Cuộc sống là người thầy đích thực của khôn ngoan

Có nhiều người gõ cửa tu viện với mong muốn tìm kiếm Chúa, vì nghĩ rằng họ sẽ đạt được mục đích ấy bằng việc chuyên tâm học tập. Họ hiểu những điều về Thiên Chúa từ sách vở, vì nơi sách vở, họ tìm được những giải thích dài dòng với những phân biệt rất tinh tế. Đôi khi, giữa họ, có người coi thường những công việc phục vụ khiêm tốn, coi đó là những việc lãng phí thời gian. Và ngay khi làm xong những nhiệm vụ được giao, là họ lao mình vào việc thưởng nếm sự khôn ngoan của các bậc tiền bối. Làm như thế, họ có thể bị rơi vào ảo tưởng.

Trong thời gian ngắn, họ có thể tiếp thu được rất nhiều kiến thức và hiểu biết, và họ biết cách trả lời bằng nhiều ngôn từ khác nhau với những ai chất vấn họ. Điều ấy dẫn đến sự nhầm nhẫn về những điều đơn sơ, vì những điều đơn sơ lại được diễn giải bằng nhiều kiến thức cùng với độ phức tạp của các bài diễn văn. Họ không biết rằng, thực ra họ chỉ biết cách lặp lại những gì người khác đã nói về Thiên Chúa. Như thế, họ chỉ biết Thiên Chúa thông qua các hình ảnh được tạo nên bởi những người thợ lành nghề, còn chính Thiên Chúa thì họ chưa bao giờ gặp gỡ.

Thiên Chúa chỉ tỏ mình cho ai mà Ngài muốn, và chỉ có ai đã gặp Ngài đã gần Ngài mới có thể thoáng thấy vẻ đẹp đa diện của Ngài. Thực vậy, Chúa chỉ tỏ lộ chính mình cho ai thực sự khao khát tìm kiếm Ngài với sự tin tưởng và biết lắng nghe trong sự thing lặng của tâm hồn. Khi đó, người ấy nhận biết Thiên Chúa.

Cũng như kinh nghiệm đã dạy cho chúng ta, rằng chúng ta chỉ có thể biết những ai mà chúng ta thân quen và những ai mà chúng ta có tình cảm chân thành. Tất cả cuộc sống, cuộc đời của chúng ta là một mái trường, mà ở nơi đó, chúng ta học hành, tìm kiếm và tìm gặp Thiên Chúa trong mọi sự. Hãy dấn thân và trao tặng chính bản thân mình ngay trong những công việc khiêm tốn bé nhỏ, vì đó cũng là điều chính Chúa đã thực hiện trong những năm tháng dài ẩn dật tại Nazaret. Khi làm như thế, bạn sẽ khám phá ra rằng, bạn biết được những phản tỉnh và suy tư sâu sắc không thua kém gì những điều của các bậc thầy vĩ đại.

Vì thế, tôi khuyên bạn hãy dấn thân và trao tặng việc học của bạn cùng với lòng khiêm tốn cao độ. Hãy vun trồng sự liên kết mật thiết với Đấng mà bạn khao khát nhận biết, để một khi biết Ngài hơn, bạn sẽ yêu mến Ngài hơn và phục vụ Ngài hơn.

 

Chuyển ngữ từ tiếng Ý: Tứ Quyết SJ

Cuốn sách: Maestro di San Bartolo, Abbi a cuore il Signore, Introduzione di Daniele Libanori, (San Paolo 2020).

Trong tuần tĩnh tâm mùa chay (từ chiều chúa nhật 21/2/2021 đến trưa thứ sáu 26/2/2021), Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi Giáo triều Roma và các tín hữu tìm về cùng Thiên Chúa, kín múc nghị lực để đương đầu với những thách đố mới. Vì đại dịch Covid, các vị không tĩnh tâm chung như mọi năm, nhưng mỗi vị tĩnh tâm riêng tại nơi thích hợp. Đức Thánh Cha gửi tặng mỗi vị cuốn sách thiêng liêng giúp suy niệm với tựa đề “Abbi a cuore il Signore” (Hãy có Chúa trong lòng). Sách dầy 320 trang gồm các thủ bản cũ do một đan sĩ thuộc Đan viện thánh Bartolo biên soạn hồi thế kỷ 17, trên từng tờ rời, dường như để hướng dẫn các môn đệ.

Cám ơn các bạn đã đọc và theo dõi 7 bài nối tiếp nhau. Xin được hệ thống lại nơi đây, để thuận tiện cho các bạn muốn đọc liên tục 7 bài cùng lúc. Thực tế, cuốn sách rất hay và dày 320 trang, người dịch chỉ chọn một số đoạn hữu ích cho mọi người trong đời sống thiêng liêng và đời sống thường ngày, đặc biệt trong hoàn cảnh dịch bệnh Covid hiện tại.

Mùa 1: “Hãy có Chúa ở trong lòng” – Yếu đuối, tật xấu, nỗi đau và cô đơn

1- Hãy có Chúa ở trong lòng

2- Chúa đến gặp bạn ngay trong tâm hồn giữa những yếu đuối

3- Cuộc sống là người thầy đích thực của khôn ngoan

4- Cách chiến thắng đam mê tật xấu

5- Khi nỗi đau cần được chữa lành

6- Những nguy hiểm ta đối diện khi cô đơn

7- Nhận định là ơn cần xin và là khả năng cần tập luyện

Mùa 2: “Hãy có Chúa ở trong lòng” – Cuộc chiến đấu nội tâm

1- Đời sống thiêng liêng là gì đây?

2- Khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh

3- Tám mãnh lực tấn công làm tâm hồn điêu đứng

Kiểm tra tương tự

Giáng Sinh trong Nghệ Thuật – Chúa Giêsu sinh ra tại Bêlem

Các mục đồng thờ lạy Chúa (1622). Hoạ Sĩ Gerrit van Honthorst (1592-1656). Tranh được …

Phép màu Giáng Sinh: Cuộc hoán cải của thi hào Paul Claudel

  Vì sao thi sĩ nổi tiếng ấy trở lại đạo Công giáo vào đúng …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *