Điều gì đã được bàn luận trong tuần đầu tiên của Thượng hội đồng Giám Mục?

Chiều thứ 4 vừa qua, hơn 400 tham dự viên đã tập trung tại Vatican để chính thức khai mạc Thượng hội đồng Giám Mục về tính Hiệp hành.

Trong ngày làm việc đầu tiên vào ngày 5 tháng 10, các tham dự viên đã làm việc bàn tròn trong những nhóm khoảng 12 người để thảo luận phần đầu tiên của Tài liệu Làm việc (Instrumentum Laboris). Đây là tài liệu định hướng xuyên suốt cho các cuộc thảo luận trong Thượng Hội Đồng kéo dài gần một tháng. Phần đầu tiên với tựa đề “Hướng đến một Giáo hội hiệp hành: Một kinh nghiệm toàn diện” sẽ là nền tảng cho các cuộc thảo luận của Thượng Hội đồng từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 10. Phần này được chia thành hai chương với chủ đề: “Các dấu chỉ đặc trưng của một Giáo hội hiệp hành” và “Một phương thức hướng đến Giáo hội hiệp hành: phương pháp đối thoại trong Thánh Thần”.

Theo bà Cristiane Murray, phó giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, các thành viên Thượng Hội đồng đã được giao “một số nhiệm vụ” như trả lời các câu hỏi phản tỉnh dựa trên các chủ đề về sự Hiệp hành, vào ngày 4 tháng 10 vừa qua.

Chủ tịch ủy ban truyền thông của Thượng Hội đồng, đồng thời là người đứng đầu Bộ truyền thông của Vatican, ông Paolo Ruffini, cho biết: các tham dự viên “được yêu cầu phải cầu nguyện với những câu hỏi này vào buổi tối hôm trước, ban đêm, và cả sáng hôm nay trước khi phát biểu tại Thượng hội đồng”.

Câu hỏi chính cần phân định là: “Bắt đầu từ hành trình của các Giáo hội địa phương, nơi mà mỗi chúng ta thuộc về, và từ nội dung của Tài liệu Làm việc (Instrumentum Laboris), dấu chỉ đặc trưng nào của một Giáo hội hiệp hành hiện hữu một cách rõ nét hơn, đáng được công nhận nhiều hơn, cần phải nêu bật hay cần phải đào sâu?”

 

Những câu hỏi sau đây được liệt kê như là “những điểm gợi ý cầu nguyện và suy tư”:

1) Suy tư về cách thức mà giáo huấn từ Thượng Hội đồng được thực thi tại Giáo hội nơi tôi sinh sống? Tinh thần thiêng liêng nào là đặc trưng cho nó? Nó đã khơi dậy những cảm xúc nào nơi những tham dự viên? Nó đã khơi dậy những ước muốn gì trong cộng đồng Kitô hữu? Những mối lo ngại nào đã xuất hiện?

2) Làm thế nào chúng ta có thể phát triển việc cử hành phụng vụ mang tính hiệp hành, mà trong đó phải nêu bật được sự đóng góp cá nhân của tất cả các tham dự viên, bắt đầu từ sự đa dạng về ơn gọi, đặc ân và sứ vụ mà họ đảm nhận?

3) Trong Giáo hội địa phương của mình, chúng ta đã sử dụng và điều chỉnh phương pháp đối thoại trong Thánh Thần như thế nào? Những thành quả chính mà phương pháp này đã giúp chúng ta thu hoạch được là gì? Làm thế nào việc đối thoại trong Thánh thần có thể tiếp tục giúp chúng ta phát triển như một Giáo hội hiệp hành truyền giáo?

4) Chúng ta đã học được gì về việc lắng nghe, như một đặc tính của Giáo hội hiệp hành? Liên quan đến điều này, chúng ta thấy mình sở hữu những nguồn lực nào? Chúng ta nhận thấy những thiếu sót ở đâu? Chúng ta cần giải quyết những gì? Làm thế nào để khả năng lắng nghe có thể trở thành một đặc điểm ngày càng được nhìn nhận và có thể dễ dàng nhận biết trong cộng đồng của chúng ta?

5) “Một Giáo hội hiệp hành khuyến khích việc chuyển từ ‘tôi’ sang ‘chúng ta” (IL, số 25). Tiến trình hiệp hành đã thúc đẩy sự gắn kết của Giáo hội địa phương nơi tôi xuất thân như thế nào? Điều này đã giúp chúng ta cảm nghiệm “hương vị thiêng liêng của việc trở thành một dân tộc” như thế nào (Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng, Số 268–274)? Chúng ta cảm thấy chúng ta có thể phát triển như thế nào trong chiều kích này?

6) Trong tiến trình hiệp hành, chúng ta có gặp gỡ các thành viên của các Giáo hội hoặc các cộng đoàn khác không? Chúng ta có gặp gỡ những tín hữu thuộc các tôn giáo khác không? Tinh thần thiêng liêng của những buổi gặp gỡ này là gì? Chúng ta đã học được gì để lớn lên trong việc bước đi cùng họ, nhất là trong ước muốn và năng lực của chúng ta?

7) Trong Giáo hội địa phương của tôi, những căng thẳng nào nổi lên mạnh mẽ nhất? Chúng ta đã cố gắng giải quyết những căng thẳng như thế nào để chúng không bùng nổ? Chúng ta lượng giá kinh nghiệm này như thế nào? Chúng ta đã học được gì từ biến cố này để giúp chúng ta phát triển khả năng giải quyết căng thẳng mà không bị chúng lấn át, và trong đó, đâu là điều phù hợp với một Giáo hội hiệp hành?

8) Chúng ta đã có những kinh nghiệm phân định tương tự nào trong bối cảnh Giáo hội địa phương của mình? Chúng đã cho phép chúng ta nhận ra điểm gì mới? Đâu là phương hướng mà chúng ta cần tiếp tục phát triển?

Sau một ngày nghỉ vào Chúa Nhật, ngày 8 tháng 10, Thượng Hội đồng Giám Mục về Tính hiệp hành sẽ triệu tập lại vào ngày 9 đến ngày 12 tháng 10 để thảo luận câu hỏi đầu tiên trong phần “B” của Tài liệu Làm việc: “Một sự hiệp thông lan tỏa: Làm thế nào để chúng ta có thể trở nên một dấu chỉ trọn vẹn và trở nên khí cụ của sự hiệp thông với Thiên Chúa và hiệp thông với nhân loại?”

Phần B nói về “Hiệp thông, Tham gia và Sứ vụ: Ba vấn đề ưu tiên đối với Giáo hội hiệp hành”. (CNA 05/10/23)

Minh Huy – CTV Jescom

Kiểm tra tương tự

Sống ước mơ của Chúa | Suy Tư Tin Mừng Chúa Nhật 29 Thường Niên B (Khánh Nhật Truyền Giáo)

Thiên Chúa có một ước mơ!  Một ước mơ lớn cho nhân loại. Người đã …

Các nhà nghiên cứu tìm thấy “khoa học như một ơn gọi” trong chương trình đại học sáng tạo.

Chương trình nghiên cứu của đại học Mary (University of Mary) nhằm tìm ra các …