“Ai phục vụ Thầy – hãy theo Thầy”(Ga 12,26)

Người được sai đi loan báo Tin Mừng trước tiên hết phải ở với Thầy, bước đi theo Thầy và  theo thầy trong cuộc khổ nạn, những bước đi đổi đời, để có được cung cách mới – cung cách của một con tim yêu mến đến cùng.

Đi theo Tin Mừng nhất lãm, chúng ta sẽ được dẫn tới vườn cây dầu, gặp Chúa trong cảnh hấp hối ; nhận cái hôn của Juda ; cảnh môn đệ bỏ trốn ; rồi đến tòa Philatô chiêm ngắm Chúa nhận bản án tử ; cảnh cười nhạo, khạc nhổ, đánh đập tàn nhẫn ; đường thập giá với những bước đi mỏi mệt cần một Simêon vác đỡ thánh giá, đến đồi sọ bị đóng đinh, bị cười nhạo xỉ nhục khi chịu treo trên thập giá ; trong cơn đau ngút ngàn Chúa cất tiếng kêu van lạy Chúa sao Ngài bỏ con ; bóng tối bao phủ mặt đất khi Chúa tắt thở.

Thế nhưng ở trong Tin Mừng Gioan thì chỉ có cú vả mặt, mấy câu cười nhạo, một lời bị đánh đòn, bị đóng đinh.

Cái nổi bật là mão gai mà Tin Mừng gọi là vương miện.

Từng nhân vật xuất hiện trong cuộc khổ nạn hiện nguyên hình với tâm tánh và cung cách thể hiện, khi so sánh mình với từng nhân vật, tôi sẽ nhận biết mình là ai và đã góp phần như thế nào trong cuộc khổ nạn, để rồi tự nhủ tôi đã làm gì và đang làm gì và sẽ phải làm gì trước Đấng chịu đóng đinh.

Thử cùng nhau lần bước theo tin mừng Gioan

…ở đó có một thửa vườn, ngôi vườn của thử thách, không hẳn là nơi xa lạ, mà là vùng đất tôi đang sống

Người cùng với các môn đệ đi vào : Người là hoàng tử hòa bình và là ánh sáng, cần gì đem theo đèn đuốc và khí giới

Juda tới đó dẫn một toán quân…mang theo đèn đuốc và khí giới .

Juda, anh chỉ nghĩ đến mưu đồ của anh, người môn đệ lại đòi Thầy chết cho những mưu đồ đen tối của mình, coi sao được? anh hãy nhìn lại mình xem, người môn đệ ngày nào được Thầy tuyển chọn và tin cẩn trao cho túi tiền. .

Nếu Tôi nhập đoàn với Giêsu : Thầy sẽ uốn nắn con tim của tôi trở nên mềm mại, tôi là con người của hòa bình, hòa giải, khuôn mặt phản chiếu ánh sáng của tình thương và ơn tha thứ, bước đi trong lời kinh tôn vinh và sẵn sàng hiến tế.

Nếu Tôi nhập bọn với Juda : khuôn mặt sát khí, lòng đầy nham hiểm hay đơn giản thì bị cuốn theo thói đời : dững dưng, vô tình, đồng lõa… kè kè cây gậy hờn, giận, ghét, không biết có đánh được ai hay gậy ông lại đập lưng ông khổ lắm.

Ông Simon Phêrô có sẵn một thanh gươm, ông nghĩ mình có nhiệm vụ bảo vệ Thầy, nếu cần thì làm lá chắn chết thay cho Thầy. Hình như Phêrô đã quên câu chuyện hôm nào : “khi Thầy sai anh em ra đi không túi tiền, không bao bị, không giày dép, anh em có thiếu gì không?” “thưa không”. Chúa nói tiếp : “…ai chưa có gươm thì hãy bán áo đi mà mua”, các ông tưởng thật thưa : “lạy Chúa, đã có 2 thanh gươm đây”, người bảo họ : “đủ rồi” (Lc 22,35-38). Vậy mà Phêrô vẫn còn thủ sẵn thanh gươm bên hông. Ông sẵn sàng chết vì Thầy, chưa phải lúc, trước tiên hết ông phải cúi đầu nhận lấy cái chết của Chúa dành cho nhân thế cũng như cho chính ông.

Thượng tế Anna đặt câu hỏi về các môn đệ và giáo huấn – câu trả lời thật đơn giản : tôi đã nói công khai trước mặt thiên hạ…ông biết rồi mà ! coi như chẳng có gì đáng tra hỏi, vâng, Người đích thực là Con Chiên vô tội

Một tên trong nhóm thuộc hạ đứng đó vả vào mặt Người, dịp may hiếm có, anh muốn ra oai một chút thôi mà. Chúa mở lời để mở lòng anh : nếu tôi nói sai …nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi. Anh là ai, phận đầy tớ, anh cũng yếu thế, sao lại không biết thương những người thất thế. Chúa mở lời, Chúa mở lòng mỗi chúng ta. Chúa xót thương phận người hèn kém.

Nước tôi không thuộc về thế gian này, trong khoảnh khắc, Philatô bị lôi cuốn vào vương quốc không thuộc thế gian này, ông đang đứng trước Đấng đến để làm chứng cho sự thật, và Người chỉ cho ông biết mọi quyền bính đều từ trên ban cho, nhưng ông cũng bị đám đông dân chúng và thượng tế lôi kéo về phía họ. dù sao ông vẫn tỉnh táo để đưa ra 2 giải pháp : Baraba và cho đánh đòn như thể tra khảo, tuy nhiên vẫn không cứu vãn được tình thế, lực bất tòng tâm, ông tưởng mình có quyền tha và cũng có quyền đóng đinh Người vào thập giá, thực ra vẫn còn có những thế lực lớn hơn ông tưởng, thế gian mà.

Đừng tha nó, nhưng xin tha Baraba – con tim của người bị dân chúng đòi giết xót xa hay vui mừng, vâng, chỉ biết Chúa mới là người chết thay cho anh, chứ anh không đủ tư cách chết thay cho Chúa, cùng lắm như 2 người trộm cướp là được cùng chết với Chúa thôi.

Đây là Người – Adam (mới) – đây là vua các ngươi, lời tuyên xưng từ miệng Philatô, một trong số những người từ phương đông phương tây tìm về với vị Vua đích thực.

Chính người vác lấy thập giá đi ra :

Thập giá của tình con thảo, thập giá của sứ mạng, của tình yêu nhân thế, để kéo mọi người lên. Chúa Cha nhận lấy từng buớc đi của người Con thảo với tình Cha yêu thương, Cha yêu thương Con và cũng yêu thương tôi, nhân thế tội lỗi.

Thánh Thần dẫn đưa từng bước, để Con bước đi vẹn nghĩa trọn tình

Lột áo, chiếc áo thượng tế dệt liền từ trên xuống dưới : áo bị lột, thượng tế cũng là hiến lễ…

Họ đóng đinh Người vào Thập giá, đồng thời đóng đinh hai người khác nữa – 3 thập giá, 2 tử tội 2 bên như cùng được nhận chìm vào trong khoảng không thinh lặng – cùng được kéo lên – điều gì diễn ra nơi con tim của Đấng chịu đóng đinh đang cố kéo mọi người lên.

Thưa bà, đây là con bà – Mẹ ơi, Eva mới- xin hãy nhận lây môn đệ của con, xin hãy nhận lấy tất cả các đao phủ sẽ trở thành môn đệ của con…kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình

Ta khát, cơn khát cuống cuồng lôi kéo mọi sự lên – mọi sự đã hoàn tất, tiếng reo vui rung động đất trờithanh thản, người gục đầu xuống và trao Thần Khí – thế giới đầy tràn Thần Khí, cuộc tạo dựng mới diễn ra từ con tim của người hiến mình vâng phục đến nỗi bằng lòng chịu chết và chết trên thập giá, thế giới của tình yêu vâng phục, đối lại với Adam cũ bất phục tùng.

Không một khúc xương nào của Người sẽ bị đánh dập : Chiên Thiên Chúa đưa nhân loại vượt qua tình cảnh nô lệ tội lỗi, tiến vào vùng đất hứa đầy tràn ân nghĩa Thiên Chúa.

Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu : một thể xác bất động với con tim chảy đến giọt cuối cùng lôi kéo mọi người nhìn lên, nhận lãnh ơn tha thứ và lòng thương xót. Cuộc đổi đời bắt đầu với việc nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu, nhìn thấy ơn tha thứ và lòng thương xót từ nơi con tim bị đâm thâu, chảy đến giọt máu cuối cùng, vì một tình yêu đến cùng: chúng ta đã nhìn thấy tình yêu Chúa nơi chúng ta, và đã tin vào tình yêu đó (1Ga 4,16)

Từ đây, người môn đệ có thể mạnh dạn bước đi với cùng lời kinh tạ ơn và chúc tụng: lạy Cha, xin tôn vinh Danh Cha.

MM Tân, SJ.

Kiểm tra tương tự

Chúa ơi, bây giờ con phải làm gì ?

  “Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì?” (Lc3,10-18)   Trong đoạn Tin Mừng …

Sinh Nhật Chúa Giêsu và câu chuyện Giáng Sinh

  Tại sao Sinh Nhật của Chúa Giêsu được gọi là Giáng Sinh?   Thuật …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *