Dâng hiến sáng tạo (24)

tumblr_mfr8sya5tJ1s1gf3ho1_1280IV. THÍCH ỨNG CÁ NHÂN

Mẫu gương của bề trên

Thông thường, chính bề trên điều khiển cộng đoàn và chỉ dẫn cách thế thực hiện sự chấp nhận. Nhiều khi tu sĩ thâu nhận cách vô thức thái độ của bề trên đối với các phần tử khác trong cộng đồng. Nhất thiết khi bề trên là người rất hoạt động và được nhiều người yêu mến. Nếu bề trên không có nhiều ảnh hưởng thì có thể xảy ra là hạnh phúc của cộng đồng tùy thuộc phần nào vào uy tín của một người ở cấp dưới. Các tu sĩ không được quí mến, có vẻ kỳ dị hay bị bỏ rơi cảm thấy nhu cầu được chấp nhận nhiều hơn người khác, cả khi chính những thói tật kỳ dị của họ cô lập họ. Các tu sĩ thiếu an ninh có khuynh hướng lẩn tránh những ai không được quí chuộng và cho rằng phải tự đồng hóa cách nào đó với người tu sĩ được nhiều người biết đến. Khi chính bề trên mắc phải chứng bệnh bất an này, thì đời sống gia đình chung quanh người ấy cũng chịu thiệt thòi nặng nề.

Cảm thức trực thuộc

Con người trong yếu tính là một hữu thể xã hội và toàn bộ cơ cấu xã hội loài người được hình thành để đáp ứng những nhu cầu của nó. Đời sống cộng đồng là lối sống tập thể nhằm đạt đến mục đích thiêng liêng chung. Để được tiến bộ về mặt thiêng liêng trong khuôn khổ đời sống cộng đồng, tu sĩ cần phải có cảm thức trực thuộc; nếu không, họ sẽ bị mất chân đứng và chịu thiệt thòi trong việc tăng trưởng thiêng liêng cũng như cá vị.

“Trực thuộc một cộng đồng” theo đúng nghĩa của nó, là được anh chị em, đồng bạn yêu thương và quí chuộng. Hạn từ “trực thuộc” bao gồm ý niệm của những tương quan thân thiện giữa các tu sĩ của một hội dòng, một cộng đồng. Mỗi người cần phải giao kết tốt đẹp với các cộng sự viên và cùng với những người này hãnh diện về trường học, bệnh viện, tu viện, đan viện hay một nhiệm sở nào đó của mình. Mỗi tu sĩ phải cảm thấy mình cũng quan trọng như bất cứ phần tử nào của cộng đồng, dầu mình ở nơi nào và phải và dầu cho chức vụ của mình không được cao lắm. Họ cần phải nghiệm thấy, bằng hành động cụ thể chớ không phải bằng lý thuyết, rằng: để làm thành một cộng đồng, cần có nhiều thứ tài năng và cũng phải có một phẩm trật. Không có thỉnh sinh và tập sinh thì tu hội cũng không có tương lai; không có người bệnh tật và già yếu, thì cũng không có kho tàng thiêng liêng; không có bề trên hay giám đốc, không thể có trật tự, phương hướng; không có số đông “quân sĩ”, thì cũng không có gì để hướng dẫn điều khiển.

Tuy nhiên, thường thì tinh thần trực thuộc này bị giảm sút đi vì sự lạnh nhạt hay dửng dưng và rồi các thái độ này lại làm phương hại đến sự phát triển cá vị hay sức khỏe tâm thần của những chủ thể. Mỗi tu sĩ phải cảm thấy rằng mình có một nhiệm vụ quan trọng để thực hiện ở vào vị trí của mình. Dầu vai trò của mình xem ra có vô nghĩa đến đâu chăng nữa thì người ấy cũng cần nhận được sự bảo đảm, cách trực tiếp hay gián tiếp, về tầm quan trọng của nhiệm vụ mình đối với cả cộng đồng và cho lợi ích của mọi người. Nhu cầu trực tiếp này chỉ được thỏa mãn khi tu sĩ thực sự tham gia vào công việc của cộng đồng. Họ phải có cảm thức là thực sự đứng vào chỗ của mình và được thúc đẩy bằng ý thức mình đang làm điều gì nhờ vào cộng đồng tu sĩ.

Không ai phải cảm thấy thua thiệt vì gia đình của mình ở ngoài đời đã không thành công trên bình diện kinh tế, trí thức, xã hội… Cảm thức trực thuộc được xây dựng trên chính sự tham gia của mình vào đời sống của nhóm; còn việc coi trọng những thành quả của gia đình chỉ tổ phá hủy đời sống cộng đồng. Những bề trên nào đặc biệt chú ý đến những thành viên xuất thân từ những gia đình quyền quí hay giầu sang thì vi phạm tinh thần trực thuộc và làm lệch đi chính yếu tính của đời sống cộng đồng.

Khiêm tốn

Mọi tác giả tu đức đều khẩn thiết mời gọi các Kitô hữu và đặc biệt các tu sĩ hãy kiên quyết suốt đời khắc phục sự khiêm tốn, đồng thời cũng luôn nhắc rằng: sự kiêu hãnh cũng như cái “tôi” chỉ chết vài phút sau cái chết (sinh học) của chúng ta. Nhu cầu được quí chuộng và tham vọng muốn làm mọi điều tốt đẹp, không chống nghịch với phương ngôn này. Việc thỏa mãn các nhu cầu nhân linh không xung khắc với sự tăng trưởng thiêng liêng; nó chỉ đem đến một nền tảng tự nhiên vững chắc. Vì thế ý thức về phẩm cách cá vị nơi một người biết rằng mình cần phải tùy thuộc Thiên Chúa và đồng bạn để hoàn tất vai trò của mình trong đời sống cộng đồng không làm tổn hại đến đức khiêm tốn. Khiêm tốn đích thật được xây dựng trên sự nhận biết phẩm cách của chúng ta như Kitô hữu, và biết rằng tất cả điều gì chúng ta có, đều được nhận lãnh từ Thiên Chúa. Nếu không phát xuất từ một sự hiểu biết thâm sâu về tính siêu việt của Thiên Chúa, các tâm tình về sự bất xứng của mình cũng gần như sự kiêu hãnh và thất vọng, và trên bình diện tâm lý sẽ đưa đến các cơ chế tâm não bệnh hoạn.

Để có cảm thức quân bình về phẩm cách cá vị, người tu sĩ cần phải thành công và được người khác nhìn nhận sự thành công đó. Đó là cốt tủy của một đời sống lành mạnh trong cộng đồng.

Các tu sĩ nào mà không được bề trên và bạn bè tán thưởng cách hợp lý, thường có khuynh hướng tìm bù trừ nơi khác, và nếu họ dựa vào giáo dân để được nâng đỡ cách đó, thì tinh thần tu trì sẽ giảm sút dần. Điều này có thể xảy đến cho các tu sĩ trẻ chưa được huấn luyện đầy đủ vào đời sống thiêng liêng và do đó không có khả năng lợi dụng các sự thất đoạt cũng như sự đau khổ để củng cố đời sống nội tâm mà đồng thời không gặp nguy cơ phát triển những thái độ cừu hận.

Để góp phần vào đời sống toàn diện của cộng đồng, người tu sĩ phải cảm thấy được quí chuộng, được sự tín nhiệm của kẻ khác và biết rằng người ta hy vọng nơi mình trong tương lai. Nếu một tu sĩ luôn bị bề trên và đồng bạn trách móc hay tự nhủ là mình không được người khác hoàn toàn chấp nhận thì người ấy có đứng vững được không? Chắc phải khó nhọc lắm và nếu được thì chính là nhờ những ân sủng phi thường. Những tu sĩ luôn bị bỏ rơi vì thói kỳ chướng, dần dần sẽ thành những người sống “bên lề”. Nhưng điều này cũng sẽ xảy đến cho nhiều người khác vốn có những tài năng đặc biệt như: giáo sư, văn sĩ v.v… những người vốn chỉ được biết đến ở ngoài cộng đồng. Một vài tu sĩ hay bề trên nhiều khi không biết đến những tác hại trên bình diện thiêng liêng và tâm lý, do thái độ từ rẫy của họ đối với một số anh em mình. Khi một tu sĩ được người ngoài ca tụng vì một hành động can đảm hay một công trình đáng kể nào đó, nhưng nếu đồng thời người ấy không cảm thấy những thịnh tình trong cộng đồng, thì chắc chắn có mặc cảm bị bỏ rơi. Chắc chắn bất cứ ai không cảm nghiệm được giá trị cá vị của mình trong môi trường tôn giáo (tu trì) của mình thì cũng không thể ở lại đó lâu dài. Người ấy sẽ mang bệnh hay tìm các công việc có tính cách bù trừ. Rồi cuối cùng sẽ buông bỏ tất cả vì chán nản…

Tu sĩ cần cảm thấy hoàn toàn thích hợp với ơn gọi của mình và rằng bề trên cũng như đồng bạn để ý đến công việc của họ. Nếu một tu sĩ cứ liên tục bị từ rẫy và nghĩ rằng các ý tưởng của mình bị khước từ chỉ vì là của mình thì chắc chắn sẽ bị cô lập khỏi đời sống chung. Rất thường khi chúng ta thấy người này người nọ có khuynh hướng trốn tránh kẻ khác, nhưng ít có ai nghĩ rằng mình cũng là nguyên nhân, vì mình ít chú trọng đến người anh em bất hạnh. Người ta nhận thấy kẻ khác có điều gì lệch lạc nhưng ít có ai cho rằng có lẽ mình phải mang lấy trách nhiệmvề điều đó.

Tinh thần gia đình

Đời sống cộng đồng tốt đẹp, đòi hỏi một tinh thần gia đình đích thực từ trên xuống dưới. Do đó, bề trên phải lưu tâm đến bề dưới để giúp đỡ họ giải quyết các khó khăn và làm trọn nhiệm vụ của họ. Phải có trao đổi tư tưởng và ý kiến về các vấn đề của cộng đồng. Các biến cố trong ngày và những điều liên hệ đến cả nhà.

Nếu một tu sĩ sợ không dám phát biểu ý kiến của mình, thì sẽ không bao giờ nói gì và do đó, sẽ không thâu nhận tinh thần gia đình. Nơi đâu có một đời sống gia đình đích thực thì tu sĩ biết trao đổi ý kiến và tư tưởng với nhau, biết khen tặng nhau khi có một thành quả tốt đẹp. Phải có sự khôn ngoan để thẩm định các tài năng cũng như những sự đóng góp cho tài sản của gia đình, thay vì coi đó là những mối đe dọa cho sự an ninh của cộng đồng. Các thái độ tiêu cực này thường xuất phát từ sự ghen tương chứ không phải từ đức ái.

Kiểm tra tương tự

Giới thiệu sách mới: VÂNG PHỤC TRONG ĐỜI TU – MỘT ĐÓNG GÓP CỦA LINH ĐẠO I-NHÃ

Sự vâng phục là một trong ba lời khấn mà các tu sĩ phải tuân …

Sách “Ý NGHĨA VÀ LỊCH SỬ CỦA HÀNH HƯƠNG”

Lời giới thiệu của Lm. Giuse Cao Gia An, SJ, Tiến sĩ chú giải Kinh …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *