Tự sắc Fidelis Dispensator et Prudens về các hoạt động kinh tế & hành chánh của Tòa Thánh

TỰ SẮC

FIDELIS DISPENSATOR ET PRUDENS

CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ

VỀ VIỆC THIẾT LẬP MỘT CƠ QUAN PHỐI HỢP MỚI VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VÀ HÀNH CHÁNH CỦA TÒA THÁNH VÀ QUỐC GIA THÀNH VATICAN

pope_px05

Người quản lý khôn ngoan và trung tín (Lc12:42)

Như người quản lý trung tín và khôn ngoan có phận vụ trông coi cẩn thận những tài sản được ủy thác cho mình, Giáo hội ý thức rõ trách nhiệm bảo vệ và quản lý cách cẩn thận những tài sản của mình trong ánh sáng của sứ mạng loan báo Tin Mừng và với sự  chăm sóc đặc biệt dành cho những người nghèo túng. Đặc biệt, công việc của các phân bộ kinh tế và tài chính của Tòa Thánh được gắn kết mật thiết với chính sứ mạng đặc thù của Tòa Thánh, không chỉ ở việc phục vụ sứ vụ phổ quát của Đức Thánh Cha, mà còn liên quan đến công ích, trong viễn tượng sự phát triển toàn diện con người.

Sau khi suy xét cẩn thận kết quả các cuộc điều tra của Ủy ban Giáo hoàng Tham vấn về Tổ chức cơ cấu kinh tế – Quản trị của Tòa Thánh (Chirograph, 18 July 2013) và bàn bạc với Hội đồng Hồng y trong việc duyệt xét lại Tông huấn Pastor Bonus, cũng như lắng nghe Hội đồng Hồng y về việc nghiên cứu các Vấn đề Tổ chức và Kinh tế của Tòa Thánh, với Tông thư dưới hình thức Tự sắc này tôi phê chuẩn những điều sau đây:

HỘI ĐỒNG KINH TẾ

1. Hội đồng Kinh tế được thành lập với nhiệm vụ giám sát hoạt động kinh tế và quản lý cơ cấu cũng như hoạt động hành chánh và tài chính của các cơ quan thuộc Giáo triều Rôma, các tổ chức liên hệ với Tòa Thánh và Quốc gia thành Vatican.

2. Hội đồng Kinh tế gồm 15 thành viên, trong số đó có 8 thành viên được chọn từ các Hồng Y và Giám Mục để phản ánh tính phổ quát của Giáo hội và 7 thành viên là những chuyên viên giáo dân thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, có năng lực chuyên môn và hiểu biết về tài chính.

3. Hội đồng Kinh tế do một Hồng y điều phối viên đứng đầu.

VĂN PHÒNG KINH TẾ

4. Văn phòng Kinh tế được thành lập như một cơ quan thuộc Giáo triều Rôma theo với Tông huấn Pastor Bonus.

5. Trong khi vẫn tôn trọng những chính sách được thiết lập bởi Hội đồng Kinh tế, Văn phòng Kinh tế có trách nhiệm báo cáo trực tiếp cho Đức Thánh Cha và thực thi việc điều hợp kinh tế và giám sát các cơ quan đã nêu tại điểm 1, bao gồm cả các chính sách và thủ tục liên quan đến việc mua bán và việc phân bổ phù hợp các nguồn nhân lực, trong khi phải lưu tâm đến năng lực phù hợp với từng cơ quan. Vì thế, thẩm quyền của Văn phòng Kinh tế bao trùm mọi vấn đề trong những gì liên quan đến lĩnh vực này.

6. Văn phòng Kinh tế do một Hồng y làm Tổng trưởng. Ngài sẽ phối hợp hoạt động với Quốc vụ khanh Tòa Thánh. Một vị giám chức Tổng thư ký có trách nhiệm trợ giúp Hồng y Tổng trưởng.

TỔNG KIỂM TOÁN

7. Vị Tổng Kiểm toán do Đức Thánh Cha bổ nhiệm và có nghĩa vụ thực thi việc giám sát kiểm toán các cơ quan được đề cập tại điểm 1.

QUY CHẾ

8. Hồng y Tổng trưởng chịu trách nhiệm soạn thảo các Quy Chế chung quyết của Hội đồng Kinh tế, Văn phòng Kinh tế và văn phòng Tổng Kiểm toán. Các Quy chế phải đệ trình lên Đức Thánh Cha để ngài phê chuẩn.

Tôi ấn định rằng mọi điều được thiết lập ở đây có giá trị lâu dài, đầy đủ và hiệu lực ngay lập tức cũng như bãi bỏ mọi quy định trái ngược. Tông thư ban dưới dạng Tự sắc này được công bố ngày 24-25 tháng 2 năm 2014 trên báo L’Osservatore Romano và sau đó trên Công báo Tòa Thánh.

Ban hành tại Rôma, nơi Đền thờ thánh Phêrô, ngày 24 tháng 2 năm 2014, năm thứ nhất triều Giáo hoàng của tôi.

PHANXICÔ

Chuyển ngữ: Chỉnh Trần, S.J.

 

Kiểm tra tương tự

Lễ Hiển Linh và Sternsinger là chương trình gì ?

  Các bài Thánh Kinh trong Lễ Hiển Linh giúp ta nhìn thấy các nhà …

Sứ điệp Hòa Bình 2025: Ba lời kêu gọi cụ thể của Đức Thánh Cha

Theo truyền thống, Đức Thánh Cha đã ban sứ điệp cho ngày Hòa bình Thế …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *