II. Ý kiến môt số nhà truvền giáo về việc tôn kính tố tiên ở Viêt Nam
Dưới đây, chúng tôi không nhắc đến nhiều nhà truyền giáo ở VN từ cuối thế kỷ XVII tới đầu thế kỷ XX, cực lực phán đốì hình thức tôn kính tổ tiên trong văn hoá VN, nhất là việc cúng đồ ăn, bái lạy người quá cố, nhang hương, đốt vàng mã… Các vị cũng chẳng chấp nhận được từ ngữ thờ kính, vì suy diễn theo từ adorare của Tây phương, thì chỉ tôn thờ một Thiên Chúa duy nhất, còn các thánh dù đã được Giáo hội tôn vinh là thánh, cũng chỉ bày tỏ lòng tôn kính thôi. Nhưng trong tiếng Việt, từ thờ được dùng cho nhiều trường hợp, không cần phân biệt rạch ròi như kiểu Tây phương, ví dụ: thờ cha kính mẹ, thờ chồng nuôi con, thờ Trời, thờ đức thánh Trần… Nhưng các vị cho rằng, dùng cụm từ thờ kính tổ tiên, làm cho người ta hiểu tổ tiên là Trời, là Thiên Chúa.
Trong mục này, chúng tôi chỉ nhắc đến một ít nhà truyền giáo đã chấp nhận nghi thức tôn kính tổ tiên của người Việt, với điều kiện chỉ coi đó là nghi lễ có tính cách dân sự, không mang tính tín ngưỡng, nhất là tôn giáo (theo lối hiểu của phương Tây) và cũng phải loại bỏ việc tin rằng người chết về ăn của cúng, hoặc đốt vàng mã gửi sang thế giới bên kia…
1. Ý kiến của cha Đắc Lô. S.J.
Trong sách Histoire du royaume de Tunquin [13] cha Đắc Lộ dành hẳn chương 23, 24, 25, tổng cộng 12 trang nói về vấn đề cúng bái người quá cố. Tác giả kể ra những cách thức người Việt đối với người quá cố, và cho rằng dân tộc VN tôn kính hồn xác người quá cố hơn hết mọi dân tộc. Mở đầu chương 23, Đắc Lộ viết:”Trên trái đất này, có lẽ không một dân tộc nào chu toàn bổn phận hơn và tôn kính hồn xác người quá cố hơn người dân Vương quốc An Nam. Những điều kể ra sau đây đủ để làm tin”. Tiếp đến Đắc Lộ nói đến ba điều sau khi người quá cố trút linh hồn, đó là: – sắm một bộ áo quan sơn son thếp vàng hết sức sang trọng bao nhiêu có thể; – ngoài bà con thân thích, họ còn mời nhiều người đi lễ an táng, mà mở đầu đoàn người, là một cờ bằng tơ lụa do bốn người lực lưỡng cầm, trên đó ghi tên người quá cố, cùng đề cao những đức tính của họ, tức là cờ minh tinh. Vợ con người quá cố, mặc áo tang, đi trước quan tài, than khóc, kể lể, thỉnh thoảng xoay mình lại, nằm lăn trên đường như để cho người khênh quan tài đạp lên mình (thực ra mang ý nghĩa ngăn cản không cho mang đi chôn, mà muốn người quá cố như vẫn sống cùng gia đình); – nhờ thầy địa lý tìm nơi an táng, tức thày khán phong thuỷ âm dương. Đắc Lộ dành hẳn chương 24 cho việc cúng giỗ, trong đó tác giả cho là có ba sai lầm lớn, đó là: – hồn người quá cố có thể tự do trở về nhà con cháu; – người quá cố có thể về ăn thịt dự tiệc với những người còn sống; – sai lầm thứ ba lớn hơn, là họ tin rằng, sự sống, sức khoẻ, gia đình bình an thịnh vượng nhiều ít, đều do ông bà cha mẹ đã quá cố phù hộ cho. Vì vậy họ phải cúng giỗ cho long trọng, dọn nhiều thịt thà, món ăn mời kẻ quá cố trở về dùng, để ông bà thấy lòng hiếu thảo của con cháu mà phù trợ cho kẻ dâng cúng; chính nhà Vương đương thời, tức chúa Trịnh Tráng hàng năm cũng làm lễ giỗ cha mình lớn lao, vô số quan quyền dân chúng đến dự, cho dọn rất nhiều mâm cúng sơn son thếp vàng bày đủ thứ thịt khác nhau, lại đốt vàng mã gửi sang thế giới bên kia cho cha mình, mà theo Đắc Lộ, là một thứ tin tưởng kỳ cục.
Nhìn chung, nhà truyền giáo Đắc Lộ không chỉ trích mọi hình thức tôn kính tổ tiên ở VN; nhưng ông chê trách một số hình thức, tin tưởng có tính cách mê tín dị đoan, như mời người quá ăn đồ cúng, đốt vàng mã. Vì thế Đắc Lộ nhận định rằng, sau khi loại bỏ những gì tỏ ra mê tín, thì người Kitô hữu tiếp tục thực hiện các nghi thức tôn kính tổ tiên. Trong Divers voyages et missions [14] Đắc Lộ viết: “Trong các thứ người ta tố cáo giáo hữu Đàng Trong, thì cái tội lớn nhất là người giáo hữu đã không săn sóc, tôn kính hồn người quá cố, nên người ta cho rằng Đạo chúng ta là Đạo mọi rợ, vì đã xoá khỏi lòng người tâm tình hiếu thảo cha mẹ, là tâm tình theo tự nhiên đã được khắc vào mọi tâm hồn. Sở dĩ người ta nói sai lạc như thế, là do một vài kẻ vì nhiệt tình thiếu cẩn ưọng, đã muốn bãi bỏ mọi nghi thức đối với người đã khuất trong xứ này: tôi đã thuật lại những nghi thức trên khá dài trong cuôn Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài (Histoire du royaume de Tunquin); thực ra có vài nghi thức, nếu người Kitô hữu thực hiện, thì không thể không mắc tội, còn phần nhiều đều vô tội, và chúng tôi xét đinh rằng, người ta có thể giữ lai các nghi thức ấv mà không can hê gì đến Đao thánh”.
2. Ý kiến của cha Juan de La Paz. O.P.[15] và của Đc Marin Labbé. M.E.P.
Theo lời yêu cầu của Đc Lambert năm 1671, lúc đó là Giám mục Đại diện tông toà Đàng Trong, đồng thời kiêm Giám quản Tông toà Đàng Ngoài (tạm thay thế Đc Pallu chưa tới nhiệm sở Đàng Ngoài được), hai cha Dòng Đa Minh là Juan Ramos và Juan de Santa Cruz từ Manila tới Phố Hiến ngày 7-7- 1676, cùng chia sẻ trách nhiệm truyền giáo ở Đàng Ngoài với hai cha thừa sai Paris đã làm việc ở đây là Fr. Deydier từ 1666 và Jacques de Bourges từ 1670; tháng 8-1677 (có nơi ghi là 1678) thêm cha Dòng Đa Minh nữa là Dionisio Moralez cũng từ Manila tới Phố Hiến. Các Đa Minh được hai cha thừa sai Paris nhường cho phía Sơn Nam Hạ (vùng Trung Linh, Bùi Chu, Phú Nhai…) là nơi có nhiều giáo hữu nhất ở Đàng Ngoài.
Mấy cha Đa Minh vừa tới Đàng Ngoài, nhận thấy tại đây, rất nhiều phong tục, nhất là vấn đề tôn kính tổ tiên, làm các vị này phân vân, có phải là mê tín dị đoan không? Các cha đặt ra 274 câu hỏi gửi về Manila, xin cha La Paz là một giáo sư thông thái, có cái nhìn sâu rộng, giải thích giùm. Vì là vấn đề quan trọng, nên những câu trả lời của La Paz được in thành sách ngay năm 1680 tại Manila, đó là tập sách Opusculum in quo ducenta et septuaginta quatuor quaesita a RR.PP. Missinariis Regni Tunkini proposita totidemque Responsiones ad ipsa continentur, expeditae per Adm. R.p. Fr. Joannem de Paz In-4°, Manila, 1680, 218 tr. [16] (Tập sách gồm 274 câu hỏi của các Thừa sai Vương quốc Đàng Ngoài và cũng bằng ấy câu trả lời do cha rất đáng kính Gioan Paz giải đáp những câu hỏi trên). Đại ý những câu trả lời của La Paz về các phong tục, nghi lễ ghi trong 274 câu hỏi không có tính cách tôn giáo, chỉ có tính cách dân sự và chính trị.
Nói về La Paz và tập sách trên liên quan tới vấn đề tôn kính tổ tiên ở Đàng Ngoài, Đc Marin Labbé, MEP, (Gm phó cho Đc Francisco Perez tại Đàng Trong từ 1704 đến khi qua đời 24-3-1723, thọ 75 tuổi) viết như sau trong thư gửi Ban Giám đốc Hội thừa sai Paris ngày 16-10-1718 [17] (chúng tôi xin tóm lược lại):
“Tại vương quốc Đàng Trong không có sách nào kể cả sách nghi lễ, viết về các thứ nghi lễ hay thứ tự các nghi lễ phải cử hành đối với người chết và Đức Khổng. Chỉ có những thực hành theo thói quen đã in sâu vào tâm khảm người ĐT, làm cho người ta phải đau khổ hơn lúc nào hết khi không thể thực hiện được những thứ dị đoan trên vì nghèo túng. Nhưng tranh luận trước mặt Toà thánh về những phong tục đó sao được, nếu không dựa vào sách vở, bằng chứng? Ở Trung Hoa khi tranh luận về vấn đề này, người ta căn cứ vào sách vở và rất nhiều bằng chứng của biết bao Dòng tu; còn ở ĐT, chúng ta chẳng có bất cứ thứ gì như vậy.
“Duy một điều có thể giúp chúng ta tại Roma, đó là cuốn sách của cha Juan de La Paz, một vị Tiến sĩ Dòng Đa Minh, đã ghi lại khá chính xác tất cả những nghi lễ người Đàng Ngoài thực hiện, trong các lễ an táng cũng như cúng giỗ cha mẹ họ. Những nghi lễ ấy đã được ba cha Đa Minh đầu tiên từ Manila đến ĐN [ghi lại]. Dù ba cha này là những người thành thạo Thần học và các tác phẩm của thánh Tôma, các ngài cũng chẳng dám đưa ra những nhận định về vô vàn vô số những nghi lễ ở ĐN, nên các ngài đã ghi chép lại cẩn thận gửi cho cha Juan de La Paz ở Manila, khẩn khoản xin ngài cho biết ý kiến, điều gì có thể mần ngơ được, điều gì tuyệt đối bị cấm đoán vì là mê tín. Juan de La Paz, một người được quý trọng cách riêng trong các xứ này, vì lòng đạo đức cũng như sự thông thái của cha, đã trả lời theo thứ tự tất cả các câu hỏi đặt ra, rồi được in trong một cuốn sách khá đồ sộ tại Manila năm 1680.
“Tôi nghĩ rằng, Đc Labbé viết tiếp, cuốn sách trên có giá trị và uy tín tại Roma, và có thể coi đó ỉà chứng cớ trong việc tranh tụng lễ nghi đối với người chết ở Đàng Ngoài, và cũng thế ở Đàng Trong, vì hai vương quốc này chỉ là một dân tộc theo cùng luật lệ, cùng phong tục.
“Ngoài ra, cũng phải nói vài điều là, chúng ta tuyệt đối không thể theo như mọi câu trả lời của cha Juan de La Paz mà người ta đặt cho cha về các nghi lễ thực hiện ở Đàng Ngoài đối với người quá cố, trước khi an táng, trong khi an táng, hoặc trong các lễ giỗ hàng năm; vì những câu trả lời ấy lại dựa trên những thành kiến người đặt câu hỏi, theo đó họ cho rằng: những người [ĐN, ĐT] minh mẫn chẳng tin chút nào việc hồn người chết trở về sau khi qua đời và hồn người chết cũng chẳng cần đến thịt thà dâng cúng, mà chỉ có kẻ quê mùa mới sa vào sai lầm này; do đó, cha La Paz kết luận là những nghi lễ ấy chỉ có tính dân sự và chính trị. Nhưng, chúng tôi là người đã thấy tất cả những gì xảy ra ở đây, chúng tôi dám chắc rằng, người ngoại đạo tin là hồn cha mẹ hiện diện trong khi cử hành các nghi lễ đó, nhận của dâng cúng và nhận lời phù hộ săn sóc con cháu họ tuỳ theo mức độ đại lượng trong việc dâng cúng.
“Thực ra, đôi khi người giáo hữu hay một vị thừa sai tranh luận các nghi lễ đó với những người ngoại đạo thông thạo chữ nghĩa, thì những người ngoại đạo này nhận ra mình đuối lý, không thể trả lời được những chất vấn người ta đặt ra, nên để khỏi hổ ngươi, họ cũng theo ý kiến của những người chất vấn và chế diễu những người thi hành các nghi lễ này; kỳ thực họ tin từ đáy lòng tất cả những nghi lễ trên mỗi khi họ phải cử hành trong gia đình”.
3. Ý kiến của cha Sanna, S.J. và cha Heutte. M.E.P.
Xem ra cha Sanna [18] có cái nhìn rộng rãi về vấn đề tôn kính tổ tiên và nhiều phong tục lễ nghi khác ở Đàng Trong. Sau khi Hiến chế Ex illa die do ĐTC Clementê công bố ngày 19-3- 1715 cấm các hình thức tôn kính tổ tiên và Đức Khổng (chúng tôi sẽ nói dài ở phần cuối), thì ngày 21-2-1717, cha Sanna công bố tại nhà thờ Dòng Tên ở Huế (có lẽ là Đốc Sơ) cho phép giáo hữu ở đây được giữ một số nghi lễ ĐT như sau [19] (tất cả có 8 điều, nhưng chúng tôi chỉ xin ghi ra đây điều 4,5,6):
“Tôi là Gioan Baotixita Sanna, thầy cả Dòng Đức Chúa Giêsu, truyền dạy những điều sau đây cho anh chị em giáo hữu thuộc các họ đạo Mân Côi, Giáng Sinh, Thánh Giá và Đức Mẹ Mông Triệu, được biết:
“Tất cả các thầy cả Dòng Đức Chúa Giêsu đã ở xứ truyền giáo này từ đầu đến nay, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, vẫn cho phép giáo hữu được mang gia triau [cờ gia triệu] trong các lễ an táng, chỉ cần viết câu ‘xin Đức Chúa Trời cứu giúp linh hồn này là… và dẫn đưa vào thiên đàng’ (Rogamus Dominum caeli ut adjuvet hanc animam N., et deducat in paradisum). Việc mang gia triau đã được các thầy cả Dòng Đức Chúa Giêsu cho phép từ gần một thế kỷ nay; vậy không thể chấp nhận được nhận định của những người cho rằng trong gia tríau có tính tà thần và dị đoan;
“Tất cả các thầy cả Dòng Đức Chúa Giêsu chấp nhận cho mọi giáo hữu được lạy cha mẹ sát đất khi các ngài còn sống hay đã qua đời, được gia [giỗ], tức là được dâng cúng, bái lạy cùng các nghi lễ khác quen thi hành trong nước này, vào ngày đầu năm hay những ngày khác; và điều này cũng theo lời truyền dạy của Hội thánh Ighêrêgia. Ai không tuân giữ các nghi lễ trên đây, tức là lỗi điều răn thứ bốn: ‘Hãy thảo kính cha mẹ’. Tuy nhiên, có một ít giáo hữu đã lỗi phạm giới răn này, lại còn đi đến nhà anh em giáo hữu khác nói rằng, thi hành các nghi lễ như thế không thể thoát tội được. Nhưng việc dâng cúng như vậy chẳng có tội gì. Ai nói là có tội thì gây xáo trộn cho giáo hữu, vì khi tôn kính cha mẹ còn sống mà không mắc tội, thì khi các ngài chết, mà làm như thế cũng chẳng có tội gì. Lúc cha mẹ còn tại thế, con cái có thể sấp mình sát đất lạy cha mẹ, thì khi các ngài đã khuất cũng có thể tỏ lòng tôn kính như vậy;
“Tất cả các thầy cả Dòng Đức Chúa Giêsu chấp thuận cho giáo hữu được thề, khi vua quan truyền lệnh, miễn là phải đúng sự thật. Giáo hữu có thể lấy danh Đức Chúa Trời mà thề, hoặc khi nào có lệnh truyền phải nhân danh quỉ thần (nomina daemoniorum), ví dụ: ‘nếu tôi không giữ như thế, tôi sẽ bị quỷ thần vật chết’! Vậy ai nói cách thề như thế là phạm tội thờ tà thần, đó là sai lầm; họ đã không theo thói quen của các giáo hữu, cũng chẳng vâng lệnh truyền của Hội thánh”.
Về vấn đề cha Sanna cho phép mang cờ gia triệu [và cờ minh tinh] trong lễ an táng, cha Heutte, MEP[20] viết thư tại Huế ngày 7-12-1717 như sau gửi cho Ban Giám đốc Hội Thừa sai Paris:
“Điều thứ tư trong công bố của cha Sanna cho phép giáo hữu mang gia triau, cần phải được nói rõ gia triau là gì? Đó là một khung hình lớn sơn son thếp vàng, vẽ hình rắn và lá cây, mà người ngoại đạo mang trên đường đi an táng. Trong khung hình này có một hay hai miếng vải lụa đỏ, trên đó ghi bằng chữ Hán, nội dung như sau:’xin thần dẫn đưa hồn Mỗ… về nơi an nghỉ’ (Rogamus idolum N. ut deducat animan N. in locum quietis). Khung hình này đôi khi do hai người khênh đi trước quan tài, có khi đặt trên gần đầu quan tài, nơi bày một mâm toàn thịt thà. Người ngoại đạo tin là hồn người mới qua đời cũng như tất cả hồn những người đã chết có họ hàng với người này, đều cùng có mặt. Các thầy cả Dòng Đức Chúa Giêsu đã cho phép giữ những nghi lễ ấy. Đôi lúc người ta chỉ mang gia triau, có khi chỉ có mâm thịt cúng mà không có cờ gia triau. Để tránh khỏi tội thờ tà thần, người ta thay đổi lời cầu xin, bằng câu: ‘Xin Đức Chúa Trời dẫn đưa linh hồn Mỗ… vào thiên đàng’. Ngoại trừ chút thay đổi này, chúng tôi chẳng hồ nghi là, dị đoan vẫn còn đó. Bởi vì: thứ nhất, cứ 20.000 người Đàng Trong mới có 100 người biết chữ Hán; thứ hai, trong số 100 đó, chưa chắc đã được một người để ý đọc hàng chữ kia; thứ ba, nếu họ cố gắng đọc đi nữa, thì họ lại tin rằng những người giáo hữu cũng tin tưởng như họ, là các hồn người chết đều có mặt ở khung hình hay mâm cúng để ăn; thứ bốn, Đức Thánh cha đã cấm bằng những lời chung chung trong sắc lệnh công bố năm 1715”.
Theo bức thư [21] của cha Heutte, MEP, viết tại Đàng Trong ngày 18-7-1717, báo cáo với Đc Labbé, Gm phó ĐT, thì cha Sanna đã cho phép giáo hữu:
1. Đúc chuông chùa;
2. Mang cờ dựng hai bên lối vào chùa;
3. May áo cho các nhà sư, ni cô;
4. Làm hình đàn ông, thê thiếp, voi v.v… để người ta đốt trong tháng bảy;
5. Bắn súng đại bác [theo lệnh cấp trên] lên hiệu tập họp công chúng dự các nghi lễ ma quỷ (diable);
6. Xây mieu và chua [miếu và chùa];
7. Được thề nhân danh bua ba [vua vạ, tức là vua ra vạ phạt ai], quỷ thần;
8. Giữ bài vị trong nhà;
9. Xem tuồng kịch;
10. Bưng mâm cúng đặt trên quan tài và ưên phần mộ.
Sở dĩ cha Sanna nhận định rộng rãi như thế, vì trong những trường hợp trên, giáo hữu đúc chuông chùa, may áo cho các nhà sư, v.v…, chỉ như là người thợ đúc, thợ may, sống bằng những nghề ấy; hoặc bắn súng đại bác tập họp dân chúng trong các ngày lễ là phải tuân hành lệnh cấp trên. Rõ ràng là Sanna coi việc đặt bài vị trong nhà, thề nhân danh bua ba, tức là nếu không đúng như lời thề thốt, sẽ bị nhà vua phạt vạ, đều là những thứ mang ý nghĩa dân sự, chính trị, trong khi một số người khác lại cứ gán ghép cho là thờ tà thần ma quỷ. Vậy khi những người Công giáo phải mời những người không đồng đạo với mình, xây nhà thờ, đúc chuông, làm kiệu, kể cả làm tượng ảnh, may áo cho tu sĩ, linh mục thì đâu có phải những người thợ trên đây bỏ đạo mình để tin theo đạo Công giáo. Đàng khác hiếm có người nào cùng tôn giáo, tín ngưỡng với họ, lại cho rằng những người thợ ấy làm như vậy là đi ngược với tôn giáo mình.
4. Ý kiến của Đức cha Bá Đa Lôc và mẩv vi thừa sai Paris cuối tk. XVIII
Đức cha Bá Đa Lộc cùng những vị thừa sai Paris mà chúng tôi nói đây, đều sống ở Đàng Trong vào cuối thế kỷ XVIII, cái thế kỷ mà Toà thánh đã lên án việc tôn kính tổ tiên, kính lạy Đức Khổng và nhiều phong tục khác (phần sau, chúng tôi sẽ trình bày dài hơn vấn đề này). Xem ra những vị thừa sai này nhờ nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, nên đã mạnh dạn trình bày ý kiến mình, dù điều 25-26 của Hiến chê Ex quo singulari công bố ngày 11-7-1742, đã cấm không ai được bàn tán gì về vấn đề nữa, lại còn nghiêm cấm mọi người không ai được giải thích, thực hành khác với Hiến chế này. Ai không tuân lệnh, sẽ bị huyền chức tức khắc và bị phạt vạ tuyệt thông tức khắc dành cho Toà thánh, dù là Tổng Giám mục, Giám mục, hay các linh mục triều hoặc Dòng.
Cha Louvet, tức cố Ngôn [22] làm việc trong giáo phận Sài Gòn vào cuối tk XIX, mở đầu vấn đề tôn kính tổ tiên ở Đàng Trong cuối thế kỷ XVIII, nhận định rằng, việc bái lạy trước thi hài và bài vị, đã bị các Hiến chế của Toà thánh tuyệt đối ngăn cấm; nhưng chính nhà vương, tức chúa Nguyễn Ánh trong nhiều lần gặp gỡ Đc Bá Đa Lộc bàn đến chuyện này, vì Ngài rất lưu tâm đến nó. Louvet cho rằng, một nhà Thần học nổi tiếng có thể đứa ra nhiều lý lẽ để chứng minh việc tôn kính tổ tiên chỉ đơn thuần là cử chỉ lịch sự, tuyệt đối chẳng có tính cách tà thần. Rồi Louvet viết tiếp:”Về vấn đề này, Đức Gm [Bá Đa Lộc] và các thừa sai luôn luôn chỉ có một câu trả lời:Sau khi xem xét lâu dài với nhiều cuộc tranh luận đến mâu thuẫn nhau, Roma đã tuyên bố, không được phép bái lạy như vậy; còn chúng tôi, chúng tôi chỉ biết vâng phục’[23].
Trong sách của Adrien Launay, khi bàn vấn đề hóc búa này thời Đc Bá Đa Lộc, đã dành 16 trang dày đặc, toàn là những tư liệu viết tay của Đức cha và mấy thừa sai ở Đàng Trong [24]. Xin tóm lược lại những trang sử trên:
Trong bức thư cha Boisserand, MEP [25] viết ngày 17-8- 1789, gửi cha Boiret, MEP, cho biết cần phải xét lại vấn đề tôn kính tổ tiên[26]:
“Sau đây là cách luận xét của tôi, tôi sẵn sàng đặt cách suy nghĩ của tôi dưới quyền phán định của các bề trên mình: khi một hành động tự nó là dị đoan, thì chẳng bao giờ được làm; nên, trong bất cứ trường hợp nào, cũng không được phép dâng của cúng cho các tà thần. Nhưng khi một hành động tự nó đáng ca ngợi, và nó chỉ trở nên xấu do những hoàn cảnh xấu, thì hành động ấy vẫn tốt, một khi thay đổi hoàn cảnh. Vậy, tôn kính cha mẹ sau khi các ngài qua đời, với ý nghĩa yêu mến và chứng tỏ lòng yêu mến đó qua các hành động, cử chỉ, thì tự thân nó là đáng ca ngợi. Thật ra, nơi người ngoại đạo việc tôn kính này lại dựa trên những ý nghĩ sai lạc và dị đoan, cho nên đến bây giờ vẫn còn bị cấm. Tuy nhiên, mọi người đều biết, nhà vương [Nguyễn Ánh] khi có những hành động đó và các quan đi theo cùng tham dự, lại không có những ý nghĩ sai lầm và dị đoan. Nếu không phải là những hành động mang tính tôn giáo, mà đơn thuần chỉ là hành vi dân sự và chính trị, thì xem ra thói này đáng nực cười, nhưng chẳng dị đoan chút nào.
“Tại nước Pháp khi nhà vua qua đời, người ta đặt ngài nằm trên linh sàng, rồi người ta đều đặn soạn các bữa ăn cho ngài trong nhiều ngày; thật nực cười về thói quen này; vậy mà người ta vẫn không lên án nó, vì chẳng ai tin là hồn người chết dùng những món ăn ấy, nhưng đó là biểu hiệu danh giá cho vua kể cả sau khi qua đời. vẫn còn thấy người Pháp hạ mũ khỏi đầu mỗi khi đi qua tượng vua Henri IV tại Pont-Neuf ở Paris; có lẽ người ta cười đó, nhưng người ta biết rằng hành động trên chỉ xuất phát từ đáy lồng sự tôn kính khi nhớ đến nhà vua. Tại Versailles, người ta cũng bỏ mũ khi đi qua trước ngai vua, dù biết rõ tại ngai này chẳng có mảy may sức mạnh bí mật nào, người ta làm thế vì kính trọng thôi. Sau hết, một đứa con hiếu thảo hồn bức hình của cha mình mà chảy nước mắt ra, như thế có ai bảo là đứa con này mê tín hay tin rằng hồn cha mình ở trong bức hình”.
Boisserand cho rằng, việc làm cho người Đàng Trong theo đạo, liên hệ nhất ở việc cho phép tôn kính tổ tiên, sau khi bỏ bớt những gì có thể bị coi là mê tín dị đoan. Nếu từ chối không cho phép, thì sẽ tăng thêm hận thù. Cha khẩn khoản yêu cầu cha Boiret can thiệp với Đại học Sorbonne, Navarre, nhất là tại Roma, để có một câu trả lời rõ ràng ngay. Boisserand lại còn thúc giục Boiret phải gửi ngay câu trả lời cho cha bằng những con đường khác nhau.
Sau khi cha Boisserand được tháp tùng Đc Bá Đa Lộc trong một cuộc hội kiến với chúa Nguyễn Ánh, đặc biệt bàn về vấn đề tôn kính tổ tiên, cha đã thuật lại cuộc hội kiến ấy cho cha Letondal, MEP, và cũng bày tỏ cho cha Boiret ý kiến riêng như trên.
Theo Boisserand, Đc trình bày cho chúa Nguyễn hay biết về giới luật trong đạo truyền phải thảo kính cha mẹ, vì ngày hôm trước, hoàng tử Cảnh từ chối bái lạy trước bàn thờ tổ, làm Nguyễn Ánh rất bực bội, cho là đạo này cấm việc tôn kính tổ tiên. Đc thành thực nói rằng, chính ngài cũng bỡ ngỡ không ít.
Rồi ngài nói tiếp, chẳng những đạo này không chấp nhận việc làm như thế, mà còn coi việc bất hiếu với cha mẹ là tội nặng bậc nhất; nhưng, đạo dạy việc tôn kính tổ tiên phải được đặt trên nền tảng chân lý. Do đó đạo đã cấm giáo hữu tại tất cả các nước ở vùng Đông Ân tỏ lòng tôn kính cha mẹ như vậy, chỉ vì người ngoại giáo tin chắc rằng hồn người chết nhận sự bái lạy của họ, và ăn những gì “tinh tuý” nhất (la plus spiritueuse) trong các món thịt dâng cúng, rồi hồn người chết sẽ phù hộ cho họ sống lâu, giàu có… Tin tưởng như thế, rõ ràng là trái với chân lý, nên giáo hữu không được phép làm.
Nguyễn Ánh bỡ ngỡ, bởi lẽ Nguyễn Ánh cũng theo nguyên tắc trên, rồi cho Đc hay: chính mình cũng nhận rằng một khi cha mẹ đã khuất, thì hồn các ngài chẳng trở về được, con cái chẳng còn nhờ các ngài giúp được gì, và coi nghi lễ tôn kính tổ tiên chỉ là chứng cớ tỏ lòng nhớ đến cha mẹ. Nguyễn Ánh còn thêm: “Khi Ta cử hành những nghi lễ đó, Ta tự bảo: nếu tổ tiên còn sống thì Ta muốn làm tất cả những gì ích lợi cho các ngài; để tỏ lòng thành của Ta, lúc này Ta làm như thể tổ tiên Ta còn sống; dù biết rõ các ngài chẳng còn sống, và những gì Ta làm đây chẳng còn mang lợi ích gì cho các ngài cũng như cho Ta, nhưng vì muốn chứng tỏ cho mọi người thấy, Ta đã không thể quên tổ tiên được và Ta muốn nêu gương cho toàn dân Ta về lòng hiếu thảo” [27].
Liền đó, Đc thưa lại: trong số các thần dân của nhà vương, mấy ai quan niệm giống nhà vương; xin nhà vương cứ hỏi bất cứ người dân nào đầu tiên nhà vương gặp về lòng tin của họ vào ngày cuối năm họ cúng bái tổ tiên, dâng của cúng từ tám đến mười ngày liền, sắm sửa quần áo bằng giấy để cúng rồi đốt đi, hay họ tin là hồn tổ tiên hiện diện tại bài vị nơi đó khói nhang nghi ngút, thì biết họ đều tin nhảm nhí. Nếu người Đàng Trong hiểu biết như nhà vương và coi việc thi hành các nghi lễ trên có tính cách dân sự, thì mọi giáo hữu ở đây sẵn sàng làm theo mà chẳng mắc tội gì. Nhưng, rõ ràng các nghi lễ trên được người Đàng Trong coi là có tính cách tôn giáo, nên ngưòi giáo hữu không thể làm được, vì đi ngược với giáo lý trong đạo.
Nguyên Ánh tiếp: ước mong rằng nghi lễ tôn kính tổ tiên có thể hoà hợp được với Kitô giáo và theo cách nhìn của Ta, thì chẳng có gì ngăn trở mọi người trong vương quốc Ta theo đạo. Nếu Ta công bố cho dân biết việc cử hành các nghi lễ ấy chỉ có ý nghĩa dân sự và chính trị, còn những tin tưởng có tính cách bình dân, mê tín, đều sai lầm, thì người giáo hữu có được phép giữ các nghi lễ đó không? Thời buổi này đang rối loạn, nếu Ta bãi bỏ nghi lễ này, thì dân chúng sinh ra nghi ngờ, cho rằng Ta muốn thay đổi đạo, làm cho dân chúng chẳng còn theo Ta. Chính Ta đã cấm bói toán, phù thuỷ, chiêm tinh, và coi việc thờ quấy là sai lầm, nhưng Ta quyết phải giữ việc tôn kính tổ tiên theo cách Ta đã giãi bày, vì Ta coi đó là một trong các nền tảng giáo huấn dân Ta. Các khanh hãy lưu ý và hãy cho phép giáo hữu theo phong tục trong nước [28].
Ngày 5-6-1796, Đc Bá Đa Lộc viết thư cho Gm phó ĐT của mình là Labartette [29] ở Quảng Trị (trong vùng cai trị của Tây Sơn), về vấn đề Toà thánh cấm nghi lễ tôn kính tổ tiên, đại ý như sau [30]:
“Nếu Roma có hỏi ý kiến Đc, thì Đc hãy trình bày, sau khi đã suy nghĩ cẩn thận. Theo tôi nghĩ, đức vâng phục của chúng ta đối với Toà thánh, không ngăn cấm chúng ta giãi bày những nghi vấn của mình, chỉ cần chúng ta luôn luôn sẵn sàng vâng phục, một khi Toà thánh tuyên bố ý nghĩ của chúng ta khồng có căn cứ.
“Từ khi Hội thừa sai Paris ra đời, người ta luôn luôn cho phép giáo hữu được bái lạy thi thể cha mẹ. Trong thời các ĐTC Clementê XI và Benedictô XIV xảy ra biết bao tranh luận nghiêm khắc về các nghi lễ Trung Hoa, cho rằng việc nghi ngờ có gì trái ngược đức tin, xem ra không có. Chỉ từ năm 1760, khi một số thừa sai mang đầy thành kiến từ châu Âu, hô hào không nên giữ phong tục đó. Họ biên thư về Roma cho hay việc bái lạy như thế đúng là tôn thờ hồn cha mẹ, và người ngoại đạo làm vậy để cầu xin cha mẹ phù hộ. Sau đó Toà thánh lệnh cho tất cả các thừa sai phải cấm giáo hữu tôn kính kiểu đó [thực ra, từ trước năm 1760, Toà thánh đã long trọng lên án qua hai Hiến chế năm 1715 và 1742, mà chúng tôi sẽ bàn dài hơn].
“Tôi là người thứ nhất đã mang sắc lệnh trên vào xứ truyền giáo này; tôi nhận thấy mấy thừa sai và nhiều giáo hữu chống đối. Vị tiền nhiệm của tôi [Gm Guillaume Piguel, MEP, 1764-1771], là người rất đạo đức, có lương tâm kính sợ, đã phục tùng với lòng e ngại. Ngài không ngừng kêu trách về sắc lệnh này. Cha đại diện của ngài cũng như tôi chẳng bao giờ muốn phục tùng sắc lệnh. Ít ngày trước khi qua đời, ngài còn viết thư cho tôi, nói rằng, không thể lên án việc bái lạy như thế dưới bất cứ khía cạnh nào… Ngài khẩn khoản tôi trình bày lại với Roma, đừng ép buộc giáo hữu giữ thái độ như thế lâu hơn nữa đối với cha mẹ qua đời, đó là điều người Đàng Trong cho là vô lễ, bất hiếu.
“Trong những năm đầu tiên sống ở xứ truyền giáo này, khốn nỗi tôi là người, vì chẳng hiểu biết nguồn ngọn vấn đề, nên đã trở thành một trong những người nhiệt thành nhất bênh vực sắc lệnh [có lẽ muốn chỉ Hiến chế công bố năm 1742], Tôi đã gán ghép cho các thừa sai kỳ cựu là những người xin hoãn lại việc thi hành sắc lệnh một thời gian, là cứng cổ, kiêu ngạo, v.v…, có lẽ tôi cũng là nguyên nhân làm cho chẳng ai trong số họ dám gửi các khiếu nại về Roma. Quả là lúc ấy tôi chẳng thấy được vào một ngày nào đó, chính tôi sẽ là người đầu tiên phải làm tròn bổn phận mình. Đúng là điều trên đây chỉ xảy ra sau 20 năm trời truyền giáo với nhiều cuộc tranh cãi, tôi mới nhận ra sự ngán ngẩm của các thừa sai kỳ cựu là có nền tảng hơn những gì tôi đã tưởng tượng. Tôi tin rằng, bổn phận của tôi là phải xét lại cho chín chắn hơn, nên tôi đã nghiên cứu sách vở, bàn hỏi với các nho sĩ ngoại đạo và có đạo thông hiểu vấn đề, thì tôi thấy các nho sĩ trên chẳng tán thành chút nào sắc lệnh trên.
“Tôi xác tín rằng sắc lệnh được viết ra dựa trên những bản tường trình sai lạc, nên khi trở lại Pháp, tôi nhận thấy mình bó buộc vì bổn phận, phải giãi bày với nhà vua và các quan là những người tấn công tôi về vấn đề này, nhưng tôi đã làm tròn nhiệm vụ. Sau nhiều năm suy tư về vấn đề này, tôi không thể chần chừ mà chẳng trình bày lại với Thánh Bộ [Truyền giáo]. Xin cha hiểu cho rằng, việc bái lạy như thế chẳng có gì trái ngược với đức tin, tôi luôn luôn tiếp tục bảo vệ quan điểm này, cho tới khi nào Giáo triều Roma có quyết định khác ngược lại”.
Trong một bức thư viết ngày 30-5-1798 gửi cha Boiret, MEP, Đc Bá Đa Lộc còn viết:
“Tôi đã nhận được thư trả lời [viết 29-12-1797] của thư ký Thánh Bộ về vấn đề bái lạy người chết. Như tôi đã bắt đầu nói trên đây về những suy nghĩ của tôi liên quan tới nghi lễ, nên lúc này tôi sẽ gửi các nhận xét của tôi sang Thánh Bộ sau các vị Đại diện tông toà khác. Tôi trông chờ những ý kiến ngược lại. Thật ra, trong số các vị này, ít người hiểu biết nguyên nhân. Theo trình bày của các vị, thì Thánh Bộ cũng chỉ xác nhận sắc lệnh cũ của mình.
“Nhưng một điều đích thực là, nghi lễ này ở Đàng Trong, dù có pha lẫn nhiều mê tín, thì tự nó chỉ là bày tỏ lòng tôn kính đối với cha mẹ như khi các ngài còn sống. Nếu người ta cắt bỏ tất cả những gì trái ngược với đức tin, như đồ cúng, lời cầu xin v.v…, thì tất cả những gì còn lại đều đáng ca tụng, hơn nữa còn cần thiết trong nước này.
“Trong thời kỳ đầu tiên của Giáo hội, các tông đồ và các thừa sai theo chân các tông đồ, rộng lượng hơn chúng ta ngày nay. Hầu hết các nghi lễ trong Giáo hội, đã được dân ngoại sử dụng, thì Giáo hội cải tạo lại, hoặc thánh hoá chúng bằng cách hướng về Thiên Chúa, chỉ tẩy trừ tất cả những gì trái ngược với đức tin thuần tuý.
“Ngày nay, các thừa sai, nhất là những vị mới đến, lên án tất cả những những gì trái với thành kiến của họ, với nền giáo dục họ đã nhận được, mà chẳng nghĩ đến những thiệt hại lớn lao họ gây ra ở các nước này trong việc truyền giảng đức tin. Cũng giống như phái “Giăng-sen” khổ hạnh (jansenistes), họ luôn luôn sát cánh với những người cứng nhắc nhất, cấm đoán nhiều việc bao nhiêu có thể, coi đó là đạo nghĩa hơn, xác thực hơn. Điều có thể làm cha ngạc nhiên là, các thừa sai đó thường thường đâu có phải là hạng dốt nát, hơn nữa họ còn được coi là người thông hiểu về tất cả những gì liên quan đến bậc sống của họ. Nhưng các tục lệ họ thấy bên châu Âu pha trộn với các nghi lễ tôn giáo, cùng nền giáo dục Âu châu, làm cho họ coi là tốt, nên muốn được phổ biến khắp nơi. Cho nên họ lên án, hay ít ra là nghi ngờ tất cả những gì không hợp với họ đều trái với đức tin, do đấy gây ra nhiều tai hại: người ngoại đạo thì phẫn nộ, chống đối, còn giáo hữu thì chán nản vì bị khinh chê là đã trở thành người Âu châu.
Hai tuần lễ sau, ngày 15-6-1798, hơn một năm trước khi qua đời, Đc Bá Đa Lộc còn viết một thư cho cha Boiret nói về vấn đề giáo hữu cần được phép bái lạy trước thi hài cha mẹ, điều mà trong nghi lễ người Việt gọi là lạy xác [31].
Sau đó trong thư viết ngày 12-11-1800, Đc Labartette, Gm Đàng Trong, gửi cho Ban Giám đốc Hội thừa sai Paris, đưa ra nhiều lý lẽ bênh vực nghi lễ lạy xác. Labartette cho rằng chẳng có gì là mê tín trong việc này, tất cả chỉ có tính cách dân sự, tỏ lòng kính trọng, hiếu thảo với cha mẹ, với các bề trên, bạn bè, ân nhân, cấm nghi lễ này gây ra biết bao thiệt hại cho việc truyền bá đức tin, làm cho người ngoại đạo chán ghét, khinh bỉ, mà nói rằng: “Người ta vẫn khoe khoang là một đạo tốt lành khác thường, mà dám coi việc cấm lạy xác là chính đáng; lạy xác chỉ là nghi thức bên ngoài biểu lộ lòng tôn kính biết ơn đối với cha mẹ, bề trên…; cấm đoán như thế chẳng phải là tệ bạc với đấng sinh thành ra mình, nuôi dưỡng và dạy bảo mình sao…”? Đó là điều hàng ngày người Đàng Trong bàn tán. Đc Labartette cũng nêu ra trường hợp cha Halbout, MEP 221, đã lên tiếng phản đối những ai là nguyên nhân của việc cấm đoán lạy xác, thì có tội trước mặt Thiên Chúa [32].
Đc Bá Đa Lộc chẳng những không tán thành việc cấm đoán nghi lễ tôn kính tổ tiên, mà còn ước ao có được nghi thức phụng vụ Công giáo Trung Hoa. Ngay năm-1796, Đc Bá Đa Lộc đã viết cho cha Boiret về vấn đề này, và nêu ra những khó khăn [33]:
“Hãy khoan bàn đến nền tảng của vấn đề, cứ giả thiết Toà thánh đồng ý ban ơn này, giống như thời kỳ đầu tiên của Giáo hội, là những gì thuộc đức tin, và những điểm chính yếu thuộc kỷ luật cho toàn Giáo hội phải được giữ nguyên vẹn, còn bao nhiêu phải thích hợp với phong tục và giáo dục Trung Hoa.
Nếu chỉ dịch từng chữ trong nghi thức Latinh sang Trung Hoa, thì ích lợi gì? Liệu người ta có thể làm cách nào chấp nhận được? Ai dám phiên dịch toàn bộ Kinh thánh sang tiếng Trung Hoa? Đối với tiếng Trung Hoa, soạn một bộ sách “Phụng vụ các giờ kinh” như của chúng ta đang đọc hiện thời, có nghĩa lý gì?
“Để cho việc phụng vụ trên có ích lợi hơn, chẳng những cần phải có những nhà Thần học thông thái, những người biết sâu rộng về ngôn ngữ, chữ viết và phong tục Trung Hoa, mà còn phải có những người đã giũ bỏ được mọi thành kiến do nền giáo dục Âu châu. Cha nghĩ coi, liệu có thể tìm được những người này trong các xứ truyền giáo?
”Để cha hiểu rằng bao nhiêu cái phải thay đổi, thì tôi chỉ xin nêu ra một cái bình thường nhất và ít quan trọng, đó là ‘áo các phép’ (surplis). Áo này được mặc trong tất cả các nghi lễ của Giáo hội, đốì với chúng ta đó là bộ áo chỉnh tề, trang trọng, hơn nữa có lẽ một số người Âu châu còn cho là uy nghi. Nhưng, cũng thứ áo này, về hình thức và sắc màu, làm cho dân chúng xứ này phẫn nộ. Điều nói về ‘áo các phép’ có thể mở rộng sang các thứ khác. Nếu Roma chấp nhận một phụng vụ kiểu Trung Hoa, thì tất cả mọi nghi lễ, lễ phục, ca hát, phải được thích hợp với những con người chúng ta đang phục vụ […].
“Cha đừng công phẫn khi tôi nói thêm: Những nghi thức phụng vụ đối với chúng ta uy nghi, lại chẳng ăn nhằm gì đối với người Trung Hoa, Đàng Trong và các dân tộc khác; mũ lễ vuông của chúng ta, lễ phục ngắn cụt và chật hẹp của chúng ta, cách chúng ta xông hương, những cách cúi lạy ngắn ngủi, để đầu trần [không đội mũ]… người ta đều cho là hời hợt, nực cười. Vì ở nơi họ các lễ phục đều dài rộng, cùng với nghi thức bái phục, rất trang trọng, uy nghi. Nếu cha chứng kiến những nghi lễ của họ trong đền đài vua chúa và các đền thờ, chắc chắn cha cũng nhận thấy những nghi lễ ấy vừa toát lên sự tôn kính vừa gây chú ý
“Còn về việc dự định đặt các Thượng phụ giáo chủ hay các Tổng Giám mục để coi sóc các Gm người Ấn [người địa phương Đông Ân], chỉ cần hiểu biết tình hình chính trị và địa dư các nước này, thì cũng cảm thấy không thể thi hành điều đó được. Thường thường sự liên lạc giữa các nước này với nhau còn khó hơn là liên lạc với Roma”.
Trên đây chúng ta đã nêu một số ý kiến của các thừa sai tại VN về vấn đề tôn kính tổ tiên và các phong tục địa phương. Một điều làm cho người ta khá ngạc nhiên là, dù Hiến chế năm 1742 đã cấm ngặt không được bàn cãi gì nữa về vấn đề này, nhưng vào cuối thế kỷ XVIII, nhiều thừa sai Paris, đặc biệt cả hai Gm Đàng Trong lúc đó là Đc Bá Đa Lộc và Labartette, lại rất bức xúc, phải nói là do lương tâm thúc đẩy, nên ra sức khẩn khoản xin Toà thánh xét lại, dù các ngài vẫn tuân theo Toà thánh, không dám cho phép giáo hữu tôn kính theo phong tục trong nước. Liền sau đây, chúng tồi xin thuật lại dài dòng hơn về việc Toà thánh can thiêp vào việc tôn kính tổ tiên, đến đô phải nghiêm cấm; qua đó chúng ta sẽ thấy được mặt tiêu cực của việc ngăn cấm này.