Cần làm gì khi bạn quá xấu hổ để đến với tòa Giải Tội?

Trong khi ý hướng của Bí Tích Hòa Giải là để chiến thắng của Chúa Kitô vượt thắng tội lỗi trong đời sống chúng ta, điều gì sẽ xảy ra khi nỗi xấu hổ vì tội lỗi của một người quá lớn, đến nỗi giữ họ xa lánh Bí Tích này?

Nhà thần học nổi tiếng người Tây Ban Nha, cha José Antonio Fortea đã bàn đến hiện tượng này và đưa ra các giải pháp thực tế trong một bài viết.

Sự thường, cảm thức về lòng thương xót của Chúa Kitô là đủ để giúp người ta vượt qua nỗi xấu hổ của họ và đi xưng tội để nhận ơn tha thứ và chữa lành.

Tuy nhiên, cha Fortea thừa nhận trong một số trường hợp, có người đã bị tội lỗi của họ nhấn chìm, và nỗi xấu hổ này trở thành “bức tường” giữ họ xa cách Bí Tích Hòa Giải.

Khi phản tỉnh về những đau khổ mà người hối nhân phải đối diện, những người đã đấu tranh để tiếp cận với Bí Tích này, cha Fortea nói: “Họ thà thực hiện cuộc hành hương 100 dặm hơn là phải xưng thú mặt-đối-mặt những điều đã làm khiến họ cảm thấy vô cùng nhục nhã.”

Trước hết, cha Fortea nêu lên tầm quan trọng của các linh mục trong việc gửi trao lòng từ bi của một người cha đối với những ai có “những gánh nặng như thế trong lương tâm của họ.” 

Ngài cũng lưu ý đến tầm quan trọng của việc đảm bảo những cuộc xưng tội phải hoàn toàn ẩn danh. Ngài nói, tại mỗi thành phố “nên có ít nhất một tòa giải tội, và thay vì những song thưa, cần có một tấm kim loại với những lỗ nhỏ để hoàn toàn không thể nhận ra người xưng tội.”

Người xưng tội không nên lộ mặt với các linh mục khi tiến đến hoặc rời khỏi tòa, cha Fortea tiếp tục.

“Với những giải pháp này, phần lớn các tín hữu có thể giải quyết vấn đề xấu hổ,” Cha Fortea nói.
Nhưng với những trường hợp “thực sự rất hiếm”, khi nỗi xấu hổ vẫn còn là trở ngại lớn, ngay cả với Tòa Giải Tội ẩn danh, có thể thực hiện các bước bổ sung.

Trong những trường hợp xấu hổ cùng cực, người ấy có thể “thực hiện cuộc gọi ẩn danh với một linh mục trong vùng và trình bày với ngài về vấn đề này.” Xưng tội tự nó không thể thành sự qua điện thoại, nhưng “trong nhiều trường hợp, cuộc nói chuyện qua điện thoại sẽ giúp hối nhân vực dậy sự tự tin của mình và có thể tiến đến kiểu tòa xưng tội nêu trên.”

Nếu hối nhân vẫn nhận thấy nỗi xấu hổ khi nhắc đến tội lỗi của mình là quá lớn để có thể chịu đựng, người ấy có thể chuẩn bị một lời xưng thú bằng văn bản với vị linh mục.

Cha Fortea nói rằng ở một số Tòa Giải Tội trong thành phố của ngài là Alcalá de Henares, Tây Ban Nha, “hối nhân có thể dịch chuyển tấm màn một chút, chỉ một phần nhỏ cỡ một inch, và chuồi mảnh giấy vào.”

Ngài đưa ra các hướng dẫn cho cuộc xưng tội bằng văn bản: Cách chung chúng không nên dài hơn một trang. Các tội cần phải được viết “một cách rõ ràng và súc tích”, hoặc nếu có thể, nên được đánh máy để dễ đọc.

“Các linh mục sẽ đưa ra lời khuyên bảo của mình, cả việc đền tội và tha tội mà không cần đặt ra bất kỳ câu hỏi nào với hối nhân. Trong trường hợp này, đặt câu hỏi sẽ là phản tác dụng,” ngài phản ánh.

Trong khi quy tắc chung là xưng tội thành tiếng, việc xưng tội có thể được thực hiện thông qua văn bản trong một số trường hợp, vị linh mục nói. Ngài lưu ý rằng những người bị điếc hoặc bị câm luôn được phép thực hiện việc xưng tội bằng văn bản.

Và trong trường hợp nỗi xấu hổ không thể vượt qua, xưng tội bằng văn bản cũng là hợp pháp, ngài cho biết. “Một sự bất lực về tâm lý có thể cũng chính đáng như một sự bất lực về thể lý.”

Minh Vương, S.J. chuyển ngữ

Nguồn: http://www.catholicnewsagency.com

 

Kiểm tra tương tự

Bố ơi, ai vậy?

Ông đang nằm nghiêng mình trên chiếc ghế sofa, vừa xem ti-vi vừa thưởng thức …

Có Chúa luôn bên ta – Lời nhắc nhở mỗi ngày

  Có cám dỗ cho rằng Thiên Chúa không ở gần ta, hoặc làm ta …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *