Đức Thánh Cha Phanxicô đã không ngừng nhắc nhở chúng ta trong năm thánh Lòng Chúa Thương Xót này: “Hiện tượng di dân kêu mời một phản ứng cởi mở và gắn kết.” Sự gắn kết không chỉ được tỏ lộ đối với anh chị em của chúng ta, những người chạy trốn bạo lực, bắt bớ, đói kém và sự cùng khốn nhưng còn cần được thể hiện đối với những quốc gia bị ảnh hưởng lớn bởi người di dân.
Thực tế, hơn một nửa những người bị buộc phải di cư trên thế giới đang được mười quốc gia tiếp nhận, chiếm đến 2,5% nền kinh tế toàn cầu. Tổ ấm của gần 86% những người tị nạn trên thế giới, tại những vùng đang phát triển phải chịu gánh nặng của tình trạng tị nạn.
Trong ý nguyện của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi phải giảm áp lực lên các nước này và hãy thể hiện tình liên đới với họ.
Với hơn 65 triệu người tị nạn và những người buộc phải di dời trên toàn thế giới, thực tại sự di cư và tị nạn hiện nay đòi hỏi một phản ứng toàn cầu. Nhiều nước phải cùng nhau chia sẻ trách nhiệm và giúp đỡ những người tị nạn. Sự sợ hãi, lo lắng và thờ ơ với những đau khổ của người khác cần phải được thay thế bằng sự cởi mở, mến khách, và sự hiểu biết lẫn nhau.
Văn Phòng Di Dân của Dòng Tên đã hiệp lời cầu nguyện của Đức Thánh Cha để cả người dân và các quốc gia đều có thể là những người khởi xướng một sự thay đổi, xây dựng một nền văn hóa của sự gặp gỡ, “chỉ nền văn hóa gặp gỡ này mới có thể xây dựng được một thế giới tốt hơn và huynh đệ hơn.”
“Liệu một quốc gia riêng lẻ có thể giải quyết được những vấn đề của những người buộc phải di cư không?
Chúng ta phải loại bỏ sự thờ ơ và nỗi sợ của việc đón nhận người khác.
Bởi vì người khác đó có thể là bạn. Hoặc tôi …
Hãy cùng hiệp lời cầu nguyện với Cha để nài xin cho:
Những quốc gia đang tiếp nhận một lượng lớn những người tị nạn và di cư có thể tìm được nguồn trợ giúp cho những nỗ lực thể hiện sự gắn kết này. “
Chuyển dịch: Nguyễn Văn Đương, SJ
Nguồn: http://en.jrs.net/