Vào thế kỷ thứ bảy, trong Giáo Hội Ðông Phương có một ngày lễ được gọi là Ðức Maria Thụ Thai. Lễ này được cử hành trong Giáo Hội Tây Phương vào thế kỷ thứ tám. Ðến thế kỷ thứ 11, ngày lễ này có tên như hiện nay, Ðấng Vô Nhiễm Nguyên Tội. Và vào thế kỷ thứ 18, lễ này trở thành ngày lễ chính thức của Giáo Hội hoàn vũ.
Năm 1854, Ðức Giáo Hoàng Piô IX công bố tín điều bất khả ngộ: “Ðức Trinh Nữ Maria rất thánh, trong giây phút đầu tiên khi thụ thai trong lòng mẹ, bởi một ơn huệ phi thường và đặc biệt do Thiên Chúa toàn năng ban cho, vì công nghiệp của Ðức Giêsu Kitô, Ðấng cứu chuộc nhân loại, nên ngài được gìn giữ khỏi mọi tì ố của tội nguyên tổ.”
Phải mất một thời gian khá lâu mới hình thành tín điều này. Trong khi nhiều Giáo Phụ và Tiến Sĩ Hội Thánh coi Ðức Maria như vị thánh cao trọng và thánh thiện nhất trong các thánh, nhưng họ vẫn ngần ngại khi cho rằng Ðức Maria là một người không có tội — hoặc từ lúc thụ thai hoặc trong cuộc sống.
Ðây là một tín điều của Giáo Hội phát sinh từ lòng đạo đức của tín hữu hơn là sự hiểu biết của các thần học gia sáng giá. Ngay cả các vị lão luyện hiểu biết về Ðức Maria như Thánh Bernard và Tôma Aquinas cũng không thấy được lý do về phương diện thần học của tín điều này.
Hai tu sĩ dòng Phanxicô là William ở Ware và John Duns Scotus, đã giúp chúng ta hiểu biết hơn về ý nghĩa thần học. Họ cho rằng sự Vô Nhiễm Nguyên Tội của Ðức Maria nâng cao giá trị công trình cứu chuộc của Ðức Giêsu. Các phần tử khác của gia đình nhân loại chỉ được sạch tội nguyên tổ sau khi sinh. Với Ðức Maria, tội nguyên tổ đã bị ngăn chặn ngay từ lúc ban đầu nhờ quyền lực mạnh mẽ của công trình cứu chuộc của Ðức Giêsu.
Kiểm tra tương tự
Trong Chúa, chúng ta là những người bạn đích thực
Trong tâm tình chờ đón Đại lễ Mừng Chúa Giáng Sinh, Học Viện Thánh Giuse …
Tìm lại ý nghĩa đích thực của Mùa Vọng
Đôi khi, chúng ta nỗ lực hoàn thành danh sách những việc phải làm …