Xã hội biến đổi, Thần học chuyển mình

Hans Joachim Hohn
Chuyển dịch: Lm. Giuse Vũ Kim Chính, SJ

Hình minh họa

Trong những năm gần đây, trên báo chí thường xuất hiện những tranh luận về “Hậu Hiện Ðại”. Quan niệm này khiến chúng ta chú ý tới những hiện tượng quan trọng của xã hội biến đổi và đánh dấu cuộc thảo luận về mối nguy cơ cũng như tương lai xã hội và văn hóa. Mục đích của bài này trước tiên là minh định những phạm vi của luận thuyết “Hậu Hiện Ðại”, kế đến là phác họa một số những khởi điểm thần học tìm cách đối thoại với những khởi điểm thần học tìm cách đối thoại với những quan niệm “Hiện Ðại” trái ngược nhau và cuối cùng là phản tỉnh mối liên quan giữa thần học và ý thức (hậu-) Hiện Ðại.

Trong những năm gần đây khi tranh luận về văn hóa biến chuyển đã xuất hiện một danh từ mới “Hậu-Hiện Ðại”. Danh từ này bao lâu đã trở thành một “mốt” mới và nhiều khi bị lạm dụng, nên cần phải được tái xác định. Khi nhằm mục đích nói lên những gì sẽ tới “sau” thời Hiện Ðại (moderne) quan niệm này đã biểu lộ một ý thức “Hiện-Thời-Mới” gánh những trọng trách mà những hệ luận cũng như những ấn tượng điển hình của thời đại sắp qua đi để lại. Vậy, “Hiện Ðại” (moderne) là gì? Câu hỏi này tới nay chưa bao giờ được giải quyết ổn thỏa cả. Dẫu vậy, câu hỏi này lại được tân thời hóa, vì nó là mục tiêu của những người lãnh đạo trong Giáo hội là những người phản kháng kịch liệt nhất. Thực sự Giáo hội là những người phản kháng kịch liệt nhất. Thực sự Giáo hội công giáo trong một thời gian lâu dài đã kiến tạo một phòng tuyến vững chắc chống lại gần như tất cả những lập trường tinh thần lẫn chính trị của trào lưu “Ánh Sáng” (Aufklarung) cũng như những hình thức phong trào này thực hiện, qua đó đã phản ảnh rõ ràng thái độ đối lập phản kháng lại những yếu tố căn bản của ý thức “Hiện Ðại”. Thái độ phản kháng này tuy trên thực tế thoát thai từ những biến cố và kinh nghiệm của cách mạng Pháp, của phong trào tục hóa và từ chủ trương đạp đổ và thay thế những chế độ cũ; nhưng thực ra nguyên nhân thâm sâu của nó là: Chống lại quan niệm tự do Hiện Ðại, hiểu theo nghĩa lấy tự do cá nhân làm trọng tâm, muốn loại bỏ bất cứ một trật tự khách quan nào có liên quan tới chân lý. Chỉ cần nhắc tới việc cấm người công giáo không được phép đọc sách của những vị đại biểu phát động phong trào Hiện Ðại ở Âu Châu mà phần lớn đã bị liệt vào Index Romanus là đủ. Tuy nhiên truyền thống cấm đoán đó không liên quan nhiều tới việc phong trào “hậu hiện đại” phê bình, chỉ trích “Hiện Ðại”, vì phong trào này không coi quá khứ là cái gì phải bảo vệ hay gìn giữ. Hơn thế nữa hình như lập trường Hiện Ðại tự nó đã trở thành già nua, cứng nhắc và vì thế đã rơi ngay vào tình trạng bảo thủ mà trước kia nó muốn phê phán và vượt khỏi. Thái độ bất mãn đó với Hiện Ðại bắt nguồn từ những phản ứng quyết liệt đối với niềm tin biện chứng về tiến bộ, vì họ đã phát giác những minh chứng cho thấy chính những lực lượng khiến con người tiến bộ làm bá chủ thế giới lại cũng là những lực lượng ngược lại làm cho tự lập trở thành lệ thuộc, khai phóng trở thành bị áp bức, hợp lý trở thành phi lý. Từ những dữ kiện nhỏ đó cô đọng hợp thành Hậu Hiện Ðại phê bình văn minh Hiện Ðại: Chính sự hạn hẹp hóa, đơn phương hóa đã biến lý trí thành tri thức dụng cụ. Thực vậy, lý trí theo hướng phát triển này dù phá bỏ được nền văn hóa đen tối của thời Trung Cổ, nhưng thay vào đó đã phải trả gía: Sự điên cuồng của chủ nghĩa lý tính Tây phương.

I. Hậu Hiện Ðại

Giã biệt hay tiếp tục Hiện Ðại?

Một số đáng kể các học giả bắt đầu dùng quan niệm “Hậu Hiện Ðại” theo nghĩa căn cứ vào những hiện tượng đang manh nha vượt qua những điển hình văn hóa đã hình thành “Thời Mới” (Neuzeit). Ðiểm tương đồng của họ là phạm trù của đa dạng và kinh nghiệm quyền bất khả vượt qua của những hình thức hiểu biết, lối sống, mô thức hành động có những mức độ khác biệt nhau. Ðiểm đáng chú ý nữa là sự đa dạng này không bưng bít trong một khuôn khổ văn hóa nào, nhưng mở rộng thành đa tính của những phạm vi liên hệ và có thể dẫn chứng.

Trong văn chương khi nhắc tới “Hậu Hiện Ðại” là nhắc tới sự gặp gỡ trên căn bản đa dạng giữa những hình thức ngôn ngữ và diễn đạt, giữa các văn loại và những tầng lớp phản tỉnh: biểu lộ thực sự không phải chỉ trong những tác phẩm khác nhau được phối hợp lại, mà trong cùng một tác phẩm như Tên Ðóa Hoa Hồng của Umberto Eco.

Trong kiến trúc của Hậu Hiện Ðại người ta phá bỏ qui luật của Cuối Thời Mới là không được phép trang sức rườm rà cơ sở kiến trúc cả trong lẫn ngoài, cũng như nguyên tắc kết cấu phải hợp với công dụng của nó. Kiến trúc Hiện Ðại đã đơn giản hóa tới độ làm cằn cỗi khoa kiến trúc. Phong trào chống đối lại kiểu kiến trúc này không muốn giữ những nguyên tắc đo lường cứng nhắc, và muốn giải tỏa “Mặt Tiền” (Fassade) khỏi những tiền kiến lừa dối. Mặt tiền giờ đây nhận lấy trách nhiệm là đánh dấu ý nghĩa thực sự của một cơ sở kiến trúc: nó giúp người ta nhận ra mục đích và lịch sử của cơ sở. Hơn thế nữa, những lối kiến trúc các thời khác nhau được hòa hợp lại thành một toàn thể mới.

Trong triết học, Hậu Hiện Ðại chịu ảnh hưởng của hậu cơ cấu luận (Structuralisme) ở Pháp, người ta chú trọng tới việc giải tỏa và phát huy khả năng của vai trò ngôn ngữ (Spachspiel) trong sự khác biệt tính, tự lập tính và bất khả giảm hóa tính của nó. Vai trò ngôn ngữ trong khả tính đa dạng và công kích lẫn nhau không còn tìm lại được bộ mặt thống nhất của lý trí, chủ thể, lịch sử và ý nghĩa theo khuôn mẫu của phong trào Ánh Sáng chủ trương, vì những khuôn khổ này bị coi là nòng cốt của chủ nghĩa phản đa dạng, muốn gò bó toàn diện con người theo một lối suy tư nhất thống.

Theo quan điểm xã hội học Hậu Hiện Ðại, xã hội là một hệ thống “đa trung tâm” (polyzentrische), nghĩa là những phạm vi và tầng lớp đời sống xã hội như kỹ thuật, kinh tế, khoa học, hành chánh và văn hóa không còn phải căn cứ trên một trục điểm (archimedischer Punkt) để được phân phối và xếp theo thứ tự đã qui ước. Cũng thế, luật pháp, luân lý và chính trị không còn kết thành một hợp thể nữa. Vì họ cho rằng không thể có bất cứ một tư tưởng cố định, vũ trụ hình thái đặc biệt nào hay lối sống đặc thù nào có giá trị tổng quát nữa. Cả về vũ trụ quan chỉ có giá trị cho một tiểu số nào nó, và không còn hy vọng biến thành một lực lượng có khả năng thu hút đại đa số quần chúng như xưa. Kết cục, sự phân phối trong xã hội đa tạp như thế chỉ cần cậy nhờ vào những nhóm đông người, có số lượng vượt qua qui định, phát biểu ý kiến công khai là có số lượng vượt qua qui định, phát biểu ý kiến công khai là có thể vận động sự đòi hỏi của họ thành những “Cộng Thức” (consensus) hình luật, cũng như dùng phương pháp bất bạo động giải quyết những vấn đề họ tranh chấp với nhau.

Trong cuộc thảo luận dẫn tới việc ly khai thời Hiện Ðại này, các nhà thần học đứng trước cám dỗ rất lớn là dễ gắn bó với những “mẫu tư tưởng” thời Tiền Ánh Sáng, mà coi đó là những mô thức thời Hậu Hiện Ðại. Thực ra đó là giải thích và diễn dịch sai dấu hiệu thời đại: khi các nhà thần học khủng hoảng, nên tự mình đã rơi vào cơn khủng hoảng để kết luận rằng tôn giáo vì vậy có thể phục hưng ý thức thời Tiền Thời Mới. Phần sau của bài này không có ý minh chứng chiều hướng hoài cổ mập mờ này, cũng không muốn thúc đẩy thần học tham dự cuộc “phân hủy cơ cấu” (Dekonstrucktion) Hiện Ðại của phong trào Hậu Cơ Cấu luận. Trái lại muốn bày tỏ một vài khởi điểm (chứ không diễn đạt toàn diện) mà các nhà thần học hiện đại đang nổ lực khai phá. Ðó là câu hỏi: phải chăng phong trào giữa Hiện Ðại và Hậu Hiện Ðại là một “nhịp nghỉ” (zazur) giúp thần học suy tư và khám phá ra khởi điểm mới cho thời Hậu Hiện Ðại?

Kiểm tra tương tự

Các Thiên thần Hộ Thủ – Người Bảo vệ và Đồng hành

Ý nghĩa của việc mừng lễ   + Tin rằng Chúa Quan Phòng đã giao …

Sự ra đi của Mẹ Maria: Niềm tin thời Giáo phụ và Trung cổ

Tháng Tám được đánh dấu bằng lễ trọng thể Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *