Từ Điển Việt – Bồ – La giúp hiểu rõ ý nghĩa Kinh cầu Trái Tim Chúa Giêsu

e9f94feb405477117e627dc1f2c9b665Kinh Cầu Trái Tim Đức Chúa Giêsu

Xin Chúa thương xót chúng con. *(Thưa: lặp lại)
Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.
*(Thưa: lặp lại)
Xin Chúa thương xót chúng con.
*(Thưa: lặp lại)
Chúa Kitô nghe cho chúng con.
* Thưa : Chúa Kitô nhận lời chúng con.
Đức Chúa Cha ngự trên trời là Đức Chúa Trời thật.
* Thưa : Thương Xót Chúng Con (câu nào cũng thưa như vậy)
Đức Chúa Con chuộc tội cứu thế là Đức Chúa Trời thật.
Đức Chúa Thánh Thần là Đức Chúa Trời thật.
Ba Ngôi cũng là một Đức Chúa Trời.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu (TTĐCGS) con Đức Chúa Cha hằng có đời đời.
TTĐCGS bởi phép Đức Chúa Thánh Thần đã
dựngnên trong lòng Rất Thánh Đức Mẹ Đồng Trinh.
TTĐCGS hợp làm một cùng Ngôi Thứ Hai cho trọn.
TTĐCGS
oaivọng vô cùng.
TTĐCGS là đền thánh Chúa Trời.
TTĐCGS là toà Đấng
cực cao cực trọng.
TTĐCGS là đền đài Chúa Trời cùng là cửa thiên đàng.
TTĐCGS là lò lửa mến hằng cháy.
TTĐCGS gồm sự công chính và sự thương yêu.
TTĐCGS đầy sự nhân lành cùng sự yêu dấu.
TTĐCGS là vực đầy mọi nhân đức.
TTĐCGS rất đáng ngợi khen mọi đàng.
TTĐCGS là Vua lòng mọi người cùng là chốn phải hướng về
thaythảy.
TTĐCGS là kho mọi sự khôn ngoan thông thái.
TTĐCGS là nơi
trót tính Đức Chúa Trời ngự.
TTĐCGS là chốn Đức Chúa Cha lấy làm ưa ý mọi đàng.
TTĐCGS là mạch
đầy dẫy hằng chảy ơn lành cho hết mọi người chúng con.
TTĐCGS các thánh trên trời khao khát.
TTĐCGS
hay nhịn hay thương vô cùng.
TTĐCGS
hay ở rộng rãi cùng những kẻ nguyện xin.
TTĐCGS là
cộir ễ cho chúng con được nên lành nên thánh.
TTĐCGS là của lễ đền tội chúng con.
TTĐCGS đã chịu xấu hổ
nhuốc nha bội phần.
TTĐCGS đã phải tan nát vì tội chúng con.
TTĐCGS đã vâng lời cho đến chết.
TTĐCGS đã phải lưỡi đòng thâu qua.
TTĐCGS là nguồn mọi sự an ủi.
TTĐCGS là sự sống cùng là sự sống lại chúng con.
TTĐCGS ban cho chúng con được bằng yên và làm lành cùng Đức Chúa Trời.
TTĐCGS dâng mình chịu phạt cho kẻ có tội.
TTĐCGS
hay cứu chữa kẻ trông cậy.
TTĐCGS
hay làm cho kẻ mong sinh thì được cậy trông.
TTĐCGS
hay làm cho các thánh được vui mừng.
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
* Thưa : Chúa Giêsu tha tội chúng con.
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
* Thưa : Chúa Giêsu nhận lời nghe cho chúng con.
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
* Thưa : Chúa Giêsu thương xót chúng con.

LỜI NGUYỆN

Chúng con lạy ơn Đức Chúa Trờiphép tắc vô cùng hằng có đời đời, chúng con xin Chúa trông đến Trái Tim con rất yêu dấu Chúa, cùng những lời ngợi khen và những việc lành Người dâng thay cho kẻ có tội, mà nguôi cơn giận và tha thứ cho những kẻ ăn năn kêu van vì một Đức Chúa Giêsu Kitô con Chúa, là Đấng hằng sống hằng trị cùng Đức Chúa Cha và Đức Chúa Thánh Thần đời đời chẳng cùng. AMEN

  • Trong Kinh này chúng ta gặp từ “dựng nên”: trong từ điển tiếng Việt hiện đại không có mục từ này, có từ “dựng” nhưng nghĩa của từ “dựng” không phù hợp câu kinh. Từ điển Việt – Bồ – La có mục từ “dựng” nghĩa là tạo dựng, “nên” là làm nên, làm thành; “dựng nên là một từ ghép đẳng lập, hội nghĩa để làm gia tăng nét nghĩa “tạo dựng làm nên”. Câu kinh “Trái tim Đức Chúa Giêsu bởi phép Đức Chúa Thánh Thần đã dựngnên trong lòng Rất Thánh Đức Mẹ Đồng Trinh” giúp cho chúng ta suy niệm và chiêm ngắm biến cố Thiên Thần truyền tin cho Đức Mẹ, Đức Mẹ Đồng Trinh đã cưu mang Chúa Giêsu do bởi quyền năng Chúa Thánh Thần.

  • Trái tim Đức Chúa Giêsu oaivọng vô cùng”: trong từ “oai vọng”, “oai” nghĩa là “oai nghiêm, cao sang”, “vọng” nghĩa là “có cái để người khác chiêm ngưỡng”, nhưng ghép hai từ này thành “oai vọng” thì cả Từ điển Việt – Bồ – La và Tự Vị Annam Latinh đều không có. Phải dò mãi đến “Đại Nam Quấc Âm Tự Vị” của Hùinh Tịnh Của mới có từ “oai vọng” nghĩa là “danh tiếng lớn”. Trái tim Đức Chúa Giêsu oaivọng vô cùng nghĩa làTrái tim Đức Chúa Giêsu rất oai nghiêm cao sang rất đáng cho mọi người cung kính chiêm ngưỡng.

  • Trái tim Đức Chúa Giêsu là Vua lòng mọi người cùng là chốn phải hướng về thaythảy”. Từ “thaythảynghĩa là“tất cả không trừ một ai”. Câu kinh có nghĩa là tất cả mọi người không trừ ai, tất cả đều phải hướng về trái tim Chúa Giêsu là Vua lòng mọi người.

  • Trái tim Đức Chúa Giêsu là nơi trót tính Đức Chúa Trời ngự”. Trong từ điển tiếng Việt hiện đại từ “trót” có hai nghĩa, nghĩa 1 không phù hợp với lời kinh, nghĩa 2: làm việc gì trọn vẹn cả quá trình, cả thời gian. Như vậy, ở tiếng Việt hiện đại nghĩa này của từ “trót” chỉ về sự trọn vẹn thời gian. Trong câu kinh nghĩa của từ “trót” (blót) theo Từ điển Việt – Bồ – La nghĩa là nguyên vẹn, trọn vẹn, “trót ngày” nghĩa là một ngày nguyên vẹn, “nói trót lời” nghĩa là nói nguyên câu chuyện cho đến hết. Trong “Phép giảng tám ngày” cha Đắc Lộ sử dụng 6 lần từ “trót”: 3 lần nói đến “trót tính Đức Chúa Trời”, 1 lần nói “trót đêm”, 1 lần nói “trót lời”, 1 lần nói “trót mày” (trót cả con người mày). Tự Vị Annam Latinh có mục từ “còn trót” nghĩa là tới nay còn trọn vẹn, “để trót” nghĩa là giữ nguyên vẹn, “trót năm” nghĩa là đủ cả năm, “trót đống” nghĩa là tất cả đống… Như vậy, ở tiếng Việt Trung Đại từ “trót” có nghĩa là “nguyên vẹn, trọn vẹn” nghĩa ấy không chỉ nói đến sự trọn vẹn về thời gian, nhưng còn chỉ đến vật thể và nói cả đến đối tượng tinh thần. Câu kinh “Trái tim Đức Chúa Giêsu là nơi trót tính Đức Chúa Trời ngự”: ý nói đến hai bản tính của Chúa Giêsu. Trong Chúa Giêsu có trọn vẹn Thiên tính và nhân tính, Ngài là Thiên Chúa thật và là người thật.

  • Trái tim Đức Chúa Giêsu là mạch đầy dẫy hằng chảy ơn lành cho hết mọi người chúng con”. Trong tiếng Việt hiện đại, từ “đầy rẫy” (cũ “đẫy dẫy”) nghĩa là: “có nhiều đến mức gây cảm giác chỗ nào cũng thấy có (thường nói về cái tiêu cực)”, nghĩa này hoàn toàn không hợp với lời kinh. Trong Từ điển Việt – Bồ – La “đầy dẫy” nghĩa là đầy, Tự Vị Annam Latinh “đầy dẫy” cũng có nghĩa là “đầy”. Trong ngữ cảnh câu kinh này, từ “đầy dẫy” không có nét nghĩa tiêu cực như trong tiếng Việt hiện đại, mà nó mang nét nghĩa tích cực. Từ tiếng Việt Trung Đại đến tiếng Việt Hiện Đại đã có nhiều từ có những nét nghĩa được chuyển đổi từ tích cực sang tiêu cực hoặc ngược lại những nét nghĩa bị chuyển đổi không còn sử dụng nữa gọi là nét nghĩa cổ.

  • Trái tim Đức Chúa Giêsu hay nhịn hay thương vô cùng”: Từ điển tiếng Việt hiện đại, từ “hay” có bốn nét nghĩa, nét nghĩa thứ ba mà ứng với câu kinh nghĩa là “thường thường” ví dụ “ông khách hay đến chơi” (ông khách có đến nhưng cũng có lúc không đến, mức độ định lượng tùy theo người nói, ví dụ một tháng vài ba lần cũng cho là “hay đến”, có khi ở xa một năm vài ba lần cũng cho là “hay đến” tùy cảm nhận của người nói). Từ điển Việt – Bồ – La có mục từ “hay” với nghĩa là “luôn luôn”, không ngưng phút nào, không lúc nào dừng. Tiếng Việt thế kỉ 17 động từ nào ghép với từ “hay” thì được hiểu là hoạt động ấy diễn ra liên tục không lúc nào ngừng. Kinh này 5 lần từ “hay” xuất hiện: hay nhịn, hay thương, hay ở rộng rãi, hay cứu chữa, hay làm cho, các hoạt động này phải được hiểu là luôn luôn diễn ra, Chúa Giêsu luôn tha thứ, luôn yêu thương, luôn rộng rãi, luôn cứu chữa, luôn làm cho tất cả những ai cậy trông Ngài đều không phải thất vọng.

Từ “nhịn” đã giải thích trong “Kinh Mười Bốn Mối” các bài trước. Nghĩa của từ “nhịn” là: chịu đựng cách kiên trì,nhẫn nại, dung thứ (rộng lượng tha thứ).

  • Trái tim Đức Chúa Giêsu là cộirễ cho chúng con được nên lành nên thánh”: Từ “cộirễ” có nghĩa là “khởi thủy, là nguyên lý và nguồn gốc”, nói một cách nôm na nghĩa là từ nơi Trái tim Chúa Giêsu phát sinh mọi sự lành thánh, có sức cuốn hút để cho chúng ta cũng được trở nên tốt lành thánh thiện như Ngài.

  • Trái tim Đức Chúa Giêsu đã chịu xấu hổ nhuốcnhabội phần”: Từ điển tiếng Việt hiện đại không có từ “nhuốc nha”, trong Từ điển Việt – Bồ – La từ “nhuốc nha” nghĩa là “xấu hổ, nhục nhã”. Từ “bội” trong tiếng Việt xưa nay đều có nghĩa là “được nhân lên nhiều lần, hơn nhiều so với mức nhất định”. Trong tiếng Việt hiện nay từ này là một từ được ghi chú là kết hợp hạn chế; trong tiếng Việt thế kỉ 17 từ này được sử dụng thường xuyên. Sau hơn ba thế kỉ từ “nhiều” và từ “bội” phân bố nghĩa cho nhau. Từ “nhiều” chịu ảnh hưởng phương Tây từ hai trở lên là số nhiều, và số lượng để dùng từ “nhiều” có thể không nhiều so với mức độ nào đó; nhưng từ “bội” thì luôn luôn ám chỉ đến số lượng rất rất nhiều “gấp bội, bội số, bội phần”.

  • Trái tim Đức Chúa Giêsu hay làm cho kẻ mong sinhthì được cậy trông”: Câu kinh này chúng ta có từ “sinhthì” là một từ đã được các nhà khoa học nghiên cứu nhiều, có người viết thành cả một bài dài mấy chục trang. Ở đây chúng ta chỉ bàn đến nghĩa đơn giản giúp hiểu câu kinh. Ở Từ điển Việt – Bồ – La có hai mục từ “sinh thì”: mục từ thứ nhất ghi nhận “sinh thì” nghĩa là “chết”, “dọn sinh thì” nghĩa là “sắp chết”; mục từ thứ hai cha Đắc Lộ giải thích “sinh thì” nghĩa là “Chúa đưa ai về cùng người, về nghỉ trong Chúa”. Cả hai nghĩa của hai mục từ này làm cho chúng ta vui và vững lòng cậy trông. Trọn vẹn câu kinh có nghĩa là “Trái tim Đức Chúa Giêsu luôn luôn làm cho người mongđược Chúa đưa về an nghỉ trong Chúa, được cậy trông”.

  • Ba câu xướng và thưa cuối cùng của Kinh Cầu này, có các bản in khác nhau: có bản thì câu thưa lặp lại từChúa Giêsunhư sau:

Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
* Thưa : Chúa Giêsutha tội chúng con.
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
* Thưa : Chúa Giêsu nhận lời chúng con.
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
* Thưa : Chúa Giêsuthương xót chúng con.

có bản thì bỏ từ “Chúa Giêsu”, ba câu cuối như sau:

Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
* Thưa : tha tội chúng con.
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
* Thưa : nghe cho chúng con.
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
* Thưa : thương xót chúng con.

Theo tôi nên giữ lại từ Chúa Giêsutrong các câu thưa ít là vì hai lí do: thứ nhất về sự đối xứng giữa xướng và đáp nghe thuận tai hơn; thứ hai câu có đầy đủ chủ từ trong trường hợp này thì hợp lí hơn.

  • Cuối cùng trong lời nguyện, chúng ta gặp lại câu: “Chúng con lạy ơn Đức Chúa Trời…” câu này đã được giải thích trong “Kinh Ông Thánh Giuse Bầu Cử”, và có lẽ câu này cũng được gặp nhiều trong các kinh. Chúng con lạy ơn…nghĩa là “chúng con tạ ơn Chúa...” rồi tiếp đến là “chúng con xin…”. Ở đây, chúng ta lưu ý về cấu trúc trong các kinh, thường là bắt đầu bằng “lời tạ ơn” (chúng con lạy ơn) tiếp sau đó mới đến “xin ơn”.

Kiểm tra tương tự

Năm mới, tâm hồn mới: Cảm hứng từ Giáo lý Hội thánh Công giáo

Ký ức là một phần không thể thiếu đối với bản sắc con người. Sách …

Giáo hội và Thuyết Tiến hóa: Câu chuyện về cuốn sách bị lên án

  Trong loạt bài về Giáo hội và Khoa học, chúng ta sẽ xem xét …

Một bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *