Cân đối tải sản riêng và lợi ích chung


ĐỌC

Chương 2, Phần 5: Sự hiệp thông toàn cầu

Chương 2, Phần 6: Cùng đích chung của của cải

Một trong những chủ đề chung cho cả phần 5 và phần 6 nói về sự phân chia không đồng đều các tài sản vật chất. Đức Giáo Hoàng Phanxicô chỉ ra rằng “Chúng ta không thấy được một số người đang sa lầy trong cảnh nghèo đói tuyệt vọng và suy kiệt, họ không có lối thoát, trong khi những người khác không hề nghĩ ra họ phải làm gì với khối tài sản mà họ đang sở hữu, họ phô trương một cách kệch cỡm sự trổi vượt của họ và bỏ lại phía sau quá nhiều lãng phí, mà nếu điều này xảy ra ở khắp mọi nơi sẽ dẫn đến việc hủy diệt hành tinh này” (90).

Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích thêm “trái đất về cơ bản là một tài sản kế thừa chung, mà hoa trái của nó có ý nghĩa là mang lại lợi ích cho mọi người,” và điều này cũng có nghĩa như vậy đối với tài sản tư nhân. Đức thánh cha giải thích ý tưởng này đã được khám phá ra bởi thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II khi ngài nói: “‘Giáo hội thực sự bảo vệ quyền hợp pháp đối với tài sản tư nhân, nhưng Giáo hội cũng dạy rõ ràng không kém rằng tất cả tài sản riêng đều là một sự thế chấp xã hội, để mọi của cải có thể phục vụ cho mục đích phổ quát mà Thiên Chúa trao phó cho chúng'” (93).

PHẢN TỈNH

Những trích đoạn này dẫn đến sự cân đối mà chúng ta cần đạt được giữa tài sản riêng và nhu cầu chia sẻ tài nguyên vì lợi ích chung. Tôi nghĩ rằng ý tưởng này được minh chứng rõ nhất bởi “bi kịch của những cái chung”, một cụm từ được đặt ra bởi Garrett Hardin vào năm 1968 để mô tả các tình huống trong đó các cá nhân có xu hướng lợi dụng các nguồn tài nguyên chung, và nhu cầu lớn hơn nguồn cung đến mức tài nguyên trở nên không đủ cho tất cả mọi người. Tình huống khó xử này có thể được nhận thấy trong hầu hết mọi vấn đề về môi trường hoặc tình huống liên quan đến lợi ích chung.

Ví dụ, vùng biển quốc tế chiếm 2/3 diện tích toàn bộ đại dương (chiếm một nửa diện tích bề mặt Trái đất!), và chúng thuộc về mọi người, không ai sở hữu chúng cả. Điều này đặt ra một thách thức lớn ở vùng biển này vì không ai có thể hạn chế một cách thích đáng các hoạt động đánh bắt, khai thác, hoặc các hoạt động gây ô nhiễm và nguy hiểm đến tình trạng của các hệ sinh thái biển.

Người Kito hữu tin rằng “Thiên Chúa tạo ra thế giới này cho mọi người” (93), nhưng dường như nảy sinh hai vấn đề, một vấn đề xuất phát từ quyền sở hữu tài sản tư nhân vốn loại trừ nhu cầu của người nghèo, và vấn đề khác xuất phát từ việc lạm dụng tài nguyên chung.

HÀNH ĐỘNG

Bi kịch thường diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, chẳng hạn như khi các kệ hàng tạp hóa gần đây đã cạn kiệt giấy vệ sinh, khăn lau trẻ em và khẩu trang. Trong khi có một số tiêu đề báo chí nói về việc mọi người tích trữ một lượng lớn các mặt hàng này, nhưng hầu hết mọi người chỉ mua thêm một chút so với mức bình thường. Tuy nhiên, hậu quả vẫn giống nhau; các cửa hàng vẫn hết sạch và những người thực sự cần những mặt hàng này phải vật lộn để tìm chúng. Hãy suy xét: có những khía cạnh nào trong cuộc sống của bạn mà ở đó bạn có thể chống lại sự tư lợi ngắn hạn vì lợi ích chung lâu dài không?

Tác giả: Samantha Panchèvre
Chuyển ngữ: Ngân Hoàng
Hiệu đính: Minh Vương
Nguồn: https://www.ncronline.org/news/earthbeat/balancing-private-property-and-common-good

Kiểm tra tương tự

Làm thế nào để giúp con cái chúng ta tìm thấy ơn gọi của chúng

Ngày Thế giới cầu nguyện cho ơn gọi là cơ hội tuyệt vời để các …

Khóa học: “Tìm hiểu tông huấn niềm vui tình yêu ”

Bạn thân mến! Ai trong chúng ta đều xuất thân từ một gia đình. Dù …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *