Trong những ngày qua, tôi đã dùng Từ điển Việt – Bồ – La để giải thích nghĩa các từ cổ trong các Kinh đọc thường ngày, Chúa Nhật, Lễ Trọng và các Kinh cầu. Nhiều độc giả khát khao được tôi giải thích thêm các Kinh nguyện giỗ (cầu cho linh hồn nào đó mới qua đời, hoặc là trong những ngày giỗ), các Kinh phép ngắm Rosa, các Kinh viếng Đàng Thánh Giá, các Kinh ngắm Bảy Sự Đức Mẹ (buồn – vui), Bảy Sự Ông Thánh Giuse… Trong giới hạn của mình, với khát mong đáp lại lòng yêu mến Chúa của giáo dân Việt Nam, tôi sẽ gởi đến quý vị dần dần để quý vị kịp nguyện gẫm thật sâu, những tài sản quý giá các nhà truyền giáo cũng như ông cha ta để lại. Nguyện Chúa chúc lành cho quý vị.
Dưới đây là một trong những Kinh mà giáo dân Việt Nam thường đọc trong các ngày giỗ hoặc là khi có ai đó mới qua đời. Các dịp ấy, tín hữu trong các Giáo họ, Giáo xứ tụ tập tại các gia đình hoặc những nơi chung để cầu nguyện cho linh hồn người thân yêu. Bài kinh vần điệu thật hay, nhưng có khá nhiều từ cổ khiến cho người đọc có khi đọc lên nhưng không hiểu hết nghĩa. Xin gởi đến quý vị phần giải nghĩa để đáp lại tấm chân tình khát mong của quý vị.
CẢM TẠ NIỆM TỪ
(KINH NGUYỆN GIỖ)
(Bản Diễn Ca của cụ Phạm Trạch Thiện)
Lạy ơn Thiên Chúa cao sang
Chín tầng ngự trị thiên đàng liên liên.
Loài người mọnmạy phàm hèn
Cùng chung muôn vật ở trên địa cầu.
Tính thiêng soi tới khắpthâu,
Suốtthông mọi sự làulàu không sai.
Rấtcông chẳng chút riêng ai,
Khắp hòa che chở chẳng ngoài kiềnkhôn.
Chúng tôi chút phận dân con,
Trộm đem tấcdạnguhôn nghĩ rằng:
Chúa Cha phép tắc khôn chừng,
Linhthôngrất mực toàn năng vô cùng,
Bởi không rẽ đám hồngmông,
Máyhuyền tạo hóa phép thông diệu thần,
Sinh nên trời đất thầnnhân,
Cùng chung muôn vật mọi phần tốt xinh.
Chúa Con lòng rất nhân lành,
Vì thương thiên hạ giáng sinh chữa đời.
Để tòa cao trọng trên trời,
Liều mình chịu chết thay loài người ta.
Thánh Thần Thiên Chúa Ngôi Ba
Uy linh hiệnhóa thiết tha ôn tồn.
Cho ta mạnh sức linh hồn,
Đầy lòng đức nghĩa caotôn khác vời.
Ba Ngôi cũng một Chúa Trời,
Một tính một phép Ba Ngôi một giềng.
Trí năng mộtthể cao sang,
Tốt lành nhân đức vẻ vang rất là.
Bây giờ trộm dám suy ra,
Hồn nay đã phải nghiêmtra trước tòa.
Xét từ hồn mới sinh ra,
Chưngnay hồn đã phải qua đời rồi.
Chịuơn Thiên Chúa vôhồi.
Lo hồn hoặc lại luốngcôi vô tình.
Ở đời những thuở bìnhsinh,
Chẳng suy chẳng nghĩ việc lành phải chăm.
Lòng lo miệng nói mình làm,
Chanchan lỗi phạm sai lầm lắm thôi,
Linh hồn ba phép chẳng noi,
Dùng về nẻo khác lôi thôi nhiều chiều,
Từbề xác thịt ngã xiêu,
Đi càn lối vạy chẳng theo đàng lành,
Kinh dâng chẳngvẹn tâm thành,
Phượng thờ chẳngtrọn bậc mình sớm trưa.
Gặp cơn nguyách chẳng ngờ,
Ăn năn chưa trọn ngày giờ đã qua.
Than ôi! Giờ chết chẳng xa,
Khí thiêng mong thở hắt ra còn gì.
Bồi hồi hoi hóp đang khi,
Cậy trông Chúa cả phù trì ủi an.
Phương chi ngày trước lo toan,
Ích riêng theo thói thế gian chiều lòng.
Lỗi nay khôn kể cho cùng,
Ai hay cứu thoát khỏi vòng hồnglô.
Hỡi ơi! Lạy Chúa Giêsu,
Chuộc đền ơn cả thương cho lúc này.
Cậy trông Đức Mẹ nhânthay,
Cầu cùng Chúa cả lỗirày thứ cho.
Lại xin Đức Thánh Angiô,
Bấy lâu gìn giữ hộ phù tínhlinh,
Hằng hằngdạy dỗ đinhninh,
Đã công coi sóc thần hình bấythu.
Rày xin giúp đỡ cần cù,
Để cho thắng được kẻ thù thiêngnay.
Cùng xin đấng thánh quan thầy
Vốn từng thân thiết thuở ngày bình sinh.
Hằng hằng đỡ vực che bênh,
Xin Người thương đoái đinhninh thay lời.
Lại xin các Thánh trên trời,
Đang chầu chực Chúa ở nơi vuivầy,
Vì tình thương đến hồn này,
Cầu cho chóng được thấy ngày hiển vinh.
Như Lời Chúa phán rànhrành.
Xin thì sẽ được ơn lành đoái thương.
Sấp mình trông Chúa cao sang,
Ba Ngôi một tính rõ ràng uy nghi.
Trời cao đất rộng cựckỳ,
Trong tay quyền phép tóm về kỷcương.
Cao xa Chúa ngự thiên đàng,
Thấu nghe suốt hết trần gian mọi vùng.
Khuyên răn thưởng phạt rất công,
Lưới trời lồng lộng ai hòng trốnthâu
Chúng tôi cả dám khấuđầu,
Hết lòng van thiết âu sầu kêu xin.
Rộng tha phần phạt luyệnđền,
Cho linh hồn ấy được lên thiên đàng.
Sống lâu hưởng phúc vinh quang,
Đềnxuân cõi thọ vẻ vang đời đời.
Kinh văn cầu khẩn một bài,
Mọi người xin hết hợp lời. Amen.
Trong Kinh này chúng ta lại gặp lại câu khi bắt đầu lời kinh: “Lạy ơn Thiên Chúa cao sang…” như tôi đã giải thích nhiều “lạy ơn” là lời “tạ ơn” lời đầu tiên khi bắt đầu đọc kinh cầu nguyện, trước khi ca ngợi và xin ơn. Từ “caosang” Hùinh Tịnh Của giải thích “cao” nghĩa là “vượt lên trên hết”, “sang” nghĩa là “vinh hiển”, “caosang” nghĩa là “sang cả”, là “vinh hiển vô song, vượt lên trên hết mọi loài”. “Chín tầng ngự trị thiên đàngliên liên”: từ “liên liên” nghĩa là “luôn luôn”.
Lạy ơn Thiên Chúa cao sang
Chín tầng ngự trị thiên đàng liên liên.
Câu này có nghĩa là: Lạy Thiên Chúa, chúng con tạ ơn Chúa, Đấng vinh hiển vô song, Ngài luôn luôn ngự trị trên chín tầng trời cao thẳm. Hoặc có thể hiểu: Lạy Thiên Chúa, Đấng vinh hiển vô song, Ngài luôn luôn ngự trị trên chín tầng trời cao thẳm, chúng con tạ ơn Chúa.
Loài người mọnmạyphàm hèn
Cùng chung muôn vật ở trên địa cầu.
Từ “mọn mạy”: “mọn” nghĩa là “bé mọn”, Tự Vị Annam Latinh có từ “mạy” nhưng tác giả không giải thích, tiếp đến là mục từ “nhớ mạy” nghĩa là “nhớ mang máng” có thể nói là nhớ không đáng kể, suy ra “mọn mạy” nghĩa là “nhỏ bé không đáng kể”; Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình Tịnh Của có từ “mọn mạy” nghĩa là “nhỏ bé, hèn mọn”. Từ “phàm hèn”: “phàm hèn” nghĩa là “hèn hạ”. Ghép hai từ ghép “mọn mạy” và “phàm hèn” để làm gia tăng nét nghĩa “nhỏ bé, hèn mọn, hèn hạ” của thân phận con người. Chúng ta cũng nhớ lại kiểu nói “chúng con là kẻ hèn mọn”, “chúng con là vật mọn”… đã được Cha Đắc Lộ xác định, đây là kiểu nói cửa miệng cách khiêm tốn của người An Nam lúc bấy giờ.
Câu kinh “Loài người mọnmạyphàm hèn, cùng chung muôn vật ở trên địa cầu” nghĩa chung là trước Thiên Chúa cao sang “loài người chúng con nhỏ bé hèn mọn, cũng như muôn vật khác ở trên trái đất này”.
Tính thiêng soi tới khắp thâu,
Suốtthông mọi sự làulàu không sai.
“Tính thiêng soi tới khắp thâu” nghĩa là Thiên Chúa thiêng liêng vô cùng có thể thấu biết khắp nơi, “thâu” nghĩa là thấu hết. “Suốtthông mọi sự làulàu không sai”: Từ “suốt thông” hay “thông suốt” nghĩa như nhau vì đây là từ ghép đẳng lập có thể đảo vị trí cho nhau, nghĩa là Chúa biết rõ, Chúa hiểu hết; từ “làu làu” nghĩa là “hoàn toàn, trọn vẹn”.
Câu kinh “Tính thiêng soi tới khắp thâu, suốtthông mọi sự làulàu không sai”: nghĩa là “Thiên Chúa thiêng liêng, Ngài thấu tỏ khắp mọi nơi, thấu cả những gì kín ẩn trong lòng, Ngài biết hết mọi sự, cái biết của Ngài hoàn toàn trọn vẹn không sai điều nào bao giờ”.
Rấtcông chẳng chút riêng ai,
Khắp hòa che chở chẳng ngoài kiềnkhôn.
“Rất công chẳng chút riêng ai”: Từ “rất” (rứt) theo Từ điển Việt – Bồ – La nghĩa là “dấu chỉ cấp cao nhất”. “Rất công” nghĩa là Thiên Chúa vô cùng công bằng, công thẳng, công minh... Từ “riêng” trong câu này nghĩa là “riêng tư”. Chúng ta vẫn nghe câu nói cửa miệng của các thế hệ cha ông lớn tuổi về cụm từ “riêng tư, tây vị” nghĩa là “thiên vị”. Câu kinh này có nghĩa là “Thiên Chúa là Đấng ‘rất công (công bằng)’, Ngài không chút thiên vị ai”.
“Khắp hòa che chở chẳng ngoài kiềnkhôn”: Từ “hòa” đồng nghĩa với từ “cảvà” trong tiếng Việt cổ nghĩa là “tất cả”; “khắp hòa” nghĩa là “khắp tất cả”. Từ “kiềnkhôn”: “kiền” là âm Hán cổ của từ “càn”; “càn khôn” nghĩa là “trời đất”. Nguyên trọn câu này có nghĩa là “Thiên Chúa che chở tất cả mọi người trên trái đất này”.
Câu kinh: “Rất công chẳng chút riêng ai, khắp hòa che chở chẳng ngoài kiềnkhôn”: nghĩa là “Thiên Chúa là Đấng ‘rất công (công bằng)’, Ngài không chút thiên vị ai; tất cả mọi người trên trái đất này đều được Ngài che chở”.
Chúng tôi chút phận dân con,
Trộm đem tấcdạnguhôn nghĩ rằng:
Từ “tấcdạ” nghĩa là “lòng”, “tấc lòng” là “tấm lòng”; “ngu hôn” nghĩa là “ngu si mờ tối” chúng ta cũng gặp từ “hôn” trong “hoàng hôn” có nghĩa đen là “mờ tối”, còn “hôn” trong “ngu hôn” là nghĩa bóng cũng chỉ về sự mờ tối tâm hồn. Cả câu kinh nghĩa là “chúng con phận làm dân, làm con Chúa; chúng con với tâm hồn ngu si mờ tối dám nghĩ thầm rằng”:
Chúa Cha phép tắc khôn chừng,
Linhthôngrất mực toàn năng vô cùng,
Bởi không rẽ đám hồngmông,
Máyhuyền tạo hóa phépthông diệu thần,
Sinh nên trời đất thầnnhân,
Cùng chung muôn vật mọi phần tốt xinh.
“Chúa Cha phép tắc khôn chừng”: Từ “phép tắc” như đã giải thích nghĩa là “quyền năng”. Từ “khôn” nghĩa là “không”, chúng ta cũng thường hay thấy cụm từ “khôn dò, khôn thấu, khôn ví…” trong các Thánh Vịnh hoặc trong các bài hát thánh ca, từ “khôn” trong cụm từ ấy cũng có nghĩa là “không”. Từ “chừng” trong Tự Vị Annam Latinh giải thích là “tận cùng”. Như vậy cụm từ “khônchừng” nghĩa là “không có tận cùng” đồng nghĩa với “vô cùng”. Cả câu ý nói “Thiên Chúa Cha là Đấng quyền năng vô cùng”.
“Linhthôngrất mực toàn năng vô cùng”: Trong cụm từ “linh thông” từ “linh” nghĩa là “linh thiêng”, “thông” nghĩa là “thấu suốt hết”; từ “rất mực” trong Từ điển Việt – Bồ – La giải thích “rất” (rứt) nghĩa là “dấu chỉ cấp cao nhất”, “rất mực” nghĩa là “tuyệt đỉnh”. Câu này có nghĩa: “Thiên Chúa là Đấng thiêng liêng, thấu suốt hết tất cả và Ngài vô cùng toàn năng”.
“Bởi không rẽ đám hồngmông”: Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình Tịnh Của có từ “hồng mông” ông ghi chú là từ ít dùng, đồng nghĩa với từ “hồng hoang”; “hồng hoang” theo Tự Vị Annam Latinh có nghĩa là “trước khi vũ trụ được tạo thành”.
“Máyhuyền tạo hóa phépthông diệu thần”: Cụm từ “máy huyền” là cụm từ lược bớt của “máy huyền vi” mà chúng ta gặp trong Thánh Thi Kinh Chiều thứ Sáu tuần I “máy huyền vi Ngài nắm gọn trong tay”. Từ điển Việt Nam của Hội Khai Trí Tiến Đức, giải thích nghĩa thứ hai nghĩa bóng của từ “máy” là “sức phát động của Tạo Hóa”, còn từ “huyền” nghĩa là “mọi sự chưa dính vào đâu, chưa có gì, còn huyền bí”. Đây là ý tưởng lấy lại trong văn chương cổ xưa, ví dụ: trong Ca Dao có câu “Máy huyền vi mở đóng khôn lường”; hoặc như trong Lục Vân Tiên “Chẳng qua máy tạo đổi thay khôn lường”; còn trong Hoa Tiên thì diễn tả “Mới hay máy tạo tuần hoàn dành cho”… Ý của cụm từ “máy huyền Tạo Hóa” nghĩa là “Vũ trụ trời đất này được ví như một cái máy vĩ đại. Trong máy cái đó, có những điều cao siêu, lạ lùng, kỳ vĩ vượt quá sức hiểu biết của con người. Chính Chúa đã dựng nên cái máy vĩ đại đó”. Cụm từ “phép thông” là từ ghép đẳng lập giữa hai từ “quyền phép” và “thông minh”, nghĩa là “toàn năng” và “thấu biết mọi sự”. Hai từ này đã được giải thích trong Kinh Cậy và Kinh Tin.
“Sinh nên trời đất thầnnhân, cùng chung muôn vật mọi phần tốt xinh”. Cụm từ “sinh nên” theo Tự Vị Annam Latinh nghĩa là “dựng nên”. Câu kinh này nghĩa là “Chúa Cha dựng nên trời đất, thiên thần, loài người, cùng mọi loài tạo vật, tất cả đều tốt đẹp.”
Sáu câu thơ kinh này ca ngợi “Thiên Chúa Cha là Đấng quyền năng vô cùng, Ngài dựng nên vũ trụ trời đất từ hư không, Ngài dựng nên thiên thần, loài người và muôn muôn vật”.
Chúa Con lòng rất nhân lành,
Vì thương thiên hạ giáng sinh chữa đời.
Để tòa cao trọng trên trời,
Liều mình chịu chết thay loài người ta.
Từ “nhân lành” nghĩa là “khoan dung và quảng đại”, “rất nhân lành” nghĩa là “khoan dung và quảng đại vô cùng”. Từ “thương, mến, yêu” trong Từ điển Việt – Bồ – La đều có nghĩa là “yêu” như đã giải thích trong Kinh Mến. Từ “thiên hạ” theo tiếng Việt hiện đại được giải thích “người đời, trừ mình và những người thân ra” nghĩa này hoàn toàn không phù hợp với lời kinh. Từ điển Việt – Bồ – La giải thích “thiên hạ” nghĩa là “tất cả mọi người dưới bầu trời này”. Từ “chữa” có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất là “cứu cho khỏi mọi tội lỗi và sự dữ”, nghĩa thứ hai là “giải cứu khỏi bất cứ tai họa nào như bệnh nạn hoặc sự nguy hiểm...”
Từ “để” có một nghĩa rất cổ đó là “bỏ”. Từ “cao trọng” nghĩa là “cao sang, quí trọng”.
Bốn câu kinh này nói về “Chúa Giêsu là Ngôi Hai, Ngôi Con, Ngài là Đấng khoan dung quảng đại vô cùng, vì yêu thương loài người chúng ta Ngài muốn cứu vớt chúng ta; Ngài đã bỏ trời sinh xuống trần gian, hy sinh chịu chết thay cho chúng ta”.
Thánh Thần Thiên Chúa Ngôi Ba
Uy linh hiệnhóa thiết tha ôn tồn.
Cho ta mạnh sức linh hồn,
Đầy lòng đức nghĩa cao tôn khácvời.
Cụm từ “hiện hóa” là từ ghép hội nghĩa của hai từ “hiện diện và thánh hóa”. Chúa Thánh Thần hiện diện và biến đổi con người theo ý Thiên Chúa, theo hình ảnh Thiên Chúa. Cả bốn câu này nói về “Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba Thiên Chúa, Ngài rất uy linh, Ngài hiện diện thánh hóa và dịu dàng với mỗi người, Ngài ban ơn sức mạnh cho linh hồn, để chúng ta sống trọn nhân nghĩa cao quý và được tôn trọng khác vời”.
Ba Ngôi cũng một Chúa Trời,
Một tính một phép Ba Ngôi một giềng.
Trí năng mộtthể cao sang,
Tốt lành nhân đức vẻ vang rất là.
Từ “giềng” đồng nghĩa với “giường, chiềng” ý chỉ “giềng mối”. Bốn câu gôm lại nghĩa là “Ba Ngôi nhưng là một Thiên Chúa, cùng một bản tính, một quyền năng như nhau, cùng cao sang, tốt lành, vẻ vang như nhau”.
Bây giờ trộm dám suy ra,
Hồn nay đã phải nghiêmtra trước tòa.
Xét từ hồn mới sinh ra,
Chưngnay hồn đã phải qua đời rồi.
Câu này có nghĩa: Giờ đây, chúng ta suy nghĩ cách kín đáo trong lòng rằng, linh hồn mới qua đời đã phải ra trước tòa phán xét, phải được tra hỏi cách nghiêm minh.
Từ “chưng” là một từ rất cổ, trong Từ điển Từ Cổ của Vương Lộc1 đã ghi 6 nét nghĩa của từ “chưng”, nét nghĩa thứ 2 là nét nghĩa trong bối cảnh của câu kinh này. “Chưnglà từ biểu thị phạm vi thời gian diễn ra sự việc được nói đến.” “Chưng nay”nghĩa là “cho đến nay”. Câu kinh này nghĩa trọn vẹn là “Linh hồn vừa qua đời đã phải ra trước tòa Chúa một cách nghiêm minh. Linh hồn phải chịu xét xử từ lúc mới sinh ra, cho đến nay khi hồn vừa qua đời”.
Chịu ơnThiên Chúa vôhồi.
Lo hồn hoặc lạiluống côi vô tình.
Từ “chịu ơn” như đã giải thích trong Kinh Truyền Tin, là một từ có nét nghĩa tích cực, nét nghĩa này chỉ có trong tiếng Việt cổ, nghĩa là “được ơn, nhận ơn, lãnh ơn”. Từ “vô hồi” Từ điển Việt – Bồ – La giải thích nghĩa là “không đếm được, vô số”. Câu kinh này nghĩa là “chúng ta lãnh nhận ơn của Thiên Chúa rất nhiều, không tài nào đếm nổi”. Các từ điển không thấy ghi nhận cụm từ “luống côi”, có lẽ cụm từ này tác giả làm trại âm của từ “luống công” để cho đúng vần đúng điệu thơ lục bát; nghĩa của từ “luống công” nghĩa là “uổng công” (luống = uổng). Ý của câu này nghĩa là “lo cho linh hồn, không biết có nghĩ đến việc ‘chịu ơn Thiên Chúa vô cùng’ hay không; hay lại là uổng công bởi vì sự ‘vô tình’ của linh hồn”.
Ở đời những thuở bìnhsinh,
Chẳng suy chẳng nghĩ việc lành phải chăm.
Lòng lo miệng nói mình làm,
Chanchan lỗi phạm sai lầm lắm thôi.
Từ “những” tiếng Việt cổ có ba nét nghĩa: 1.nhiều; 2.chỉ có thể; 3.trong khi đó; trong câu “Ở đời những thuở bìnhsinh” thì “những” có nghĩa thứ 3; cụm từ “thuởbình sinh” nghĩa là “lúc còn sống ở đời”. Từ “chan chan” nghĩa là mênh mông, nhiều lắm. Trọn câu kinh nghĩa là: “Ở đời, trong khi còn sống, không chịu suy nghĩ đến chăm chỉ siêng năng làm việc lành; nhưng lỗi phạm thì rất nhiều, từ tư tưởng (lòng lo), lời nói (miệng nói), đến việc làm (mình làm)”.
Linh hồn ba phép chẳng noi,
Dùng về nẻo khác lôi thôi nhiều chiều,
Từ “phép” trong câu này là “phépluật”, từ “noi” nghĩa là “giữ”, từ “dùng” trong tiếng Việt cổ có một nét nghĩa rất cổ là “chăm chút”. Câu này ý nói: “Linh hồn có ba điều luật phải giữ đã nhắc ở trên đó là tư tưởng, lời nói, việc làm; nhưng dường như là linh hồn lại lo chăm chút điều khác, ham nẻo khác, lôi thôi nhiều vấn đề khác mà không chăm lo giữ tư tưởng, lời nói, việc làm cho đẹp lòng Chúa.”
Từ bề xác thịt ngã xiêu,
Đi càn lối vạy chẳng theo đàng lành,
Kinh dâng chẳng vẹn tâm thành,
Phượng thờ chẳng trọn bậc mình sớm trưa.
Cụm từ “lối vạy” nghĩa là “đường tà, đường cong queo không ngay thẳng, không phải là con đường chân chính đẹp lòng Chúa”. Tiếng Việt cổ đọc từ “đàng” nghĩa là “đường”. Bốn câu kinh này có nghĩa là: “Từ dạo (từ bề) mà yếu đuối sa ngã, thì linh hồn đã đi càn (ẩu, bậy) vào đường tà, đường gian ác mà không đi theo con đường lành thánh; đọc kinh dâng Chúa thì không trọn vẹn với lòng thành, làm việc thờ phượng Chúa thì không trọn vẹn cho xứng với bậc mình, làm qua loa trong ngày.”
Gặp cơn nguy ách chẳng ngờ,
Ăn năn chưa trọn ngày giờ đã qua.
Than ôi! Giờ chết chẳng xa,
Khí thiêng mong thở hắt ra còn gì.
Bồi hồi hoi hóp đang khi,
Cậy trông Chúa cả phù trì ủi an.
Phương chi ngày trước lo toan,
Ích riêng theo thói thế gian chiều lòng.
Lỗi nay khôn kể cho cùng,
Ai hay cứu thoát khỏi vòng hồnglô.
Từ “ách” có nghĩa là “nạn”. “Gặp cơn nguy ách chẳng ngờ” nghĩa là “gặp cơn gian nguy, hoạn nạn đến vào lúc không ngờ”. Lúc ấy “không kịp ăn năn thì ngày giờ đã hết”. Lời kinh dạy, lúc ấy hãy “cậy trông và tin tưởng vào Chúa, cho dù khi còn sống đã chiều theo thói thế gian, chỉ tìm ích riêng cho mình”.
“Lỗi nay khôn kể cho cùng, ai hay cứu thoát khỏi vòng hồnglô”: Từ “hay” trong câu này có nghĩa là “mở ra, đưa ra”. Nghĩa của câu là “Lỗi của linh hồn đã trót phạm thì khôn kể xiết, chẳng ai có thể mở ra hoặc cứu thoát ra khỏi ngọn lửa hồng”.
Hỡi ơi! Lạy Chúa Giêsu,
Chuộc đền ơn cả thương cho lúc này.
Câu này là “lời than vãn cùng Chúa Giêsu, xin Chúa cứu chuộc linh hồn ấy bằng “ơn cả” (ơn huệ lớn lao) trong lúc lìa thế này”.
Cậy trông Đức Mẹ nhânthay,
Cầu cùng Chúa cả lỗirày thứ cho.
“Cũng xin Đức Mẹ vô cùng khoan nhân, cầu bầu cùng Chúa nay tha thứ lỗi cho linh hồn ấy”.
Lại xin Đức Thánh Angiô,
Bấy lâu gìn giữ hộ phù tínhlinh,
Hằng hằngdạy dỗ đinhninh,
Đã công coi sóc thần hình bấy thu.
Rày xin giúp đỡ cần cù,
Để cho thắng được kẻ thù thiêng nay
Cụm từ “Đức Thánh Angiô” nghĩa là Thánh Thiên Thần, từ “Angiô” được phiên từ tiếng gốc Bồ Đào Nha có nghĩa là “Thiên thần”. Từ “tính linh” nghĩa là “phần linh hồn của con người”. Từ “hằnghằng” nghĩa là “luôn luôn”, “đinhninh”nghĩa là “ân cần giao phó”,“bấy” nghĩa là “dường ấy”, “rày” nghĩa là “nay”. Và chúng con cũng xin Thiên Thần bản mệnh, xưa dạy dỗ, gìn giữ bảo vệ hồn xác của người mới qua đời. Thì nay xin giúp đỡ, để chúng con thắng được kẻ thù thiêng liêng này.
Cùng xin đấng thánh quan thầy
Vốn từng thân thiết thuở ngày bình sinh.
Hằng hằng đỡ vực che bênh,
Xin Người thương đoái đinh ninh thay lời.
Từ điển Việt – Bồ – La có mục từ “quan thày” được giải thích rất hay: “quan thày” là “vị quan của tôi, là người điều khiển, dẫn dắt tôi, là vị quan mà tôi tùy thuộc vào ngài”. Ý của hai câu kinh là “xin thánh quan thầy (bổn mạng), Đấng đã gắn bó với linh hồn mỗi người từ khi chào đời; xin Ngài luôn luôn bênh vực che chở, xin giao phó cho người linh hồn này.”
Lại xin các Thánh trên trời,
Đang chầu chực Chúa ở nơi vui vầy,
Vì tình thương đến hồn này,
Cầu cho chóng được thấy ngày hiển vinh.
Cụm từ “nơi vui vầy” được hiểu là “thiên đàng, nơi có Chúa ngự”. Từ “chóng” nghĩa là “mau”. Bốn câu này là “cầu xin các thánh, thương đến linh hồn mới qua đời mà cầu bầu trước tòa Chúa, cho linh hồn ấy cũng được về chầu Chúa ở ‘nơi vui vầy’.”
Như Lời Chúa phán rành rành.
Xin thì sẽ được ơn lành đoái thương.
Sấp mình trông Chúa cao sang,
Ba Ngôi một tính rõ ràng uy nghi.
Trời cao đất rộng cực kỳ,
Trong tay quyền phép tóm về kỷcương.
Cao xa Chúa ngự thiên đàng,
Thấu nghe suốt hết trần gian mọi vùng.
Khuyên răn thưởng phạt rất công,
Lưới trời lồng lộng ai hòng trốn thâu.
Từ “rành rành” có nghĩa là “rõ ràng”. “Trời cao đất rộng cực kỳ, trong tay quyền phép tóm về kỷcương”: Từ “kỷ cương” = “kỷ cang” nghĩa là “luật pháp”. Hai câu này có nghĩa là “dù trời đất bao la rộng lớn vô cùng, nhưng dưới bàn tay uy quyền của Thiên Chúa thì nó phải đi vào kỷ cương, luật pháp của Ngài”. Từ đó suy ra, con người cũng không thể tránh khỏi quy luật muôn đời ấy, con người cũng phải đi vào trong “luật pháp” của Ngài.
“Lưới trời lồng lộng ai hòng trốnthâu”: “Trốn thâu” nghĩa là “trốn thoát, trốn khỏi”. Câu kinh ý nói: “Dưới bầu trời bao la này, con người không thể thoát ra khỏi bàn tay Thiên Chúa. Đừng có ai mong trốn khỏi lưới trời”.
Chúngtôi cả dám khấuđầu
Hết lòng van thiết âu sầu kêu xin.
Rộng tha phần phạt luyện đền,
Cho linh hồn ấy được lên thiên đàng.
Sống lâu hưởng phúc vinh quang,
Đềnxuân cõi thọ vẻ vang đời đời.
Kinh văn cầu khẩn một bài,
Mọi người xin hết hợp lời. Amen.
Từ “khấuđầu”, từ điển Hán Việt giải thích “khấu” nghĩa là “cúi rạp đầu xuống”. “Chúng tôi cả dám khấuđầu”: Chúng tôi những người còn đang sống, chúng tôi “cả dám” nghĩa là “chúng tôi gan to lắm, dám đến trước nhan Chúa cao sang uy nghi, cúi rạp mình xuống, hết lòng than van kêu xin”. “Xin Chúa rộng lòng tha phần phạt mà linh hồn mới qua đời này phải đền trong luyện ngục, xin cho linh hồn ấy được lên thiên đàng, được hưởng phúc vinh quang, được vào nơi ví như ‘đền xuân’ cao trọng xinh đẹp muôn đời”.
“Kinh văn cầu khẩn một bài”: Tác giả gọi bài kinh này, là lời kinh dưới dạng thơ văn, mọi người hợp nhau cầu nguyện cho người đã qua đời. Tất cả hợp lời với lòng tin trọn vẹn. “Amen”.
1 Vương Lộc, “Từ điển Từ Cổ”, Nxb Đã Nẵng, Trung Tâm Từ điển học, 2002, trang 37.