Bí quyết lãnh đạo của Giê-su (Bí quyết 22): Chúa Giê-su không để mình đau buồn khi bị phản bội hay bất trung

“Sau hết, tất1  cả anh chị em hãy đồng tâm nhất trí, thông cảm với nhau, hãy yêu thương nhau như anh em, hãy ăn ở nhân hậu và khiêm tốn. Ðừng lấy ác báo ác, đừng lấy lời nguyền rủa đáp lại lời nguyền rủa, nhưng trái lại, hãy chúc phúc, vì anh chị em được Thiên Chúa kêu gọi chính là để thừa hưởng lời chúc phúc”. 1 Pr 3:8,9

 Đau buồn có sức tàn phá mạnh hơn cả sự phản bội

Phản bội là sự việc bên ngoài, còn đau lòng là tình trạng nội tâm. Phản bội là điều mà người khác gây ra cho bạn. Còn đau lòng là điều bạn tự gây ra cho mình.

Trong cuộc sống, hàng ngàn người có thể vượt thắng sự phản bội cách dễ dàng. Nhưng mấy ai có thể vượt qua được nỗi cay cú. “Anh em phải coi chừng, kẻo có ai lừng khừng mà mất ân sủng của Thiên Chúa, kẻo có ai trở nên rễ đắng nảy mầm, gây xáo trộn và do đó làm hư hỏng nhiều người” “Dt 12:15).

Sự bất trung là hậu quả của sự vô ơn. Sự phản bội là hậu quả của lòng ganh ghét.

Mọi người ai cũng đều trải nghiệm những tình cảnh bi đát này trong đời mình. Một người bạn thất tín. Một nhân viên phỉ báng sau lưng bạn. Một cấp trên sa thải bạn mà không giải thích. Những tình cảnh như vậy đều rất đau lòng.

Khi Chúa Giê-su đang dùng bữa tối với các môn đệ. “Người nói: “Thầy bảo thật anh em, có người trong anh em sẽ nộp Thầy, mà lại là người đang cùng ăn với Thầy” (Mc 14:18). Khi Chúa Giê-su nhận ra Giuđa là kẻ phản bội, Ngài cũng nhận ra điều cao trọng hơn sự đau lòng và vết thương của sự phản bội – đó là công cuộc cứu chuộc nhân loại.

Hãy đọc Mc 14: 43-50 rồi bạn sẽ nhận thấy một trong những kinh nghiệm đáng buồn nhất của con người. Giuđa phản bội Chúa Giê-su bằng một nụ hôn.

Tuy thế, Chúa Giê-su vẫn không để mình đau buồn.

Dù Giuđa phản bội mình, Chúa Giê-su vẫn không phạt ông. Dù Phê-rô chối mình, Chúa Giê-su vẫn không bỏ rơi ông. Trái lại Phê-rô còn thể hiện lòng xót thương và sự tha thứ, ông được cứu rỗi và trở nên người loan báo Tin Mừng trong Lễ Hiện Xuống.

“Ðừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, hay la lối thóa mạ, và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác. Trái lại, phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Ðức Kitô.” (Ep 4:31-32)

Hãy loại bỏ những lời lẽ đắng cay trong đối thoại. Đừng nên nhắc đến những gì mình đã trải qua, trừ phi điều đó giúp và khích lệ người khác vượt lên trên nỗi đau của họ.

Chúa Giê-su nhìn thấy những gì trên cả sự phản bội.

Ngài không để mình phải đau buồn.2

Cầu Nguyện

 Con tạ ơn Chúa vì Chúa đã loại bỏ khỏi trái tim con bao nỗi đắng cay. Con sẽ cảnh tỉnh trước nỗi đau xót trong tương lai. Con sẽ luôn nhớ điều đó khi con bị phản bội hay ngộ nhận. Con có thể nhìn lại những đau thương trong quá khứ và nhận ra nỗi đắng cay chỉ là những bước đường hướng đến thành công. Con nguyện xin nhờ danh Chúa. Amen.

Câu Hỏi

 Bạn thường nhớ lại những nỗi đau trong quá khứ như thế nào?

Bạn thường làm gì để chắc chắn những nỗi đau đó không tồn đọng trong lòng mình?

Bạn sẽ tự che chở mình trước những đắng cay trong tương lai bằng cách nào?

Luca Trần Gia Huấn & các bạn chuyển ngữ từ Mike Murdock, The Leadership Secrets of Jesus (Manila: Lighthouse Inspirational Books & Gifts, 2001), tr. 96-99.

Kiểm tra tương tự

Hành động vì Mẹ Đất: Nhà Chúa và Nhà Chùa cùng chung tay

Sát ngay bên tôi là nhà thờ, ngôi nhà chung xứ tôi. Xa kia là …

Điều gì xảy ra khi dạy các thiếu niên nhảy múa?

  Việc giới thiệu bộ môn nhảy múa tới các thanh thiếu niên giúp các …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *