo giã

[6] Trung thứ vi đạo bất viễn (13)

Kiểm tra tương tự

Hỡi các bậc phụ huynh, thánh Tôma Aquinô sẽ giúp bạn vượt qua những năm tháng mệt mỏi

Thánh Tôma Aquinô hiểu sự hiện hữu như một quá trình năng động chuyển từ …

Đất nước duy lý trước cơn đói khát thiêng liêng

Nhìn về một kiểu đa dạng khác cho Giáo hội hiệp hành và thần học …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *