Trở nên nhà lãnh đạo Chúa muốn (chương 8): Tập trung vào mục tiêu thay vì rào cản (tiếp theo 2)

Bạn muốn thực hiện nhiều công việc? Hãy áp dụng nguyên tắc thứ nhất “thực hiện ngay”. Nguyên tắc thứ hai, “tín thác vào sự quan phòng của Chúa”. Và có một nguyên tắc thứ ba, đó là: Tập trung vào ý định của mình, hay là cách chúng ta nhìn nhận sự việc. Thường thì chúng ta dễ có khuynh hướng suy nghĩ tiêu cực. Thật dễ dàng bị lôi cuốn vào những vấn đề liên qua đến công việc. Người ta thường nghĩ đến điều tệ nhất. Ví dụ: Ai đó nhận được điện tín vào nữa đêm

“Bạn hãy mở điện tín ra”
“Không, bạn cứ mở đi”
Cả hai bối cảnh này đều ám chỉ một tin xấu.

Chuông điện thoại reo lúc nữa đêm. Suy nghĩ đầu tiên của bạn là gì – tích cực hay tiêu cực?

Thái độ tiêu cực có thể tồn tại trong cái nhìn của chúng ta về một công việc mà chúng ta thực hiện. Chúng khiến cho chúng ta trở thành con người lấy vấn đề làm trọng tâm hơn là lấy mục tiêu. Chúng ta có khuynh hướng nhìn thấy những khó khăn. Chúng ta quá lo toan về cách giải quyết một sự việc.

Mô-sê cũng rơi vào cái bẫy đó. Dân chúng đang ăn bánh manna, và họ than phiền vì không có thịt cá để ăn.

Ðám dân ô hợp sống giữa dân Ít-ra-en bắt đầu thèm ăn, và cả con cái Ít-ra-en cũng khóc lóc mà nói: “Ai sẽ cho chúng ta có thịt ăn đây? Nhớ thuở nào ta ăn cá bên Ai-cập mà không phải trả tiền, rồi nào dưa gang, dưa bở, nào hẹ, nào hành, nào tỏi. Còn bây giờ đời ta tàn rồi; mọi thứ đó hết sạch, chỉ còn thấy man-na thôi.” (Ds 11:4-6)

Mô-sê bắt đầu than trách lên Chúa về gánh nặng công việc. “Thưa với Ðức Chúa: ‘Sao Ngài lại làm khổ tôi tớ Ngài? Tại sao con lại không đẹp lòng Ngài, khiến Ngài đặt gánh nặng tất cả dân này lên con? Có phải con đã cưu mang tất cả dân này không?’ Có phải con đã sinh ra nó không mà Ngài lại bảo con: ‘Hãy bồng nó vào lòng, như vú nuôi bồng trẻ thơ, mà đem vào miền đất Ta đã thề hứa với cha ông chúng? Con lấy đâu ra thịt cho cả dân này ăn, khi chúng khóc lóc đòi con: ‘Cho chúng tôi thịt để chúng tôi ăn?’ Một mình con không thể gánh cả dân này được nữa, vì nó nặng quá sức con” (Ds 11: 11-14)

Trước hết Thiên Chúa ban sự trợ giúp cho Mô-sê

Ðức Chúa phán với ông Mô-sê: “Hãy tập họp lại cho Ta bảy mươi người trong số kỳ mục Ít-ra-en, những kẻ ngươi biết là kỳ mục và ký lục trong dân. Ngươi sẽ đem chúng đến Lều Hội Ngộ, để chúng đứng đó với ngươi. Ta sẽ xuống đó nói chuyện với ngươi. Ta sẽ lấy một phần Thần Khí đang ngự trên ngươi mà đặt trên chúng, chúng sẽ cùng với ngươi gánh vác dân này, và ngươi sẽ không còn phải vác một mình nữa.”

Và rồi Thiên Chúa hứa ban thịt cho dân chúng ăn. Và sẽ có dư thừa thịt để ăn. “Ngươi hãy nói với dân: ‘Anh em hãy thanh tẩy mình để chuẩn bị cho ngày mai và anh em sẽ được ăn thịt. Phải, anh em đã kêu khóc thấu tai Ðức Chúa rằng: ‘Ai sẽ cho chúng ta có thịt ăn đây? Bên Ai-cập, chúng ta sướng biết mấy! Ðức Chúa sẽ ban thịt cho anh em, và anh em sẽ được ăn. Anh em sẽ ăn, không phải một ngày, hai ngày, năm mười ngày, hay hai mươi ngày mà thôi, nhưng suốt cả tháng, cho đến khi thịt lòi ra lỗ mũi làm anh em phát ngấy, vì anh em đã khinh thường Ðức Chúa, Ðấng ngự giữa anh em, và đã kêu khóc trước nhan Người rằng: Chúng tôi ra khỏi Ai-cập để làm gì?’”

Mô-sê không hiểu chuyện gì xảy ra. Làm sao Thiên Chúa có đủ thịt cho ngần ấy người ăn?

Ông Mô-sê lại nói: “Con ở giữa một dân có đến sáu trăm ngàn bộ binh, mà Ðức Chúa lại bảo: Ta sẽ ban thịt cho chúng, và chúng sẽ ăn suốt cả tháng. Dù có giết chiên giết bò, liệu có đủ cho họ không? Dù có bắt hết cá dưới biển, liệu có đủ cho họ không?” (Ds 11: 21-22)

Mô-sê quá lo toan về việc bằng cách nào mà có được điều đó. Đây chính là lời hứa mà Đấng Tạo Hoá hứa ban cho dân Do Thái, mà Mô-sê lại không tin. Tại sao vậy? Vì ông chẳng hiểu gì về Thiên Chúa? Không, ông ấy đã nói chuyện với Thiên Chúa và đã  biết quyền năng của Ngài. Vấn đề của Mô-sê cũng là vấn đề của chúng ta. Tập trung vào tiểu tiết của sự việc, muốn biết “phương cách” mà Thiên Chúa thực hiện lời hứa.

Nhưng Thiên Chúa có cách của Ngài.

Ðức Chúa phán với ông Mô-sê: “Ðức Chúa mà chịu bó tay sao? Bây giờ ngươi sẽ thấy lời Ta phán có đúng hay không.”…Một luồng gió do Ðức Chúa khơi dậy đã lùa chim cút từ phía biển tới, và thổi chúng dạt xuống trại thành một đường dài đi một ngày mới hết, ở bốn phía chung quanh trại, dày tới một thước trên mặt đất. (Ds 11:23-31)

Một minh hoạ khác cho tính hoài nghi của con người trước sự đáp ứng của Thiên Chúa được nhìn thấy trong phản ứng của các môn đệ trước nỗi bận tâm của Chúa về tình trạng thể lý của những người đang đi theo Người.

Trong những ngày ấy, lại có một đám rất đông, và họ không có gì ăn, nên Ðức Giêsu gọi các môn đệ lại mà nói: “Thầy chạnh lòng thương đám đông, vì họ ở luôn với Thầy đã ba ngày rồi mà không có gì ăn! Nếu Thầy giải tán, để họ nhịn đói mà về nhà, thì họ sẽ bị xỉu dọc đường. Trong số đó, lại có những người ở xa đến”. Các môn đệ thưa Người: “Ở đây, trong nơi hoang vắng này, lấy đâu ra bánh cho họ ăn no?” (Mc 8:1-4)

Nhưng Chúa Giê-su đã làm phép lạ. Chỉ với bảy chiếc bánh và mấy con cá nhỏ Ngài đã cho họ ăn.

Trái lại, hãy xem xét trường hợp các bà muốn ướp xác Thiên Chúa bị đóng đinh của họ.

Sáng tinh sương ngày thứ nhất trong tuần, lúc mặt trời hé mọc, các bà ra mộ. Các bà bảo nhau: “Ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi cửa mộ giùm ta đây?” Nhưng vừa ngước mắt lên, các bà đã thấy tảng đá lăn ra một bên rồi, mà tảng đá ấy lớn lắm (Mc 16: 2-4)

Tâm trí họ lúc ấy không tập trung vào tảng đá mà là mục tiêu tìm kiếm của họ. Họ có một khao khát cháy bỏng được làm gì đó cho Chúa của họ, và họ không bị điều gì cản trở. Tảng đá, hay vật chắn mộ không khiến họ phải quay trở về. Và khó khăn xảy đến là khi họ đối mặt trong đức tin khi nhìn thấy mục tiêu tìm kiếm của mình. Tôi hình dung là hầu hết chúng ta đi nửa đường đến mộ, nhận ra ý định của mình không gì hay ho và trở về đắp chăn ngủ tiếp.

Hãy xem xét câu chuyện mười hai người đàn ông được Mô-sê cử đi do thám Đất Hứa. Báo cáo của họ khi trở về là một bằng chứng cho thấy họ là những do thám giỏi. Họ năng nỗ trong công việc. Nhưng mười người thì lại nhìn thấy khó khăn, còn hai người thì thấy cơ hội.

Họ thuật lại với ông Mô-sê rằng: “Chúng tôi đã vào miền đất ông sai chúng tôi đến. Ðúng là miền đất tràn trề sữa và mật, và đây là hoa trái miền ấy. Thế nhưng dân cư miền ấy thì mạnh, thành thị lại kiên cố và rộng lớn lắm; ở đó chúng tôi còn thấy cả con cháu A-nác” (Ds 13:27-28)

Hai người tích cực thì kết luận “Ta cứ lên chiếm miền ấy, vì chắc chắn ta có thể thắng được (Ds 13: 30)

Người người tiêu cực thì kết luận “Ta không thể lên đánh dân ấy, vì họ mạnh hơn ta.” (Ds 13:31)

Phải thừa nhận là dân đất hứa rất mạnh và việc chiến đấu không phải là chuyện chơi như đi dã ngoại. Dân ở đó thì rất mạnh và xấu xa. Dân Canaan thì không phải là thù địch nhưng họ là dân thịnh vượng hơn. Nhưng họ hèn hạ và tội lỗi đến nỗi một sử gia nói, “Tiêu diệt họ là một đặc ân cho những nước còn lại trên thế giới. Hạnh phúc của nhân loại phụ thuộc vào việc này. Nếu dân Do Thái thất bại, thì thế giới tiêu tan”.

Ca-lếp cũng ý thức được tình hình như mọi người, nhưng hãy để ý đến lời ông ấy. Ông ấy không nói “Hãy tiến lên là chiếm vùng đất đó, vì chắc chắn chúng ta sẽ chiến thắng.”

Ca-lếp nhìn sự việc dưới cái nhìn của Thiên Chúa. Tất nhiên, dân Canaan rất mạnh, nhưng họ có mạnh hơn Thiên Chúa không? Ngài không phải là dân Do Thái sao? Ngài không đi trước họ sao? Có điều gì quá khó đối với Ngài chăng? Dĩ nhiên, các thành quách của họ đều bị bao vây. Nhưng họ có bị bao vây tách khỏ thiên đàng? Thiên Chúa không nhìn thấu sao? Phải chăng họ quá cao trọng so với Ngài?

Kinh Thánh nêu rõ vấn đề của họ là gì. “Họ khinh thường miền đất xanh tươi mầu mỡ, chẳng tin tưởng chi vào lời Chúa phán, trong lều trại, lẩm bẩm kêu ca, chẳng thèm nghe tiếng CHÚA.” (Tv 106: 24-25). Họ chẳng tin vào lời Chúa phán. Họ tin những gì họ nhìn thấy – và gạt Chúa ra. Dĩ nhiên họ là những người khổng lồ trong miền đất, nhưng hãy nghĩ xem, người khổng lồ chỉ cao hơn người bình thường 35 cm. Nghĩ xem cả hai hướng lên Chúa thì thế nào!

Tôi có người bạn tên là Bob Boadman, sống ở Tokyo. Bob là cựu lính thuỷ đánh bộ, to lớn, vạm vỡ với chiều cao 1,9m. Khi đi xuống phố ở Tokyo anh ấy trông to lớn. Nhưng nếu tôi đi lên đỉnh toà tháp Tokyo và nhìn xuống Bob và những người bạn thì họ trông chẳng có gì khác biệt. Nếu đó là thật tế thì hãy nghĩ xem họ sẽ trông thế nào dưới ánh mắt của Thiên Chúa. Vì vậy, mọi việc tuỳ thuộc vào cái nhìn, quan niệm, cách nhìn nhận của mọi người. Chúng ta đang nhìn sự việc từ lăng kinh lấy vấn đề làm trọng tâm, hay chúng ta nhìn nhận công việc với xác tín về lời hứa của Chúa trong tâm can?

Nhưng đây là một điều thú vị để xem xét. Thật tế không hoàn toàn giống những gì những người do thám trình báo. Họ báo là dân chúng ở đó nhìn họ như châu chấu. “Ở đó chúng tôi trông thấy những người khổng lồ, con cháu của A-nác thuộc giống người khổng lồ. Chúng tôi thấy mình chỉ như châu chấu, và họ cũng coi chúng tôi như vậy.” (Ds 13:31).

Nhưng thật ra dân ở đó nhìn nhận họ thế nào? Một trong số họ, tên là Ra-kháp nói “Tôi biết Ðức Chúa đã ban cho các ông đất này, tôi biết vì các ông mà nỗi kinh hoàng ập xuống trên chúng tôi, và mọi dân cư trong xứ đều rụng rời hốt hoảng trước mặt các ông. Vì chúng tôi nghe đồn là Ðức Chúa đã làm cạn Biển Sậy trước mặt các ông khi các ông ra khỏi Ai-cập; chúng tôi cũng nghe đồn về những gì các ông đã làm cho hai vua E-mô-ri là Xi-khôn và Ốc, mà các ông đã tru hiến ở bên kia sông Gio-đan. Khi chúng tôi nghe đồn, thì tâm thần chúng tôi sợ hãi như muốn chảy tan ra, không ai còn nhuệ khí trước mặt các ông, vì Ðức Chúa, Thiên Chúa của các ông, là Thiên Chúa ngự chốn trời cao cũng như nơi đất thấp” (Gs 2:9-11).

Điều này nói lên điều gì chăng! Dân trong miền đất hứa sống trong sợ hãi,  biết rằng họ phải chịu số phận bi đát. Họ nghe nói đến cuộc Xuất Hành từ Ai Cập và phép màu ở Biển Đỏ. Từ đó họ sợ đến cái ngày mà họ phải đối diện với dân mà Thiên Chúa chiến đấu thật quyết liệt vì họ và làm phép lạ cho họ. Tâm can họ rối bời và không một ai còn can đảm.

Nhưng dân của Chúa thì lại yếu đuối, lo sợ. Họ cho là thật ra Thiên Chúa không thể thực hiện lời hứa của mình. Ngài đã hứa nhiều hơn khả năng của mình.

Họ nhìn thấy những rào cản, nhưng mù loà trước nhan Chúa. Con người cho là khả năng nhận thấy những rào cản chứng tỏ sự trưởng thành và hiểu biết. Thật ra, rào cản là những gì dễ nhận thấy nhất. Thiên Chúa mong muốn con người nhận thấy đường lối vượt qua những rào cản và khích lệ người khác.

Hậu quả của thông tin mà mười người do thám báo cáo  là gì? “Toàn thể cộng đồng lớn tiếng kêu la, dân chúng khóc lóc cả đêm ấy” (Ds 14:1). Sự nản lòng thể hiện nơi những con người từng có niềm tin, họ nhìn vào sự việc hơn là tín thác nơi Thiên Chúa. Nhưng ông Ca-lếp và Giô-suê nói với toàn thể cộng đồng “Miền đất chúng tôi đã đi qua để do thám là một đất tốt thật là tốt! Nếu Ðức Chúa thương ta, Người sẽ đưa ta vào đất ấy và ban đất ấy cho ta, một đất tràn trề sữa và mật. Vậy anh em đừng nổi loạn chống Ðức Chúa, và đừng sợ dân đất ấy! Chúng ta sẽ nuốt chửng chúng. Thần hộ mệnh chúng đã lìa xa chúng, còn Ðức Chúa thì ở với ta. Ðừng sợ chúng!” (Ds 14:7-9)

Cuối cùng chỉ có Ca-lếp và Giô-suê đi vào Đất Hứa. Những người than phiền, nghi ngờ, suy nghĩ tiêu cực phơi xương nơi hoang vắng.

Chúng ta phải tập trung vào mục tiêu thay vì rào cản!

Vì vậy, để lượng giá, khi bạn nhân sứ vụ Chúa trao thì hãy nhớ ba điều này:

  1. Thực hiện ngay
  2. Tín thác vào quan phòng của Chúa
  3. Tập trung vào mục tiêu, chứ không phải vào rào cản

Dĩ nhiên, rào cản và khó khăn có thể rất thực tế và nghiêm trọng. Chúng ta không thể đơn giản thoát khỏi chúng khi chỉ cần nghĩ theo chiều hướng tích cực. Trong chương tiếp theo chúng ta sẽ chia sẻ về việc làm thế nào để giải quyết khó khăn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kiểm tra tương tự

Vọng chờ ai, đợi ai? | Suy tư Tin Mừng CN I mùa Vọng năm C

  Chúa Nhật Tuần I – Mùa Vọng năm C   Các bạn thân mến! …

Thầy Phó tế Giuse Lê Vĩnh Tự, S.J. – Ơn gọi trưởng thành từ những ước mơ tuổi thơ

Vào ngày 3/12/2024, tại Nhà thờ Giáo xứ Hiển Linh, Thủ Đức, Tổng Giáo phận …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *