Thánh Phanxicô Xavier (I)

3. SỨ VỤ ẤN ĐỘ

Trong thời gian ở Bồ Đào Nha, hoạt động tông đồ của thánh Phanxicô Xavier và các bạn rất thành công, nên vua João III muôn giữ lại luôn. Sau khi cân nhắc, chỉ một mình cha Rodrigues ở lại. Thánh Phanxicô Xavier cùng với cha Paolo và một thanh niên người Bồ Đào Nha tình nguyện là Francisco Mansilhas rời Lisbõa trên chiếc tàu Santiago ngày 7.4.1541. Trên tàu có vị Tổng Trấn Ấn Độ tân cử là Martim Ajfonso de Sousa. Ngoài ra, trong đoàn còn có bốn tàu khác, chở theo rất nhiều thanh niên nghèo, hoặc thích phiêu lưu, đến Ấn Độ lập nghiệp. Trước khi rời Châu Âu, ngài đã được Đức Thánh Cha Phaolô III bổ nhiệm làm Phái viên Tòa Thánh tại Phương Đông, tức là phía đông Mũi Hảo Vọng ở cực nam Châu Phi.

Được đề nghị đem theo người hầu cho xứng với chức vụ Phái viên Toà Thánh, ngài dứt khoát từ chối vì cho rằng chính cách làm như vậy đã khiến cho Hội Thánh rơi vào tình tạng tệ hại. Ngài dành phòng ngài cho người bệnh, chia sẻ phần ăn cho họ. Ngài ngủ nghỉ ngay trên sàn tàu, giữa những người nghèo. Cuối tháng 8.1541, ngài đến Mozambique. Hiện nay Mozambique là tên một quốc gia ở đông nam Châu Phi, nhưng vào thời thánh Phanxicô Xavier, đó là tên một hòn đảo san hô nhỏ, ngoài khơi rníđc Mozambique bây giờ. Trên đảo này có một pháo đài Bồ Đào Nha. Gặp lúc gió ngược, tàu của ngài phải trú mùa đông tại đó. Ngài tiếp tục chăm sóc người bệnh. Ngài viết thư cho anh em ở Rôma tường thuật chuyến đi. Cuối tháng 2.1542, ngài cùng với vị Tổng Trấn tân cử dùng tàu nhỏ đi Ấn Độ trước, cha Paolo cùng với Francisco Mansilhas ở lại cùng đi sau với những tàu khác. Trên đường, ngài ghé lại Malindi ở Kenya và đảo Socotora ở Ấn Độ Dương. Ngài đến Goa, thủ phủ của đế quốc Bồ Đào Nha ỏ Phương Đông ngày

6.5.1542.

Tại Goa, trước hết ngài đến trình diện Đức Giám Mục, rồi làm việc tông đồ, đang khi chờ đợi hai bạn đồng hành đến để cùng đi Mũi Comorin. Để giúp việc dạy giáo lý cho trẻ em và tân tòng, ngài lấy cuốn sách giáo lý của João de Barros soạn lại cho thích nghi với hoàn cảnh cụ thể. Sau hơn một trăm ngày chờ đợi, vì tiện có tàu, ngài đi Mũi Comorin ngày hy vọng hai bạn đồng hành sẽ đến sau đó ít lâu. Trước khi ra đi, ngài viết thư cho thánh I-nhã và anh em ở Rôma, tường thuật hành trình đến Ấn Độ và công việc của ngài ở Goa, xin đặc ân thiêng liêng cho Ấn Độ, đặc biệt cho Học viện Thánh Phaolô ở Goa, được thành lập để chuẩn bị các thiếu niên bản xứ trở thành linh mục hay giáo lý viên. Ngài cũng dùng quyền của Phái viên Toà Thánh cho phép một linh mục ở Goa dùng sách nguyện mới, ngắn hơn. Rồi đem theo ba học sinh ở học viện làm thông dịch viên, ngài lên tàu. Một tháng sau, vào cuối tháng 10, ngài đến Tuticorin, thủ phủ Bờ Biển Parava, ngài viết thư cho thánh I-nhã.

Mũi Comorin ở cực nam bán đảo Ấn Độ. Phía đông, dài khoảng 120 km dọc theo bờ biển, mà người Bồ Đào Nha thường gọi là Bờ Biển Ngư Dân, là quê hương của người Parava. Họ thuộc về một trong những đẳng cấp thấp nhất trong hệ thống đẳng cấp phức tạp của xã hội Ấn Độ. Họ gồm chừng 30 ngàn người sống thành 30 làng, chuyên nghề lặn xuống biển mò ngọc trai. Thánh Phanxicô Xavier ỏ bờ biển Parava này một năm. Thời tiết khắc nghiệt, dân chúng nghèo đói, ngài chia sẻ hết với họ. Nhưng điều làm ngài khổ tâm nhất là về đạo: các tân tòng không biết gì hơn là họ có đạo! Không được chỉ bảo, họ không hiểu biết gì. Sau khi những vị đã rửa tội cho họ ra đi, họ trở về với những thói quen cũ: thờ tượng thần, uống rượu… Đi hết làng này đến làng khác, ngài thăm viếng người ốm đau, rửa tội cho trẻ em, dạy giáo lý cho mọi người, tổ chức việc đọc kinh dự lễ cho từng làng. Công việc chồng chất, mà hai bạn đồng hành mãi chưa thấy đến, ngài quyết định quay về Goa để tìm cha Paolo và chú Francisco Mansilhas.

Tại Goa, vào tháng 10 năm 1543, ngài gặp lại hai người bạn đồng hành đã đến từ lâu, nhưng bị Tổng Trấn giữ lại làm việc ở học viện Thánh Phaolô. Qua thư từ anh em ở Rôma và Bồ Đào Nha gửi đến, ngài được biết là Đoàn Giêsu (tức Dòng Tên) đã được Tòa Thánh chính thức phê chuẩn bằng trọng sắc Regimini Militantis Ecclesiae ngày 27.9.1540, thánh I-nhã đã được bầu làm Tổng Quản ngày 19.4.1541, và các anh em ở Rô ma đã tuyên khấn trọng thể ngày 22.4.1541. Ngài đến với Đức Giám Mục, thay mặt thánh I-nhã, tuyên khấn trọng thể, và trở thành trưởng phụ trách Dòng Tên tại Đông Á. Cha Paolo được giữ lại dạy học ở Học viện Thánh Phaolô, thánh Phanxicô Xavier cùng với chú Francisco Mansilhas trở lại Bờ Biển Parava. Trên đường, tại Cochin, ngài viết cho thánh I-nhã, ngày 15.1.1544, một thư khá dài.

Hai Phanxicô, một lớn một nhỏ, chia nhau đến các làng người Parava để nâng đỡ Đức Tin của những người dân nghèo ấy. Trong vòng một năm đầy sóng gió của đời tông đồ, Phanxicô lớn viết cho Phanxicô nhỏ liên tục 25 lá thư.

Dải đất dân Parava sinh sống nằm dưới quyền hai tiểu vương, mà thánh Phanxicô Xavier gọi là vua: tiểu vương Vettum Perumal (mà thánh Phanxicô Xavier gọi là Betebermal) ở Tuticorin cai trị miền bắc, tiểu vương Rama Varma (mà thánh Phanxicô Xavier gọi là Iniquitriberim) ở Quilon cai trị miền nam. Lúc hai Phanxicô đang ở đó thì giữa hai tiểu vương này xảy ra xung đột. Tiểu vương Rama Varma được em ruột là tiểu vương Martanda Varma xứ Travancore, phía tây Mũi Comorin, hậu thuẫn. Cả hai phe cùng xin người Bồ Đào Nha giúp. Do thánh Phanxicô Xavier can thiệp, người Bồ Đào Nha giúp hai tiểu vương phía nam đánh hai tiểu vương phía bắc. Thế là tiểu vương xứ Tuticorin tấn công các tín hữu khiến họ phải chạy tán loạn.

Sau đó, giữa hai anh em nhà Varma lại xảy ra xung đột, và người Bồ Đào Nha hậu thuẫn tiểu vương xứ Travancore. Thế là tiểu vương xứ Quilon cầu cứu tiểu vương xứ Vijayanagar ở phía hắc, và quân Badaga (nghĩa đen là Người Bắc) tấn công các tân tòng ở Mũi Comorin vào giữa tháng 6. Tiểu vương xứ Travancore phái người cháu đến Talai và hứa sẽ đem các tín hữu từ Tuticorin và Vembar phải chạy loạn vào lãnh thổ mình. Ông cũng xin thánh Phanxicô Xavier đến thăm ông, và thánh Phanxicô Xavier thực hiện chuyến thăm vào tháng 10. Viên trấn thủ người Bồ Đào Nha tại Tuticorin, Cosma de Paiva, trước kia hậu thuẫn tiểu vương Vettum Perumal, do kiếm lời được nhờ bán ngựa, nay chuyển qua ủng hộ tiểu vương Martanda Varma. Tháng 11, thánh Phanxicô Xavier trao cho tiểu vương Martanda Varma thư của trấn thủ loan báo quyết định ấy. Như để trả công cho thánh Phanxicô Xavier, tiểu vương xứ Travancore cho phép ngài tự do truyền giáo trên lãnh thổ ông. Vì biết tính ông này hay thay đổi, nên chỉ trong một tháng, thánh Phanxicô Xavier vội vàng rửa tội cho 10 ngàn người Macua ở đó.

Lúc ở Travancore, thánh Phanxicô Xavier được tin tiểu vương xứ Jaffna ở Sri Lanka (thánh Phanxicô Xavier gọi là Ceylan tức Tích Lan) đã sát hại các tân tòng trên đảo Manar, và anh của kẻ bạo chúa, người kế vị hợp pháp nhưng bị tiếm vị, đã chạy trốn đến khu vực người Parava, và hứa sẽ cho toàn dân Jaffna theo đạo nếu được người Bồ Đào Nha giúp phục chức. Sự thật phức tạp hơn nhiều, nhưng thánh Phanxicô Xavier tin như vậy, nên liền đi Goa xin Tổng Trấn gửi quân đến Jaffna. Trở lại Cochin, ngài gặp vị Tổng Đại Diện của Đức Giám Mục Goa là Miguel Vaz, một giáo dân chứ không phải linh mục, đang chuẩn bị về Châu Âu. Ngài nhờ vị này xin vua Bồ Đào Nha giúp đỡ công cuộc truyền giáo tại Ấn Độ hơn nữa và nhờ chuyển năm lá thư cho nhà vua, cha Rodrigues, thánh I-nhã và anh em ở Rôma.

Cuộc viễn chinh đánh Jaffna không thực hiện được. Thánh Phanxicô Xavier viết thư cho Francisco Mansilhas, mới thụ phong linh mục, bày tỏ ý định đi Macassar. Vừa mệt mỏi vừa chán nản, vì người Bồ Đào Nha không can thiệp quân sự vào Jaffna, cũng không-bênh vực các tín hữuởMũi Comorin, ngài đến Meliapur, nơi người ta nói là có mộ của thánh Tôma Tông đồ, để cầu nguyện một thời gian. Tại đó, ngày 8.5.1545, ngài viết thư cho anh em ở Goa báo tin đã thấy rõ ý Chúa nên quyết định sẽ đi Macassar.

4. SỨ VỤ MALUKU

Tháng 9 năm 1545, thánh Phanxicô Xavier bỏ Cochin đi Malacca, nước Malaysia ngày nay, để chờ tàu đi Macassar. Tại sao thánh Phanxicô Xavier quyết định bỏ Ấn Độ? Ngài đưa ra nhiều lý do: người Bồ Đào Nha chẳng những không giúp đỡ mà còn cản trở công cuộc truyền giáo của ngài tại Ấn Độ, và ngài thấy mình không có ích cho việc truyền giáo tại Ấn Độ nữa. Thực ra, ngài không bỏ Ấn Độ, nhưng khi có người thay thế, ngài quyết định đi xa hơn nữa, để ‘mở đường’, như ngài nói. Dịp thuận tiện là ngài gặp ông Antonio de Paiva, một giáo dân, từ quần đảo Maluku về Ấn Độ. Ông này đem theo bốn thiếu niên để gửi học tại Goa. Ông cho biết đã rửa tội được hai vị vua. Thế là sau khi cầu nguyện, ngài quyết định đến nơi mà ngài hi vọng sẽ sinh hoa trái hơn ở Ấn Độ.

Trong thời gian chờ tàu tại Malacca, ngài được thư báo tin João de Castro mới được bổ nhiệm làm Tổng Trấn, và ba Giêsu hữu là Antonio Criminali, Nicolo Lancilotto, và Juan de Beira từ Châu Âu đã đến Ấn Độ. Ngày 10 tháng 11, ngài phân công: cha Lancilotto ở lại Học viện Thánh Phaolô tại Goa, còn hai người kia đến Bờ Biển Parava giúp cha Francisco Mansilhas. Hình như chính trong thời gian này, ngài gửi về Goa bản Huấn thị cho các giáo lý viên Dòng Tên ở Ấn Độ. Trong lá thư ngày 16 tháng 11, ngài cho biết sẽ không đi Macassar vì tin tức cho thấy tình hình không thuận lợi, nhưng sẽ đi Ambon để xem xét triển vọng truyền giáo ở Maluku, mà thánh Phanxicô Xavier quen gọi là Maluco.

Ngày 1.1.1546, ngài rời Malacca và sau sáu tuần lễ lênh đênh trên biển, ngài đến Ambon trên quần đảo Maluku, miền đông bắc nước Inđônêxia hiện nay. Ngài khám phá ra ở đó có bảy làng đã theo đạo, nhưng không có linh mục coi sóc, và các tín hữu cũng không biết gì về Đức Tin. Ngày 9 tháng 3, đang khi thánh Phanxicô Xavier thăm các tín hữu bị bỏ rơi trên một hòn đảo gần đó, đoàn tàu Bồ Đào Nha gồm tám chiếc, cùng với những người Tây Ban Nha còn sống sót trong chuyến viễn du của Rodrigo Lopes de Vìllabolos, thả neo ngoài khơi Ambon. Ngài xả thân giúp đỡ những người bị nạn. Một linh mục trẻ người Tây Ban Nha ham thích phiêu lưu là Cosma de Torres được ngài thu phục, sau này sẽ theo ngài về Ấn Độ, vào Dòng Tên, và đi truyền giáo ở Nhật Bản. Đoàn tàu nhổ neo vào giữa tháng 5, mang theo ba thư của ngài gửi về Châu Âu. Trong thư gửi anh em Dòng Tên ở Châu Âu, ngài trình bày cảm tưởng về Ambon, cho thấy triển vọng truyền giáo, và dự định thăm các túi hữu bị bỏ rơi trên các đảo Môrô. Trong thư khác, gửi anh em Dòng Tên ở Ấn Độ, ngài gọi Francisco Mansilhas và Beira đến Maluku. Trong thư thứ ba, ngài xin vua João III thiết lập Tòa Án Giáo Lý ở Phương Đông.

Vào những ngày cuối tháng 6, ngài từ Ambon đi Temate, thủ phủ quần đảo Maluku, nơi có một pháo đài Bồ Đào Nha. Thanh niên ở Bồ Đào Nha ở đó, cũng như ở các nơi khác, theo chính sách chung là cưới vợ người bản xứ. Để giúp những phụ nữ này, cùng với các con cái họ và các nô lệ, ngài soạn bản Giải Thích Kinh Tin Kính. Trong ba tháng ở Temate, ngài giúp đỡ những người sống sót trong hạm đội Tây Ban Nha bị hải quân Bồ Đào Nha đánh bại. Sau đó ngài đến thăm đảo Môrô và ở đó đến tháng 1 năm 1547, rồi trở lại Temate. Giữa tháng 4, ngài rời Temate, qua Ambon, về lại Malacca, kết thúc hành trình truyền giáo một năm đầy thử thách nhưng cũng đầy an ủi.

5. TRƯỞNG KHU TRUYỀN GIÁO

Ở Malacca, thánh Phanxicô Xavier nhận được thư báo tin thánh I-nhã đã quyết định thành lập tỉnh đầu tiên của Dòng Tên bao gồm Bồ Đào Nha và tất cả các lãnh thổ phụ thuộc, và đặt cha Simão Rodrigues làm giám tỉnh. Như vậy, ngài trở thành trưởng khu truyền giáo thuộc tình dòng Bồ Đào Nha. Ngài cũng gặp ba trong số chín anh em Giêsu hữu ở Châu Âu đã đến Ấn Độ năm 1546, mà ngài phái đi Maluku: Beira, Nuno Ribeiro và Nicolau Nuties. Riêng Francisco Mansilhas không hiểu vì sao không đi Maluku, và từ đây không được nhắc đến trong các thư của thánh Phanxicô Xavier nữa. Có người nghĩ là Francisco Mansilhas bị thánh Phanxicô Xavier khai trừ khỏi Dòng Tên vì không tuân phục. Nhưng hình như Francisco Mansilhas ốm đau, không đi được, nên xin ra khỏi Dòng Tên. Cũng tại Goa, thánh Phanxicô Xavier gặp Anjiro và hai thanh niên Nhật Bản khác. Họ cho ngài biết về đất nước và đồng bào họ. Ngài thấy một khu vực truyền giáo đầy triển vọng được mở ra. Ba người Nhật Bản đến Goa học đạo và được Đức Giám Mục rửa tội ngày lễ Hiện Xuống 20.5.1547. Từ đây, thánh Phanxicô Xavier thường gọi Anjiro là Phaolô Đức Tin.

Trong ngày 20.1.1548, tại Cochin, thánh Phanxicô Xavier viết năm lá thư. Thư thứ nhất, gửi anh em Dòng Tên ở Châu Âu, trình bày cặn kẽ chuyến đi Maluku và dự định đi Nhật Bản. Thư thứ nhì, gửi thánh I-nhã, lặp lại lời xin gửi thêm thừa sai và bày tỏ ý định đích thân hoặc gửi anh em khác đi Nhật Bản. Thư thứ ba, gửi vua João in, xin giúp đỡ công cuộc truyền giáo hơn nữa. Thư thứ tư, cũng gửi vua João III, xin nhà vua ban thưởng cho một số người có công. Thư thứ năm, gửi cha Simão Rodrigues, xin phái thêm anh em Dòng Tên, nhất là những người giảng thuyết, đến Ấn Độ, và nhắc nhà vua bổn phận ấy.

Từ Cochin, thánh Phanxicô Xavier đến Bờ Biển Parava. Tại Manapar, ngài họp anh em: Criminali, Morais trẻ, Cipriano và Henrique Henriques. Sau cuộc họp, ngài soạn bản Huấn thị cho anh em ở Bờ Biển Parava và Travancore. Đầu tháng 3, ngài đến Goa, gặp lại cha Paolo và hai anh em mới đến là Nicolo Lancilotto và Francisco Perez. Ngài cũng thâu nhận bốn ứng sinh vào Dòng Tên: Roque Oliveira, Afonso Castro, Gaspar Rodrigues và Costna de Torres. Ba thanh niên Nhật Bản ngài gặp trước đây ở Malacca lúc ấy đang học tại học viện Thánh Phaolô.

Chín ngày sau, từ Goa, thánh Phanxicô Xavier đi Bassein ở phía bắc để gặp Tổng Trấn João de Castro thảo luận về công cuộc truyền giáo ở Maluku. Ngài đã dự tính sẽ đi thẳng từ Bassein đến Cochin để gặp ông Diogo Pereira, một thương gia giàu có, bàn kế hoạch truyền giáo tại Nhật Bản, rồi sau đó đi Bờ Biển Parava. Tuy nhiên, ngài phải về lại Goa vì Tổng Trấn ngã bệnh nặng. Từ Goa, ngài phái Francisco Perez và Roque de Oliveira đi Malacca, mang theo thư gửi ông Diogo Pereira. Hình như cũng trong thời gian này, ngài soạn bản cầu nguyện và Cứu rỗi linh hồn mình và Kinh cầu cho kẻ ngoại.

Sau khi dự đám tang Tổng Trấn ngày 6.6.1548, thánh Phanxicô Xavier ở lại Goa chờ tàu từ Bồ Đào Nha tới. Sau khi gặp bốn anh em mới đến là Gaspar Berze, Melchior Gonzalves,Juan Fernandez, và Baltasar Gago, ngài đến Bờ Biển Parava vào tháng 10. Ngài họp anh em để trao đổi về hiện tình truyền giáo. Vì Francisco Henriques không đến được, ngài viết thư. Trở lại Cochin, ngài gặp lại ba người đã cùng ngài dự đám tang Tổng Trấn João de Castro là vị Tổng Đại Diện Fernandes Sardinha, vị phụ trách anh em dòng Thánh Phanxicô, cha Antonio do Casal, vị trưởng khu truyền giáo dòng Thánh Phanxicô tại Sri Lanka, cha João de Villa de Conde. Cả bốn cùng ký tên vào một tài liệu xin vua Bồ Đào Nha thưởng công cho một số người theo ước nguyện của vị Tổng Trấn vào giờ chết.

Vào khoảng giữa tháng 11, thánh Phanxicô Xavier lại về Goa để gặp năm anh em mới vừa ở Châu Âu đến. Trong số này có cha Antonio Gomes, được cha Simão Rodrigues bổ nhiệm làm viện trưởng Học viện Thánh Phaolô ở Goa. Mặc dầu nhiệt tình và có tài, cha Gomes thiếu khôn ngoan và kinh nghiệm trong chức vụ. Thánh Phanxicô Xavier định gửi cha này đi Hormuz hay Diu để giảng thuyết, và đặt cha Berze làm viện trưởng, nhưng chưa quyết.

Sau khi cầu nguyện và suy tính cẩn thận, thánh Phanxicô Xavier quyết định mở đầu công cuộc truyền giáo tại Nhật Bản. Ngài cũng quyết định mở ba điểm mới: cha Lancilotto đi Quilon, gần Mũi Comorin; cha Melchior Gonzalves đi Bassein, phía bắc Goa; cha Cipriano đi đảo Socotora, ngoài khơi bờ biển Đông Phi. Từ Cochin, ngài đã có dịp gửi nhiều thư về Châu Âu. Trong ba thư gửi thánh I-nhã, có hai thư gần như giống hệt nhau, ngài tường trình về việc truyền giáo ở Ấn Độ, báo tin ngài sẽ đi Nhật Bản và ca ngợi cha Criminali.

Trong hai lá thư gửi cha Rodrigues, thánh Phanxicô Xavier ca ngợi các thừa sai đến Ấn Độ, và xin phái thêm. Ngài cũng báo cho cha Rodrigues biết ngài sẽ đi Nhật Bản cùng với cha Cosma de Torres. Vào tháng 1 năm 1549, ngài viết một bản ghi nhớ gửi vị Tổng Đại Diện, Pedro Fernandes de Sardinha, nhờ vị này xin nhà vua ban một số đặc ân. Trong một lá thư khác, ngài nhờ cha Rodrigues xin nhà vua ban thưởng cho Tổng Đại Diện Sardinha, và báo tin là tất cả các hải cảng ở Trung Hoa đều nổi dậy chống người Bồ Đào Nha. Ngài cũng xin nhà vua ban thưởng cho cha João de Villa de Conde, trưởng khu truyền giáo Sri Lanka, và cho Đức Cha Diogo Mar Abuna, một giám mục cao tuổi. Trong các thư gửi cha Simão Rodrigues, ngài xin cha ấy giúp hai người và báo tin mình sắp đi Nhật Bản và trình bày tỉ mỉ về anh em Dòng Tên ở Ấn Độ.

Trở lại Goa, thánh Phanxicô Xavier miễn cưỡng chấp nhận để cha Antonio Gomes ở lại chức vụ Viện Trưởng, và gửi cha Berze đi Hormuz, cùng với một huấn thị dài Ngài cũng viết một huấn thị cho cha Paolo xin cha ấy giữ hòa khí với cha Gomes, và lo cung cấp những điều cần thiết cho các thừa sai

 

Kiểm tra tương tự

Thánh Danh Chúa Giêsu: Trái Tim và Sứ Mạng của Dòng Tên

  Ngày 3 tháng 1, Dòng Tên hân hoan mừng lễ kính Thánh Danh Chúa …

3 lý do chúng ta rất cần Đức Maria là Mẹ chúng ta

  Sự sống mà chúng ta đang sống là chính Đức Giêsu Kitô, Đấng là …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *