Giáo Hội tuần qua (26.09 – 2.10.2021)

  1. Dùng giáo lý Giáo hội để kết án và phán xét là một việc làm tội lỗi
Đức Giáo Hoàng vẫy tay chào mọi người trong giờ kinh cầu Đức Bà tại cửa sổ hướng nhìn ra quảng trường thánh Phêrô tại Vatican ngày 26.09.2021

 

Catholic New Service (CNS) đưa tin, Đức Giáo Hoàng đã nói với các tín hữu Công giáo rằng phải thật cẩn trọng tránh khỏi những cám dỗ khi nghĩ rằng mình tốt hơn người khác và tránh thái độ thù nghịch đến nỗi đưa niềm tin công giáo đến chỗ “chia rẽ và tách biệt”, nhưng phải nài xin ơn Chúa để vượt qua những cám dỗ về việc lên án và phân biệt.

Đức Giáo Hoàng nói thêm với những linh mục rằng: những mục tử là những người theo Chúa một cách gần gũi và thiết thân, cho nên các mục tử cần phải làm mục vụ nơi những trường hợp cần kíp nhất xứng với đặc sủng ơn gọi mà mình đã được lãnh nhận. Cuối cùng, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh: “Đừng ngăn cản bất kì ai làm việc tốt chỉ vì họ không thuộc về nhóm của chúng ta”, hãy nhớ rằng trên hết, tất cả đều thuộc về Chúa Giêsu, tất cả chúng ta luôn có trách nhiệm phải làm việc trong vương quốc của Thiên Chúa, và Chúa Thánh Thần luôn muốn một Giáo hội cởi mở để “luôn luôn có chỗ cho mọi người”.

(Xem thêm tại: https://www.americamagazine.org/faith/2021/09/27/pope-francis-judge-exclude-241499)

 

  1. Ủy Ban Thần Học Quốc Tế (International Theological Commission) có thêm 12 thành viên mới

Vatican vừa công bố danh sách 12 thành viên mới của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế, trong số đó có 2 giáo sư đang giảng dạy tại Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ (Catholic University of America), 2 giáo sư đang giảng dạy về thần học tôn giáo và nền tảng thần học tín lý tại Đại Học Công Giáo, đặc biệt có 2 nữ tu là Sơ Isabell Naumann và Sơ Sr. Josée Ngalula là những giáo sư hiện đang giảng dạy về thần học tín lý và hệ thống cũng góp mặt trong nhóm 12 người mới này.

Ủy Ban Thần Học Quốc Tế được thành lập năm 1969 bao gồm những tu sỹ và giáo dân chuyên nghiên cứu về những vấn đề thần học quan trọng trong Giáo hội. Hiện tại Ủy ban này có 28 thành viên bao gồm 14 thần học gia châu Âu, 5 người Nam Mỹ, 3 người châu Á, 3 người châu Phi, 2 người Bắc Mỹ và 1 người đến từ châu Úc.

(Xem thêm tại: https://www.ncronline.org/news/theology/news/news/pope-appoints-new-members-international-theological-commission?fbclid=IwAR1mLcIAGZ9Q XPsei9Yigjo4mwqraYYQVArfP0tXe0rOePorRfb_w5dAe0)

 

  1. Cầu nguyện là trung tâm sứ vụ của Giáo hội

Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu, hay còn gọi là Tông đồ Cầu nguyện đã có lịch sử hơn 175 năm. Tông đồ Cầu nguyện được khai sinh tại Vals, gần Le Puy, nước Pháp, vào ngày 3/12/1844, lễ Thánh Phanxicô Xaviê, trong Dòng Tên. Từ đó, Tông đồ Cầu nguyện đã được lan truyền khắp thế giới. Tại Brazil, Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu đã hoạt động được 150 năm.

Trong sứ điệp gửi tới các thành viên của Tông đồ Cầu nguyện ở Brazil, Đức Thánh Cha viết: “Tôi cám ơn tất cả anh chị em tham gia vào Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu, để làm chứng không ngừng, cầu nguyện cho Giáo hội và cho nhu cầu của nhân loại. Việc tông đồ này là nền tảng, bởi vì trọng tâm sứ vụ của Giáo hội là cầu nguyện”. Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Không có cầu nguyện thì không có sứ vụ, không có chứng tá, và thậm chí không có sự hiệp nhất trong thân mình Giáo hội.”

Một vài trang web liên quan đến mạng lưới cầu nguyện toàn cầu của Đức Thánh Cha:

https://www.popesprayer.net/

https://clicktopray.org

https://www.facebook.com/banduonglinhthao/

App Click to Pray dành cho điện thoại: https://clicktopray.org/en/what-is-click-to-pray

(Xem thêm tại: https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2021-10/dtc-cau-nguyen-trung-tam-su-vu-giao-hoi.html)

 

  1. Đức Giáo Hoàng khuyến khích giới trẻ chung tay đẩy lùi vấn nạn khủng hoảng lương thực toàn cầu

Hồng y Pietro Parolin, thư ký Tòa Thánh, đã đại diện Đức Giáo Hoàng Phanxicô gởi thông điệp đặc biệt kêu gọi các bạn trẻ hãy cùng nhau hành động chống lại cuộc khủng hoảng hệ thống lương thực toàn cầu bằng việc thay đổi cách nhìn hướng về một lối sống bền vững “vì một tương lai tốt đẹp hơn”.

Những người trẻ với những sáng tạo và năng lượng tràn trề của mình đang vun đắp và sẽ là những nhân tố chủ yếu trong cuộc chiến chống lại cuộc khủng hoảng về lương thực toàn cầu và biến đổi khí hậu. Đức Hồng y nói thêm: “Cảm thức thuộc về một cộng đồng chung trên quả địa cầu này làm cho người trẻ biết phải hành động như thế nào và giải quyết những thách đố trong những cách thức mới mẻ”.

(Xem thêm tại: https://www.vaticannews.va/en/pope/news/2021-10/pope-francis-video-message-parolin-youth-wff-hunger-sdgs.html)

 

  1. Nhận định (Discernment) và cuộc đối thoại liên tôn của Giáo Hội

Đâu là điều mà chúng ta có thể học được trong lối sống và sự thấu hiểu nhờ việc nhận định nơi các truyền thống tôn giáo khác? Đó là câu hỏi mà Cha Bề Trên Cả Dòng Tên đặt ra cho nhóm tham vấn của ngài về các vấn đề liên quan đến việc đối thoại liên tôn nhân dịp Thượng Hội Đồng Giám Mục toàn cầu đang họp bàn về việc Hiệp Hành (Synodality).

Việc nhận định về cuộc đối thoại liên tôn như thế đòi hỏi một sự lắng nghe và quyết định dựa vào sự linh hứng của Chúa Thánh Thần, một cảm thức thật sự về sự hiện diện và làm việc của Chúa Thánh Thần trong các Giáo hội để nhận ra sự hài hòa (harmony) giữa những sự khác biệt của các giáo hội khác nhau, giữa các giáo hội với tự nhiên, với tất cả các thụ tạo.

(Xem thêm tại: https://www.jesuits.global/2021/09/20/discernment-and-synodality-in-the-interreligious-context/)

Tổng hợp và lược dịch Nhật Tài SJ

 

Kiểm tra tương tự

Chúa ơi, bây giờ con phải làm gì ?

  “Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì?” (Lc3,10-18)   Trong đoạn Tin Mừng …

Món Quà Giáng Sinh – Suy tư Tin Mừng CN 4 Mùa Vọng năm C

  Giáng sinh là khoảng thời gian tuyệt vời nhất trong năm đối với phần …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *