Hộ giáo-Thiên Đàng và Hỏa Ngục

Bên cạnh ý niệm Thiên Chúa, thì ý niệm thiên đàng là một ý niệm lớn nhất đi vào trong tâm tưởng nhân loại. Nếu thời nay nó bị chối từ và bị công kích hơn trong quá khứ, thì các người hộ giáo ngày nay cần phải giải thích và bảo vệ ý niệm này tốt hơn thời xưa và chắc chắn không để nó trôi đi hay phớt lờ nó.

Thậm chí có một điều khó để bảo vệ hơn là ý niệm thiên đàng là ý niệm hỏa ngục. Thực vậy, hỏa ngục là một học thuyết Kitô giáo khó bảo vệ nhất, một gánh nặng nhất để tin và là điều đầu tiên đáng loại bỏ. Sự phê phán chống lại nó dường như rất mạnh, và những người tin nó dường như không thể chịu nổi.

Trọng tâm của chương này là giải đáp những công kích của những người vô tín chống lại thiên đàng và hỏa ngục.

Thiên đàng

Chúng tôi liệt kê dưới đây mười bảy vấn nạn về ý niệm thiên đàng. Ý định của chúng tôi là không cung cấp một thần học về thiên đàng, cũng không cho thấy một bức tranh thiên đàng hướng đến những khát vọng hay những soi sáng mang tính cá nhân. Còn rất nhiều điều cần phải  nói sau khi trả lời những câu hỏi này

Vấn nạn 1: Sự đầu thai là một điều đáng tin.

Người Kitô giáo chống đối lại sự đầu thai vì tám lý do.

1. Nó mâu thuẫn với Kinh Thánh (Dt 9,27)

2. Nó mâu thuẫn với truyền thống chính thống trong tất cả giáo hội Kitô giáo.

3. Nó ám chỉ rằng Thiên Chúa đã phạm sai lầm trong việc dựng nên linh hồn chúng ta tồn tại trong thân xác, chúng ta là những linh hồn thực sự thuần khiết đang ở trong tù ngục của thân xác hay là những thiên thần trong bộ y phục thân xác.

4. Nó mâu thuẫn với tâm lý và những cảm thức chung, vì quan điểm về các linh hồn như bị giam cầm trong những thân xác lạ lẫm chối từ sự hơp nhất tinh thần thể xác cách tự nhiên.

5. Nó đưa đến một quan điểm rất thấp về thể xác như là một ngục tù, hay một hình phạt.

6. Ý niệm chúng ta được đầu thai để học những bài học mà chúng ta đã thất bại trong kiếp trước thì trái với cảm thức chung và tâm lý giáo dục căn bản. Tôi không thể học một điều gì đó nếu không có tính liên tục của trí nhớ. Tôi có thể học từ lỗi lầm của tôi chỉ khi tôi nhớ chúng. Người ta thường không nhớ “kiếp” trước của mình.

7. Bằng chứng về sự đầu thai được đưa ra, như là việc nhớ về cuộc sống trước đây bằng cách thôi miên hay “sự hồi quy cuộc sống quá khứ”, có thể được giải thích – nếu chúng thật sự xảy ra – như là một sự ngoại cảm từ xa thuộc tinh thần từ những hữu thể sống khác, từ những linh hồn của người chết trong luyện ngục hay hỏa ngục, hoặc từ ma quỷ. Khả thể sau cùng làm cho chúng ta cực kỳ sợ hãi về việc linh hồn chúng ta quy hồi về cuộc sống trước đây.

8. Sự đầu thai tự nó không thể giải thích. Tại sao linh hồn chúng ta bị giam cầm trong thân xác? Có phải sự đầu thai là những hình phạt tội lỗi mà chúng ta đã phạm ở kiếp trước? Nhưng tại sao kiếp trước là cần thiết? Vì cùng một lý do. Nhưng khởi đầu tiến trình giam cầm linh hồn vào trong thân xác ở nơi đầu tiên phải quay trở lại một chuỗi các cơ thể. Chúng ta phạm tội như thế nào trong tình trạng của một tinh thần hoàn hảo, nguyên tuyền, thuộc thiên giới? Hơn nữa, nếu chúng ta phạm tội trên thiên đàng thì rốt cục đó chẳng phải là chốn vĩnh hằng. Tuy nhiên, đó là tình trạng mà sự đầu thai được đưa ra để dẫn chúng ta quay trở về sau khi khao khát đầu thai qua đi.

Vấn nạn 2: Không có những bằng chứng khoa học về thiên đàng.

Trả lời A: Chẳng có nhiều ý niệm mà mọi người thừa nhận là có căn cứ, thậm chí cả nhà khoa học. Khi họ đóng cửa phòng thí nghiệm, về nhà và hôn vợ, họ không tin rằng chẳng có gì nơi đó cả ngoại trừ hóc môn, hệ thần kinh và các phân tử.

Trả lời B: Không có cái gọi chứng cứ khoa học dành cho khái niệm là không có gì tồn tại ngoại trừ những gì được khoa học chứng minh. Người chống đối khẳng định rằng bất cứ thứ gì mà không có bằng chứng khoa học thì không tồn tại (ví dụ: không có chứng cứ khoa học về thiên đàng, vì thế thiên đàng không có). Thế nhưng không có bằng chứng khoa học cho cái giả thiết đó; thiên đàng không thể chứng minh bằng phương pháp khoa học. Thực tế, đó chỉ đơn giản là một giả thiết; đó là một khẳng định võ đoán của ý chí để thu hẹp mối dây thực tại với mối dây phương pháp khoa học.

Vấn nạn 3: Thiên đàng rõ ràng là một ý tưởng đáng ước ao. Nếu không có thiên đàng, thì chúng ta phải tạo ra nó. Nó là một giấc mơ tất yếu.

Trả lời A: Thiên đàng trong Kinh thánh không tương ứng với giấc mơ hay ý tưởng đáng ao ước của chúng ta. Đó là một tình yêu quên mình, vị tha và là sự thánh thiêng, không phải là phần thưởng của những ao ước ích kỷ.

Trả lời B: Thậm chí nếu có một sự tương ứng giữa những ao ước bẩm sinh của chúng ta và ‎ ý niệm về thiên đàng, mà sự tương ứng ấy có thể được giải thích một cách công bằng bởi việc Thiên Chúa tạo dựng chúng ta vì thiên đàng hơn là tạo ra thiên đàng vì chúng ta. Găng tay được làm vì bàn tay, hay bàn tay được làm vì găng tay.

Vấn nạn 4: Chính cái khuôn mẫu hay cấu trúc về ý niệm thiên đàng chỉ là huyền thoại hay truyền thuyết. Những con đường bằng vàng là phiên bản khác của “vùng đất săn bắn hạnh phúc” hay cánh đồng nơi các vị thần ở.

Trả lời A: Cần phân biệt hình ảnh khỏi bản chất. Không tin vào bản chất là bởi vì bạn nhầm lẫn hình ảnh dành cho sự diễn tả theo nghĩa đen, sự nhầm lẫn đó thì cũng ngớ ngẩn như việc không tin vào mặt trăng bởi vì bạn nhầm lẫn “con người trên mặt trăng” là một con người theo nghĩa đen.

Trả lời B: Thực tế là mọi tôn giáo và văn hoá đều có viễn tượng nào đó về thiên đàng. Đó là bằng chứng cho tính hiện thực tại nó, chứ không phải ngược lại. Nếu mọi người (hay gần như mọi người) tin vào một câu chuyện, chỉ có sự ngạo mạn mới kết luận rằng câu chuyện ấy là sai lầm hơn là đúng đắn.

Vấn nạn 5: Việc tin vào thiên đàng là phi thực tế..

Trả lời A: Câu trả lời mạnh mẽ nhất đối với chủ nghĩa thoát ly thực tế là câu hỏi đơn giản của C.S Lewis: “Ai là người chống lại ‘chủ nghĩa phi thực tế’? Thưa là những tù nhân.” Hãy nghĩ về điều đó.

Trả lời B:  Có là phi thực tế hay không đối với một đứa bé chưa được sinh ra khi tự hỏi về cuộc sống sau khi sinh? Có là phi thực tế hay không đối với một người hành hương khi tự hỏi về định mệnh thánh thiêng của mình? Có là phi thực tế hay không đối với một thủy thủ bị đắm tàu ở trên chiếc bè khi mơ về đất liền? Có là phi thực tế hay không đối với hạt giống khi mơ về những bông hoa? Con sâu bướm mơ thành con bướm? Juliet mơ về Romeo? Thiên đàng thì không phải phi thực tế bởi vì nó là sự tròn đầy của mọi ước vọng tốt đẹp trần gian.

Trả lời C: Thiên đàng không phải phi thực tế bởi vì nó có thực. Ý niệm là “phi thực tế” chỉ nếu đó là một lời nói dối. Gọi ý niệm phi thực tế về thiên đàng thì phải giả định thuyết vô thần nhưng không có sự rõ ràng hay sự can đảm để nói như thế. Nếu thiên đàng là thật thì chính người phi thực tế không nghĩ về nó mà là chính người thực tế.

Vấn đề đầu tiên về bất cứ ý niệm nào là liệu nó có phi thực tế hay là nó có thực. Cái nhãn “phi thực tế” thì tự nó đã là phi thực tế; những người sử dụng từ ngữ đó thì đang cố tránh trách nhiệm sơ đẳng để chứng minh sự sai lầm về ý niệm thiên đàng.

 Vấn nạn 6: Thiên đàng là một sự đánh lạc hướng. Dù đúng hay sai thì thiên đàng làm chúng ta sao nhãng khỏi những nhiệm vụ hiện thời của chúng ta.

Trả lời A: Nếu thiên đàng là thực và là mục đích tối hậu của chúng ta, thì những nhiệm vụ hiện thời thường làm chúng ta xao lãng khỏi nhiệm vụ căn bản của chúng ta hơn.

Trả lời B: Mối bận tâm với những sự trên trời không làm giảm hay hạ thấp mối bận tâm về những sự dưới thế vì lý do tương tự một người mẹ mang thai lo lắng cho tương lai của đứa con trong bụng mình không làm giảm, hạ thấp hay xao lãng khỏi mối bận tâm về giây phút hiện tại của con mình. Nếu người mẹ tin rằng con mình sẽ chết hay nếu muốn con mình chết (nghĩa là, phá thai), thì cuộc sống của đứa bé sẽ bị hạ thấp và giảm giá trị, và bà ta sẽ ngừng chăm sóc cho đứa bé. Nếu chúng ta tin rằng cuộc sống này kết thúc với cái chết, giống như phá bỏ một thai nhi, thì chúng ta sẽ còn chăm sóc nó nhiều như là nếu chúng ta tin rằng chính cái thai đó sẽ sinh vào trong sự bất diệt.

Những con đường buổi đầu dẫn đến California và những mỏ vàng thì được lát gạch và được chăm chút cách tốt đẹp. Những con đường dẫn đến thị trấn ma quái đã bị phá hủy. Nếu trái đất là con đường dẫn đến thiên đàng thì chúng ta sẽ chăm sóc nó. Nếu nó chẳng dẫn đến đâu nhưng lại dẫn đến những ngôi mộ thì chúng ta sẽ chẳng cần để ý đến nó.

Trả lời C: Ngang qua lịch sử, có những người tin cách mạnh mẽ nhất vào thiên đàng nơi tạo ra sự khác biệt lớn nhất đối với trái đất, gồm cả bản thân Đức Giêsu. Vì nếu bạn tin vào tổ quốc, bạn sẽ quan tâm tới lãnh địa của phần đất ấy.

Vấn nạn 7: Thiên đàng là một sự mua chuộc. Thiên đàng làm cho tôn giáo trở nên ích kỷ. Bạn ra sức vì phần thưởng thiên đàng, không vì tình yêu nguyên tuyền mà là vì hám lợi.

Trả lời: Có là hám lợi hay không đối với Romeo khi muốn cưới Juliet? Đối với một đội bóng khi phải chơi cật lực để dành lấy chiến thắng? Hay đối với một sinh viên  ngoại ngữ khi muốn học đọc và nói cách lưu loát ngoại ngữ đó? Có một số phần thưởng không vụ lợi nhưng tự nhiên và đúng đắn. Chúng không được đính tạm một cách gượng gạo vào trong hoạt động chúng ban thưởng, như một cấp trật trong một khóa học, mà là chính hoạt động ấy trong một tình trạng hoàn hảo. Thiên Đàng là như thế. Nó không là phần thưởng được thêm vào bên ngoài cho tình yêu Thiên Chúa và tha nhân, nhưng tình yêu đó tự nó đã hoàn hảo.

Vấn nạn 8: Thiên Đàng thì quá ích kỷ. Thật kêu ngạo làm sao nếu nghĩ rằng bạn được tiền định mệnh để kết hôn với Chúa một cách thiêng liêng!

Trả Lời: Thiên Chúa đã nói điều đó chứ không phải chúng ta. Quả vậy, điều ấy thật kinh ngạc. Thiên Chúa thì diệu kỳ.

Vấn nạn 9: Thiên Đàng sẽ là chán chường. Không có gì để làm ngoại trừ việc thờ phượng – một nghi thức phụng vụ vô tận.

Trả lời A: Chán nản là một cảm xúc thất bại và riêng biệt thuộc thế gian. Thậm chí hơn nữa, chán nản mang tính hiện đại cách đặc biệt; cách chung từ chán nản không tồn tại trong bất kỳ ngôn ngữ tiền hiện đại nào. Chúng ta sẽ không chán nản trên thiên đàng bởi vì chúng ta sẽ tốt lành và khôn ngoan. Thậm chí ở đây trên trần gian này, các thánh không bao giờ chán nản.

Trả lời B: Thiên đàng sẽ không chán nản bởi vì thiên đàng không là sự mãn nguyện đơn thuần là điều gây ra chán nản, mà là niềm hoan lạc không có chán nản.

Trả lời C: Thiên đàng không chán nản bởi vì thiên đàng là tình yêu và công việc hoàn hảo. Thậm chí Freud biết rằng hai điều mà mỗi người cần để làm cho cuộc sống đáng sống là tình yêu và công việc. Tình yêu-công việc nào ở trên thiên đàng? Đó là hiểu biết và yêu mến: Thiên Chúa, tha nhân và chính bản thân. Thậm chí trên thiên đàng sáu điều này thì vô tận và không chán nản. Chúng là cuộc tổng dợt cho thiên đàng.

Vấn nạn 10: Chúng ta hạnh phúc như thế nào trên thiên đàng nếu như người thân yêu của chúng ta lại ở hỏa ngục? Nếu chúng ta ngừng yêu họ, chúng ta sẽ không tốt; nếu chúng ta giữ tình yêu đối với họ, chúng ta sẽ không hạnh phúc.

Trả lời A: Chúng ta hãy bắt đầu với dữ kiện mà chúng ta chắc chắn biết. Chúng ta biết rằng sẽ không có nỗi buồn trên thiên đàng, dù cho chúng ta không thể biết cách mà Thiên Chúa xếp đặt điều này như thế nào. Thiên Chúa “sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa.” (Kh 21,4).

Thiên Chúa làm cho không còn đau buồn nữa, dầu cho những người mà Ngài tạo dựng và yêu thương đang ở hỏa ngục. Thiên Chúa là tình yêu và niềm hoan lạc vô tận, dù cho ai đó có đi vào hỏa ngục đi chăng nữa. Điều này có thể được thực hiện, vì nó được thực hiện: Thiên Chúa thực hiện điều đó. Nếu Thiên Chúa thực hiện điều đó thì Ngài sẽ dạy chúng ta cách để làm điều đó.

Trả lời B: Nếu con người sống trong hỏa ngục, và thiên đàng cũng tồn tại song song với hỏa ngục trong thời gian như trái đất và sao hỏa là những thế giới song song, thì có vẻ như không có câu trả lời cho vấn nạn này. Tuy nhiên, hỏa ngục là nơi của sự chết đời đời, chứ không phải là sự sống vĩnh hằng; và những gì đi vào hỏa ngục là một con người chứ không phải là “cái xác” (xem C. S. Lewis, Vấn đề đau khổ, chương 9). Thiên đàng va hỏa ngục không phải là hai thế giới tương đương trong thời gian. Vì thế, tất cả giả thiết minh nhiên về vấn nạn này là sai.

Trả lời C: Nếu những người mà bạn yêu và diễn tả sâu sắc đến nỗi bạn không thể biết làm thế nào mà bạn có thể hạnh phục mãi mà không có họ, thì một trong những công trình mà Chúa có thể đặt bạn trên địa cầu này là để bạn làm mọi thứ vì ơn cứu độ của họ cũng như cho chính bạn. Có lẽ mối bận tâm của bạn là một manh mối cho câu trả lời này: Có lẽ Thiên Chúa đã đặt để gánh nặng ấy vào tim bạn để bạn cùng Ngài nêu nó lên để giải quyết nó.

Vấn nạn 11: Thiên Đàng là vĩnh hằng. Nhưng dường như sự vĩnh hằng thì không thuộc con người vì không có thời gian thì cũng chẳng có sự thăng tiến, không thay đổi, chẳng có công trình gì. Sự thờ phượng cách thụ động và chẳng một chút thay đôi gì có vẻ chỉ hợp với các thiên thần chứ không phải cho chúng ta.

Trả lời: Ai dám nói nơi thiên đàng không có thời gian, công việc và sự thay đổi? Có lẽ sự vĩnh hằng bao hàm cả thời gian hơn là loại trừ nó. Có lẽ thay vì chỉ một khoảng nhỏ của hữu thể thời gian hiện diện (những gì mà chúng ta gọi là “hiện tại”), tất cả thời gian cũng có thể hiện hữu trong thiên đàng. Còn về công việc, cũng có công việc trong thiên đàng, và công việc đó là yêu thương. Yêu thương là một công việc. Trước khi sa ngã, công việc cũng là tình yêu. Chỉ sau khi sa ngã, công việc ấy mới trở nên nặng (Sáng thế 3,17-19). Thiên đàng sẽ phục hồi và trổi vượt hơn mọi điều tốt đẹp vốn có trong vườn địa đàng (Ê-đen), gồm cả những sự tốt lành trong công việc, trong sự thay đổi và thời gian.

Vấn nạn 12: Trong thiên đàng, chúng ta có tự do để phạm tội hay không? Nếu không, chúng ta là những người máy không có tự do, những con người không có ý chí tự do. Nếu có, thì thiên đàng cũng nguy hiểm như trái đất vậy. Và nếu có ai ở đó chọn lựa để phạm tội thì vườn Ê đen và sự sa ngã lại tái diễn thêm lần nữa.

Trả lời: “Tự do đối với tội” thì cũng giống “một căn bênh lành mạnh”. Nghĩa là “sự tự do khỏi tình trạng nô lệ”.

Ý chí tự do, hay chọn lựa tự do, là phương tiện để tới tự do cao hơn. Sự tự do thấp hơn là phương tiện để được tự do khỏi những ràng buộc. Sự tự do cao hơn là cùng đích, để được  tự do khỏi sự dữ.

Trong thiên đàng, sẽ không ai phạm tội vì chẳng ai muốn như thế. Ở đó, hết thảy chúng ta sẽ chiêm ngưỡng vẻ đẹp, niềm hoan lạc và hấp dẫn của Thiên Chúa và sự tốt lành; chúng ta cũng sẽ thấy sự xấu xa, buồn phiền và ngớ ngẩn của tội rõ đến nỗi chúng ta không mảy may ao ước phạm tội.

Vấn nạn 13: Nếu tất cả chúng ta là những vị thánh hoàn thiện trong thiên đàng, thì đâu sẽ là yếu tố cá vị? Hàng tỉ những bản sao của Thiên Chúa dường như là vô tri.

Trả lời A: Những bản sao của nhau là vô tri; còn bản sao của Thiên Chúa là sống động vô hạn. Thiên Chúa trông như một viên kim cương có vô vàn khía cạnh. Mỗi một vị thánh phản ánh một khía cạnh khác nhau.

Trả lời B: Thậm chí hiện nay, các vị thánh là những cá nhân chân thật nhất. “Buồn thảm làm sao những kẻ bạo chúa và những kẻ tội lỗi; Vinh quanh biết chừng nào các vị thánh!”  (C. S. Lewis, Duy chỉ Kitô giáo).

Hãy để Thiên Chúa cai quản linh hồn và cuộc sống của bạn, tính thánh thiêng thì cũng như muối vậy:  nó mang lại những hương vị độc đáo cho mỗi loại thực phẩm khác nhau mà nó ướp. Nó làm cho cá nên cá hơn, thịt nên thịt hơn và trứng nên trứng hơn. Nó làm cho thánh Âu Tinh mang tính Âu Tinh hơn, thánh Tôma mang tính Tôma hơn, thánh Têrêxa mang tính Têrêxa hơn và Maria mang tính Maria hơn.

Vấn nạn 14: Nếu ánh sáng và và chân lý của Thiên Chúa ngập tràn thiên đàng, thì sẽ chẳng có gì là bí mật riêng tư cả. Điều này thật là quá quắt.

Trả lời: Sự riêng tư – như quần áo, những ổ khóa và những nhân viên cảnh sát – lúc này đang cần đến chỉ vì tội mà thôi. Chúng ta ẩn mình khỏi người khác vì (a) chúng ta xấu hổ và (b) chúng ta sợ người khác hiểu nhầm hay loại trừ chúng ta. Trên thiên đàng, chẳng có sự xấu hổ (vì tội không còn nữa) và chẳng có sự hiểu lầm hay loại trừ nào bởi Thiên Chúa và các thánh. Trên thiên đàng, chúng ta sẽ vui hưởng sự thân mật mà chúng ta vốn sợ (tuy nhiên lại rất khao khát).

Vấn nạn 15: Liệu trên thiên đàng có tình dục hay không? Nếu không, hầu hết con người hôm nay không muốn vào nơi ấy. Nếu có tình dục, thì thiên đàng chẳng khác nào trái đất, nó mang tính trần tục quá.

Trả lời A: Nói rằng nhiều người không muốn vào Thiên đàng thì chẳng có hại gì đối với thiên đàng, có chăng là có hại cho kẻ không muốn vào mà thôi.

Trả lời B: Chắc hẳn có giới tính trong thiên đàng.  Giới tính, hay căn tính tính dục, là một phần của nhân tính được tạo nên vốn mang tính chất thần thiêng của chúng ta, và nó không bị xóa bỏ đi nhưng được chuyển đổi. Chúng ta sẽ “như các thiên thần” (Mt 22: 30) không bởi do bị thiến hoạn nhưng do không lập gia đình.

Giới tính trước tiên là cái chúng ta , không phải là cái chúng ta làm.  Nếu vấn đề là không biết chúng ta có thể “thực hiện điều ấy” (nghĩa là giao hợp) trong thiên đàng hay không, câu trả lời có lẽ cũng giống như câu trả lời cho một cậu bé sáu tuổi khi cậu hỏi không biết cậu còn có thể chơi với những mô hình máy bay trong khi làm tình khi cậu lớn hay không.

Vì chúng ta sẽ có những thân thể thực, điều ấy sẽ là có thể, giống như ta có thể ăn vậy; Chúa Kitô đã ăn trong thân xác phục sinh. Nhưng có lẽ chúng ta không bao giờ nghĩ vậy – không vì điều ấy có vẻ là đáng tủi hổ, ngớ ngẩn, hay thô tục nhưng vì trong thiên đàng chúng ta sẽ hưởng nếm niềm niềm hoan lạc bất tận. Có lẽ niềm hoan lạc này sẽ bao gồm sự liên kết hoàn toàn nào đó với các linh hồn khác mà sự tương giao  thể lý giờ đây chỉ là một sự ngượng ngùng  và là một sự tiên báo đầy nhầm lẫn. Không phải những người yêu nhau tìm kiếm một sự thân mật và nên một hoàn toàn, và họ chỉ luôn đạt đến một sự nên một tạm thời và chỉ là phần nào thôi sao?

Vấn nạn 16: Yêu mến thiên đàng là trở thành kẻ phản bội đối với trái đất, là bỏ nó lại đàng sau như một con chuột chạy trốn khỏi một con tàu đang chìm. Điều đó thật bất trung.

Trả lời: Nếu Kinh Thánh không sai, trái đất không là nhà của chúng ta, thiên đàng mới là nhà của chúng ta. Bất trung với thiên đàng mới sai chứ bất trung với trái đất thì không có gì là sai cả.

Vấn nạn 17: Thiên đàng nghe có vẻ xa lạ, xa xôi, là một nơi khác, đầy sự đe dọa, “không thích hợp cho con người cư ngụ.” Giống như thử một bộ quần áo không phù hợp và nói: “Cái này không dành cho tôi.”

Trả lời: Một điều bạn sẽ cảm thấy chắc chắn trong thiên đàng là cảm giác đó là nhà của bạn, đấy là điều được thiết kế và làm ra cho bạn. Thiên Chúa là một thợ may tài ba; Ngài may khít khao những bộ áo quần nước trời cho mỗi một khách hàng của ngài.

Hỏa ngục

Thiên đàng thì quan trọng hơn nhiều so với hỏa ngục. Chúng ta biết nhiều về nó, và nó quy hướng tâm trí của chúng ta về đó cách mạnh mẽ. Nhưng trong trận chiến, người chiến binh phải ưu tiên bảo vệ phần lãnh thổ bị tấn công dữ dội nhất hoặc phần lãnh thổ được xem là yếu nhất, và lý thuyết này ngày nay vẫn hữu dụng. Mỗi học thuyết đều quan trọng. Lấy một hòn đá khỏi đống đá và bỏ mọi thứ khác không thể đụng chạm được thì cũng giống như loại một cơ phận quan trọng khỏi một thân thể, tất cả cơ phận khác đều bị ảnh hưởng và thậm chí là bị hủy diệt.

1. Tin rằng chẳng có giả định hỏa ngục nào cả mà Kinh Thánh và Giáo Hội đều nói dối, vì rõ ràng cả hai đều dạy về thực tại hỏa ngục.

2. Nếu Kinh Thánh và Giáo Hội không nói dối về những gì mà Chúa Giêsu đã nói về hỏa ngục, thì giả định rằng Chúa Giêsu là kẻ nói dối. Vì Ngài khẳng quyết về hỏa ngục hơn bất cứ ai khác trong Kinh Thánh.

Trái lại, một người Kitô hữu mà không tin vào hỏa ngục lại là một điều nghịch lý, vì một Kitô hữu là người tin vào Chúa Kitô và Chúa Kitô là người tin vào hỏa ngục. Cách duy nhất để tin vào Chúa Kitô mà không tin vào hỏa ngục là tái cấu trúc lại Chúa Kitô theo những khao khát riêng của bạn. (Ngài muốn tái cấu trúc bạn theo ý riêng của ngài!)

Nếu không có hỏa ngục, Chúa Kitô không chỉ là một thầy dạy bịp bợm nhưng còn là một kẻ khốn nạn, vì Ngài dọa nạt chúng ta một cách không cần thiết, sai lạc và đầy nguy hiểm.

Thật tế là, con người tốt lành nhất, hiền lành nhất, đầy yêu thương và lòng trắc ẩn đã từng mở miệng cảnh báo chúng ta với sự nghiêm túc, mạnh mẽ, chắc chắn nhất về hỏa ngục. Đó là luận đề không thể tranh cãi được về hỏa ngục.

3. Nếu chúng ta bỏ qua hỏa ngục vì nó không thể chịu được đối với chúng ta, điều ấy giả định một nguyên tắc là chúng ta có thể thay đổi bất cứ học thuyết nào mà chúng ta thấy là khó có thể chịu được hay khó có thể chấp nhận được; nói cách khác, học thuyết ấy là khả dĩ thay đổi. Kitô giáo do thế sẽ trở nên một thứ ý thức hệ của con người, chứ không phải là một sự mặc khải từ Thiên Chúa.

4. Nếu không có hỏa ngục, những chọn lựa trong cuộc sống sẽ không đưa đến một sự khác biệt vĩnh hằng nào. Độ cao của một ngọn núi và độ sâu của một thung lũng, tầm quan trọng của thắng và thua trong một trận chiến hay một trò chơi – hai yếu tố này trở thành thước đo cho nhau. C. S. Lewis nói ông chưa bao giờ gặp một người có niềm tin  sống động vào thiên đàng mà lại không có một niềm tin sống động vào hỏa ngục. “Nếu một cuộc chơi được tổ chức cách nghiêm túc, thì thua trong cuộc chơi là một điều khả dĩ”. (Vấn đề đau khổ).

5. Nếu không có hỏa ngục, thì sự cứu độ là phổ quát và tự động. Nếu sự cứu độ là phổ quát và tự động, thì chung cục sẽ chẳng có ý chí tự do. Ý chí tự do và hỏa ngục cùng song hành, nếu bàn qua ý niệm về ý chí tự do, bạn sẽ thấy ẩn bên dưới nó là khả thể về hỏa ngục.

6. Nếu không có hỏa ngục để được cứu khỏi đó, thì Chúa Giêsu không phải là Đấng Cứu Độ của chúng ta mà chỉ là một vị thầy, một ngôn sứ, một vị guru hay mẫu mực của chúng ta mà thôi.

7. Nếu không có hỏa ngục, một sự dửng dưng tôn giáo sẽ đi kèm theo đó. Nếu đức tin vào Chúa Kitô như là một Đấng Cứu Độ là không cần thiết, thì chúng ta cũng nên nhớ đến tất cả những nhà truyền giáo và tạ lỗi với tất cả những vị tử đạo. Nếu không có một thứ như lửa bộ phận cứu hỏa sẽ là một điều vô ích và lãng phí.

9. Nếu không có lý do gì để tin vào học thuyết đáng ghét về hỏa ngục, thì cũng chẳng có lý do gì để tin vào một học thuyết đáng yêu nhất trong Kitô giáo: học thuyết về Thiên Chúa là tình yêu. Học thuyết được yêu mến này là lý do mà các nhà phê bình hay trưng ra nhất cho việc bất tin vào học thuyết đáng ghét kia; tuy nhiên, cả hai học thuyết đều cùng dựa trên một nền tảng.

Tại sao chúng ta phải tin rằng Thiên Chúa là tình yêu? Không phải bởi lý do triết lý.  Đâu là điểm luận lý có thể chứng minh rằng Đấng toàn hảo, độc lập, không cần bất cứ nhu cầu nào, Đấng đó lại yêu thương những thụ tạo của mình quá nhiều đến nỗi mà đã trở thành một trong số những thụ tạo đó để chịu đau khổ và chết cho họ?

Làm thế nào mà chúng ta biết được Thiên Chúa là tình yêu? Không bởi quan sát tự nhiên, cũng chẳng bởi suy tư triết học. “Tự nhiên đẫm máu trong răng và móng vuốt” không tỏ lộ tình yêu.

Không bởi khoa học. Chẳng có thực nghiệm khoa học nào đã từng minh chứng tình yêu Thiên Chúa, hoặc đo lường, cân đong hay thậm chí là quan sát nó.

Không bởi lương tâm, vì lương tâm thì vô cảm – “cứng như những chiếc đinh.” Lương tâm cho ta biết điều gì đúng, sai và cũng cho chúng ta biết rằng chúng ta hoàn toàn bị bó buộc để làm điều đúng và tránh điều sai, nhưng nó không nói cho chúng ta biết chúng ta được tha thứ.

Cũng chẳng bởi lịch sử. Lịch sử không xảy ra bởi tình yêu phổ quát nhưng là bởi sự ích kỷ phổ quát. Có một và chỉ một lý do để mọi người nghĩ rằng Thiên Chúa là tình yêu, đầy lòng thương xót và tha thứ – và đó là bằng chứng thuyết phục duy nhất cho tính đúng đắn của niềm tin này. Lý do này là đặc nét của Thiên Chúa được mặc khải trong Kinh Thánh, đạt đết đỉnh điểm nơi Chúa Giêsu Kitô. Cũng chính niềm tin vào Thiên Chúa là tình yêu mà chúng ta tin rằng có hỏa ngục. Hoặc chúng ta chấp nhận cả thiên đàng và hỏa ngục, hoặc chúng ta loại bỏ cả hai vì chúng đều dựa trên cùng một nền tảng.

10. Nhiều người tin rằng vì có hỏa ngục nên Thiên Chúa phải là Thiên Chúa của sự giận giữ, báo oán và hận thù. Nhưng không phải vậy. Có lẽ chính tình yêu của Thiên Chúa đã cấu nên sự thống khổ của tội nhân trong hỏa ngục. Tình yêu ấy đe dọa và dày vò tính ích kỷ mà những tội nhân bị đọa đày bám víu và khăng khăng giữ lấy. Một đứa trẻ trong cơn giận, nín bặt và căm ghét bố mẹ, có thể cảm thấy sự ôm ấp và những nụ hôn của bố mẹ chúng là sự tra tấn. Thể theo cùng một nguyên tắc tâm lý, cái hay, cái đẹp vượt mức của một bản nhạc kịch có thể là một sự hành hạ đối với những ai ganh tỵ một cách mù quáng đối với người soạn nên nó. Vì vậy, lửa hỏa ngục có thể được tạo nên bởi chính tình yêu của Thiên Chúa, hoặc hơn thế, bởi mối hận bị đọa đày của tình yêu ấy.

“Sự giận giữ của Thiên Chúa” là một cách diễn đạt có tính chất kinh thánh. Nhưng (a) có lẽ nó là một thứ ẩn dụ, một hình ảnh mang tính con người, giống như “cánh tay hùng mạnh của Thiên Chúa” hoặc Thiên Chúa thay đổi ý định của Ngài. Điều ấy không hiểu theo mặt chữ. Và (b) nếu nó không là một hình ảnh ẩn dụ nhưng là một sự giân giữ đúng nghĩa (hận), nó là sự phóng chiếu chính mối hận của chúng ta lên Thiên Chúa hơn là mối hận trong chính Thiên Chúa. Và (c) nếu đó là một sự thật khách quan nơi Thiên Chúa hơn là một sự phóng chiếu mang tính chủ quan từ chúng ta, thì nó ám chỉ đến sự thánh thiên và công bình của Thiên Chúa chứ không là một sự oán hận ngấm ngầm; đấy chính là sự giận dữ của Thiên Chúa trước tội lỗi chứ không phải đối với tội nhân. Thiên Chúa thực thi những gì Ngài đã rao giảng cho chúng ta: yêu mến tội nhân, ghét bỏ tội lỗi. Như những nhà phẫu thuật yêu mến bệnh nhân của họ, họ phải ghét những căn bệnh ung thư nơi bệnh nhân. Những kẻ bị đọa đày là những kẻ không chịu xa lánh tội lỗi bằng việc ăn năn thống hối. Mọi tội lỗi ắt gặp một kết cục tất yếu: bị loại trừ khỏi thiên đàng. Chỉ khi bám chặt vào tội lỗi, chúng ta mới bám chặt vào định mệnh ấy.

Thiên Chúa đầy lòng thương xót và sự tha thứ, nhưng chúng ta phải làm rõ về ý nghĩa của điều này. Tha thứ đòi hỏi sự tự do, nó phải được trao ban và đón nhận cách tự do giống như bất cứ món quà nào. Nếu chúng ta không ăn năn và cầu xin sự tha thứ của Thiên Chúa, chúng ta không thể nhận được món quà ấy – không vì Thiên Chúa giữ nó lại nhưng vì chính chúng ta tự giữ lại mình lại.

11. Một số người đã dạy hoặc cho rằng những người bị đọa đày là những người bị ép vào hỏa ngục, họ bị quẳng vào hỏa ngục ngược với ý mình. Điều này xem ra ngược với lý do căn bản cho sự hiện hữu của hỏa ngục: chọn lựa tự do của chúng ta và Thiên Chúa tôn trọng tự do ấy. Những kẻ bị đọa đày trong hỏa ngục không hưởng nếm hỏa ngục nhưng muốn điều ấy bởi nuông chiều sự ích kỷ thay vì tình yêu, cái tôi thay vì Thiên Chúa, tội lỗi thay cho sự ăn năn. Chẳng thể có thiên đàng nếu không có tình yêu tự hiến. Điều mà những kẻ bị đọa đày ao ước – hạnh phúc cho chính bản tính ích kỉ của họ – là điều bất khả thi thậm chí cả đối với Thiên Chúa. Điều ấy không hiện hữu và không thể hiện hữu.

12. Nếu hỏa ngục được chọn lựa cách hoàn toàn tự do, thì vấn đề không còn là sự giao hòa giữa hỏa ngục và tình yêu Thiên Chúa nhưng là giao hòa giữa hỏa ngục với tình trạng lành mạnh của con người. Trừ phi bị mất trí, có ai lại thích hỏa ngục hơn thiên đàng một cách tự do hay không? Câu trả lời là tất cả chúng ta đã chọn lựa như thế lúc này hay lúc khác. Mỗi một tội đã phản ánh sự nghiêng chiều này.

13. Có lẽ những lời phóng đại nhất về hỏa ngục được tìm thấy trong học thuyết của Calvin (không phải ai thuộc trường phải Calvin cũng tin) về một sự tiền định kép. Theo học thuyết này, Thiên Chúa quyết định và tạo ra một số linh hồn dành cho hỏa ngục trước khi chúng được sinh ra; Thiên Chúa muốn họ bị đọa đày. Điều này trái ngược với cả Kinh Thánh (Mt 18,14) lẫn chuẩn mực luân lý; làm sao người ta có thể yêu mến một Thiên Chúa ác nghiệt như thế?

Thật sự có một sự tiền định cho thiên đàng, giống như loại bản đồ chỉ đường giúp hướng đến con đương đúng cho một kỳ nghỉ hạnh phúc. Từ được tiền định sự tiền định có sử dụng trong Kinh Thánh (Rm 8,29-30; Ep 1,5.11). Tiền ở đây không thể được giải thích theo nghĩa đen vì Thiên Chúa không ở trong thời gian. Nhưng vấn đề quan trọng là Thiên Chúa ở đây là ai (loại Thiên Chúa nào). Chúng ta không được nghĩ rằng vì có hỏa ngục nên Thiên Chúa giống như một người cầm quyền ở một trại tập trung thần thiêng và Ngài, một cách thất thường, đã đẩy một số tù nhân vào phòng hơi ngạt và lại tha cho một số khác. Người Kitô hữu tin chính Thiên Chúa đã nói với họ là nên nghĩ về Ngài như thế nào, và họ luôn giữ trong trí những hình ảnh yêu thương về Ngài: người cha, người chủ chăn tốt lành, và như gà mẹ ủ ấp con thơ (Mt 23, 37)

Cách sử dụng đúng đắn và cách lạm dụng học thuyết về hỏa ngục

Những chống đối gay gắt nhất đối với học thuyết hỏa ngục thực sự là những chống đối hướng đến các bậc thầy tôn giáo – những người đã lạm dụng học thuyết này (Điều này đặc biệt thường thấy ở nơi những người Mỹ theo chủ thuyết nền tảng và những người Công Giáo Ai-len). Sự chống đối hệ ở chỗ: hỏa ngục có lẽ được phát minh ra vì sự thù ghét, sợ hãi, khao khát kiểm soát và vượt trội trên người khác, vì đó là hoa trái mà học thuyết này mang lại.

Tuy nhiên, sự chống đối tương tự cũng có thể được sử dụng để phản bác lại học thuyết thiên đàng: học thuyết thiên đàng cũng bị lạm dụng, đưa đến việc người ta thiếu lưu tâm thích đáng đến thế giới này và lung lạc người ta giống như củ cà rốt trên một cây gậy. Thật sự, bất cứ ý tưởng nào, dù đúng hay sai, cũng có thể bị sử dụng sai hoặc bị lạm dụng. Điều này chẳng nói gì cho chúng ta về sự đúng đắn hay sai lầm của nó.

 Tại sao chúng ta phải tin và dạy về hỏa ngục? Trước tiên, lý do duy nhất đúng cho việc tin hay dạy bất cứ điều gì là: vì nó là sự thật, vì nó hiện diện. Nói cách khác, vì sự thành thật. Thứ đến, vì yêu mến, vì thương cảm, vì sợ rằng bất cứ một linh hồn đáng quý và được yêu mến nào đó sẽ phải kết thúc trong hỏa ngục vì không tin những dấu chỉ cảnh báo, như những đứa trẻ bị chìm vì tưởng mặt băng đủ dầy và những dấu hiệu cảnh bào đã bị lờ đi. Khi chiến tranh xảy ra, điều tối thiểu nhất mà chúng ta có thể làm là kêu gào “bình an, bình an khi chẳng có bình an” (Gr 8,11).

Những ai rao giảng sự thật này sẽ bị ghét bỏ, sợ hãi, gièm pha và chế nhạo như là những kẻ ngớ ngẩn, thống ái và là những kẻ lôi kéo. Cũng vậy, người Kitô hữu ngày nay cũng sợ hãi việc chia sẻ sự thánh thiện đặc thù của Thiên Chúa hơn là chia sẻ về hỏa ngục. (Bạn không đóng đinh một người vào thập giá vì người ấy nói với bạn những điều mà bạn thích nghe!)  Bị gọi bằng một cái tên xấu xa là một giá nhỏ phải trả cho đặc ân đóng góp một đoạn trong sợi dây thừng dùng để cứu vớt một con người bé nhỏ nhưng đáng quý mà Chúa Kitô đã chết cho họ.

Nguyên tác: Pocket Handbook of Christian Apologetics 

Tác giả: Peter Kreeft, Ronald K. Tacelli

Còn tiếp

Kiểm tra tương tự

Sứ điệp Hòa Bình 2025: Ba lời kêu gọi cụ thể của Đức Thánh Cha

  Theo truyền thống, Đức Thánh Cha đã ban sứ điệp cho ngày Hòa bình …

Hành trình Đức tin của ngôi sao bóng rổ Gordon Hayward

Ngôi sao NBA* gia nhập đạo Công giáo vài tháng sau khi giải nghệ. Để …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *