Các Thánh và các Chân phước tử đạo giữa các anh em ly khai (lễ nhớ ngày 19.01)

Cùng với tâm tình cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô giáo của toàn thể Giáo hội, anh em Dòng Tên kính nhớ các thánh và các chân phước cùng nhiều anh em khác của Dòng đã được phúc tử đạo vì trung thành với Hội Thánh và nỗ lực hiệp nhất Kitô giáo. Sau đây là một vài nét về các thánh và các chân phước tử đạo.

ogilvie1. Cha Gioan Ogilvie sinh năm 1579 tại Drumna Keith In Banffshire, xứ Scotland, trong một gia đình quý phái theo đạo Tin Lành và được giáo dục trong một nhà trường Tin lành.

Năm 16 tuổi, ngài được gia đình gởi sang học ở Bỉ. Nhờ một linh mục hướng dẫn, ngài trở lại với Hội Thánh, rồi gia nhập Dòng Tên. Ngài là một linh mục nhiệt thành, đôi khi mơ mộng và liều lĩnh. Ngài có cách nói dí dỏm, nên rất dễ gần gũi dân chúng. Thấy tại quê hương, đồng bào Công giáo bị nhà cầm quyền làm khổ đủ cách như tịch thu tài sản, giam giữ, nhiều người bị xử tử, và thiếu linh mục để chăm sóc đời sống thiêng liêng, ngài xin nhà Dòng cho phép về giúp đồng bào. Năm 1613, cải trang thành một sĩ quan, ngài trở về Scotland cùng với hai linh mục khác ăn mặc như thường dân.

Ban đầu, ngài ở trên vùng cao nguyên, sau đó về thành phố Edinburgh. Trên giấy tờ, ngài là đại úy Watson, bên ngoài là một lái buôn ngựa. Ban ngày, ngài găp gỡ riêng từng người, ban đêm ngài dạy giáo lý, hướng dẫn cầu nguyện, ban các bí tích và cử hành thánh lễ với từng cộng đoàn nhỏ các tín hữu. Sống âm thầm lặng lẽ được ít lâu, ngài nảy ra ý định đến Luân Đôn thuyết phục triều đình tôn trọng tự do tín ngưỡng, nhưng bề trên không đồng ý. Ngài mở rộng tầm hoạt động đến thủ phủ Glasgow cách Edinburgh cả trăm cây số, làm như không có gì phải e dè. Một lần được biết có 5 người Tin Lành ở Glasgow muốn trở về công giáo, ngài tìm đến họ thì bị bắt.

Trong sáu tháng giam giữ, ngài bị tra hỏi nhiều lần, bị ép nhận có tham gia vào một âm mưu chống lại chính quyền, mà thực ra ngài không hề biết. Sau cùng, ngài bị kết án treo cổ. Tại giá treo cổ, ngài hỏi viên chánh án:

                     –  Có thật là nếu tôi bỏ Hội Thánh Công giáo, tôi sẽ được làm con rễ của Tổng Giám Mục (Anh giáo), và được hưởng bổng lộc không?

                       –  Đúng như vậy.

                       –  Tôi không bị kết án là phản quốc nữa chứ?

                       –  Chắc chắn rồi.

                  –  Thế là tôi bị xử tử vì lý do tôn giáo. Nếu vậy, dù phải chết ngàn lần, tôi cũng sẵn lòng. Ai muốn tước đoạt mạng sống của tôi thì cứ làm, nhưng đức tin của tôi thì không ai bẻ cong được đâu.

Sau cùng, ngài tuyên bố với mọi người: “Tôi đặt trọn niềm hy vọng nơi Chúa nhân lành và Máu châu báu của Đức Ki-tô.” Đơn sơ như bồ câu, thực sự nhiều khi ngài không được khôn ngoan như con rắn. Dầu vậy, không một sức mạnh nào làm cho ngài nao núng, vì có Chúa ở với ngài.

Ngài bị treo cổ ngày 10 tháng 3 năm 1615, lúc mới 36 tuổi, tại Glasgow. Ngài được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tuyên thánh năm 1976.

Stephen, Melchoir, Mark2. Cha Stêphanô Pongracz (1584–1619), người Hungary, con một gia đình quý tộc ở Transylvania, ngài gia nhập Dòng Tên năm 1602. Cha Melkiôrê Grodziecki (1582-1619), người Ba Lan, là con một gia đình giàu có ở Silesia. Các ngài biết nhau khi sống chung một năm tại nhà tập Dòng Tên ở Brno, nước Séc.

Đầu thế kỷ XVII, các thể lực chính trị ở châu Âu chia thành hai nhóm chính, nhóm theo Công giáo và nhóm theo Tin Lành, tranh giành ảnh hưởng liên tục, gây nên cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm. Kosice ngày nay là một thành phố hàng đầu của Hungary. Tại đó, vau Ferdinand có một cung điện. Điều trở trêu là nhà vua theo công giáo, trong khi hầu hết dân Kosice đã theo Tin Lành, nên thành phố này trở thành  điểm nóng cho các cuộc tranh chấp.

Năm 1618, hồng y Pazmany, giáo chủ Hungary, mời một số linh mục đến Kosice giúp các giáo dân sống tản mát trong khu vực và bị đe dọa hằng ngày. Nếu không phải vì vâng lời và yêu mến như Chúa Giêsu, không ai dại dột đâm đầu vào chỗ chết. Dầu vậy, có 3 linh mục đã ‘dại dột”  như thế. Trong hai cha Dòng Tên, cha Pongracz nhận giúp các giáo dân sống rải rác khắp nơi, cha Grodziecki làm tuyên úy cho quân đội hoàng gia. Riêng cha Mark Kizevcanin, một kinh sĩ người Croat, 31 tuổi, làm giám quản tu viện Szeplak.

Đầu năm 1619, một thủ lãnh Tin Lành là Rococzy cầm đầu chừng 1000 tay súng ùa vào thành phố Kosice, đánh chiếm thành phố và bắt giam cả ba linh mục. Bị dụ dỗ, đe dọa, tra tấn, các ngài vẫn nhất quyết trung thành với Hội Thánh Công giáo. Cha Pongraz khuyên hai cha trẻ hơn: “Đừng vì cuộc sống mau qua mà bỏ thánh giá Đức Ki-tô.” Các ngài bị trói hai tay, treo lên sàn nhà, bụng bị đốt cho tới khi lòi ruột. Sau đó hai cha trẻ hơn bị chém, rồi xác bị liệng xuống hố phân. Riêng cha Pongracz bị đánh đập nhừ tử, rồi bị bỏ mặc 20 giờ cho tới khi tắt thở.

Như Chúa Giêsu trên thập giá, trước khi chết, cha Pongracz cầu nguyện: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.” Hận thù của con người, dù lớn đến đâu, không sao dập tắt được tình yêu Thiên Chúa đặt trong lòng các môn đệ Đức Ki-tô.

Cha Bề Trên Cả Kolvenbach gọi các ngài là chứng nhân trung thành và dũng cảm của Đức Ki-tô nghèo khó và khiêm nhường. Các ngài được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tuyên thánh năm 1995.

Inhaxio Azevedo and companions 33. Cha Inhaxio de Azevedo39 anh em tử đạo khi đang trên đường đi Brazil truyền giáo (1570). Cha Inhaxio de Azevedo sinh năm 1526 tại Oporto, Bồ Đào Nha. Sau khi hoàn tất chương trình huấn luyện cơ bản của Dòng và chịu chức linh mục năm 1553, Cha được sai đi Lisbon để thành lập một số học viện của Dòng. Năm 1565, Cha được Cha Phanxicô Borgia, Bề Trên Cả của Dòng lúc đó, chỉ định đi khảo sát tình hình truyền giáo ở Brazil. Khi đã hoàn tất với không ít khó khăn, cha trở về Châu Âu vào năm 1569. Sau đó, Cha được sai đi Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha để kêu gọi các anh em Giêsu hữu ở đây lên đường đi truyền giáo ở Brazil. Cha đã quy tụ được chừng 70 Giêsu hữu tình nguyện, trong đó có một số linh mục, hầu hết là các học viên và tu huynh cùng khá đông các tập sinh vẫn đang trong thời kỳ thử luyện đầu tiên.

Ngày 5.6.1570, cha Azevedo và các Giêsu hữu này rời cảng Lisbon lên đường sang Brazil. Cha Azevedo và 39 anh em đi cùng chiếc thuyền Santiago vốn đi chậm hơn, số anh em còn lại được phân bổ trên hai thuyền khác. Đang trên đường hướng về đảo Santa Cruz de la Palma, thuyền Santiago bị nhóm hải tặc Huguenot (một nhóm Tin Lành người Pháp) cướp. Khi thấy Cha Azevedo đang cầm chặt bức ảnh Đức Mẹ, những người này liền hướng thẳng về phía cha và sát hại cha. Trước khi bị sát hại, cha Azevedo lớn tiếng nói: “Các anh là những người làm chứng cho tôi rằng tôi sắp chết vì đức tin Công Giáo và vì Giáo hội La-Mã.” 39 anh em Giêsu hữu còn lại cùng tất cả các thủy thủ cũng đã bị nhóm này sát hại; trừ một mình John Sasnchez không bị giết nhưng bị bắt làm đầu bếp và người phục vụ cho chúng. Các vị tử đạo này đã bị sát hại vào ngày 15.7.1570 và được Đức Giáo Hoàng Piô IX tôn phong chân phước ngày 11.5.1854.

Sales4. Cha Giacôbê Salès và thầy William Saultemouche tử đạo vì Bí Tích Thánh Thể tại thị trấn Aubenas, miền trung nước Pháp (1595). Cha Giacôbê Salès sinh ngày 21.03.1556 tại Lezou miền Auvergne, miền trung nước Pháp. Khi lớn lên, ngài được học trong trường của Dòng Tên tại Billom. Tại đây, ngài đã nhận ra lời mời gọi của Chúa để trở nên người linh mục Dòng Tên. Sau khi gia nhập Dòng năm 1573 và hoàn tất hai năm tập, ngài được gửi đến đi học triết lý và thần học. Ngài thụ phong linh mục năm 1585 và được chỉ định dạy thần học tại trường đại học Pont-à-Mousson. Đầu năm 1587, ngài trình bày nguyện vọng đi truyền giáo ở Châu Mỹ, Trung Hoa hoặc Nhật Bản với Cha Claudio Aquaviva, Bề Trên Cả của Dòng lúc bấy giờ. Tuy nhiên, Cha Aquaviva trao cho cha Salès sứ mạng bảo vệ đức tin Công Giáo ngay tại Pháp.

Trong bối cảnh nước Pháp đang xảy ra cuộc chiến tranh tôn giáo giữa Tin Lành và Công Giáo, cha Salès được chỉ định để giải thích và cũng cố đức tin Công giáo cho mọi người đồng thời c  hỉ ra những sai lạc của Tin Lành. Cha đã tham gia nhiều cuộc tranh luận thần học và viết nhiều sách để giải thích đức tin Công giáo, trong đó có cuốn sổ tay trình bày giáo lý về Bí Tích Thánh Thể. Cuốn sổ tay này đã được in ấn và phổ biến rộng rãi cho khá nhiều người. Cha đã thi hành sứ mạng của mình tại nhiều nơi, trong đó có Pont-à-Mousson, Tournon và Aubenas.

Aubenas là nơi thường xuyên xảy ra các cuộc xung đột đẫm máu giữa người Công giáo và người Tin lành. Cha Salès được sai đến đây cùng với thầy William Saultemouche để thi hành sứ mạng bảo vệ đức tin. Tối 05.2.1593, khi biết mình sắp bị bắt, và vì sợ người Tin lành xúc phạm đến Bí Tích Thánh Thể, Cha và Thầy Saultemouche đã chạy đến nhà thờ và rước hết Mình Thánh Chúa trong nhà Tạm. Ngay sáng sớm hôm sau, cả hai đều bị bắt. Sau khi không dụ dỗ được hai ngài chối từ đức tin công giáo để được sống, nhóm Tin Lành này đã giết hai ngài vào chiều 7.2.1595. Hai ngài đã được Đức Giáo Hoàng Piô XI tôn phong lên hàng chân phước và ban danh hiệu “Tử Đạo vì Bí Tích Thánh Thể” vào ngày 6.6.1926.

Trong tuần lễ cầu nguyện cho các Kitô hữu được hiệp nhất, chúng ta cùng cầu xin Chúa, nhờ lời chuyển cầu của các thánh và các chân phước đã tử đạo, cho mọi người tin kính Chúa Giêsu Kitô được sớm hiệp nhất trong cùng một đoàn chiên.

Kiểm tra tương tự

Thánh Danh Chúa Giêsu: Trái Tim và Sứ Mạng của Dòng Tên

  Ngày 3 tháng 1, Dòng Tên hân hoan mừng lễ kính Thánh Danh Chúa …

3 lý do chúng ta rất cần Đức Maria là Mẹ chúng ta

  Sự sống mà chúng ta đang sống là chính Đức Giêsu Kitô, Đấng là …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *