Cha Chủ tịch Vùng Châu Á – Thái Bình Dương thăm Học viện Dòng Tên

SJVN – 10h15 sáng ngày 08.10.2013, cha Mark Raper, S.J. Chủ tịch Vùng Châu Á – Thái Bình Dương của Dòng đã thăm Học viện và có 1 giờ chia sẻ với quý cha, quý thầy trong Học viện. Cha Mark Raper, S.J. hiện là Chủ tịch Vùng Châu Á – Thái Bình Dương của Dòng Tên từ tháng 3 năm 2008. Ngài đã từng làm Giám tỉnh Dòng Tên tại Úc từ năm 2002-2008. Ngài đã phục vụ 20 năm trong sứ mạng giúp đỡ người tị nạn và 10 năm làm giám đốc quốc tế của Tổ chức Phục vụ người Tị nạn Dòng Tên tại Rô ma, Ý (từ năm 1990)

Dưới đây là bản lược dịch bài nói chuyện của cha Mark Raper.

————

Các bạn thân mến,

Ngày hôm nay chúng ta đang sống trong một thời đại có rất nhiều những chuyển biến: xã hội không ngừng phát triển, Giáo hội cũng không dậm chân tại chỗ và ngay cả Dòng Tên cũng thế, đặc biệt là Tỉnh Dòng Tên Việt Nam cũng có một sự chuyển biến lớn về số lượng. Ơn gọi không ngừng gia tăng trong những năm gần đây. Phải nói rằng đó là một sự biến chuyển ngoạn mục.

DSC_0009

Sống trong một thời đại có nhiều biến chuyển như thế, chúng ta dễ gặp căng thẳng là làm sao giữ được những giá trị tốt đẹp của mình mà không để sự biến đổi làm phai nhạt đi. Bởi thế, trong buổi gặp gỡ hôm nay, cha xin chia sẻ với các bạn ba điểm: (1) Sự thay đổi trong Giáo hội; (2) Phản tỉnh trên sự thay đổi đó; và (3) sự thay đổi ấy có ý nghĩa gì cho sứ mạng của chúng ta hôm nay.

1. Sự biến chuyển trong Giáo hội

Sự biến chuyển trong Giáo hội thời gian gần đây gắn liền với cái tên Phan-xi-cô. Với triều đại giáo hoàng của mình, Đức Phan-xi-cô muốn làm cho mọi người thấy Giáo hội như một người mẹ hiền luôn yêu thương và chào đón tất cả mọi người. Ngài muốn xoá đi thành kiến trước đây về Giáo hội, vì không ít thì nhiều Giáo hội đã bị xem như là một thể chế nghiêm khắc, chỉ biết nhắc nhở và ra những hình phạt khi người khác lầm lỗi.

DSC_0011

Đức Giáo hoàng cũng muốn Giáo hội dấn thân vào thế giới, đụng chạm đến nỗi đau của con người ngày hôm nay và cố gắng để xoa dịu nó. Điều ấy được thể hiện thật rõ nét qua tước hiệu mà ngài đã chọn – Phan-xi-cô. Với tước hiệu này, ngài muốn Giáo hội sẽ là một Giáo hội của hoà bình, một Giáo hội nghèo và dám đến với người nghèo trong tinh thần đơn sơ và khiêm tốn.

Giáo hội ngày hôm nay phải dám tách mình ra khỏi Châu Âu để đến với thế giới của tất cả mọi người.

2. Phản tỉnh trên sự thay đổi

ĐGH đã cụ thể hoá những thao thức ấy bằng những biến chuyển trong nội bộ của Vatican. Với những thay đổi đó, ngài muốn tìm thấy những con người có thể tiếp tục duy trì những biến chuyển và đem chúng đến chỗ thành toàn.

Ngài đã có một kế hoạch và một tầm nhìn rõ ràng. Giờ đây, ngài muốn cụ thể hoá kế hoạch ấy  bằng một chuỗi những sự thay đổi, để cuối cùng dẫn đích cái đích mà ngài đã vạch ra trong kế hoạch đó.

Có kế hoạch và một tầm nhìn rõ ràng cũng là điều mà Dòng chúng ta đòi hỏi khi thi hành sứ mạng.

DSC_0005

3. Sự thay đổi ấy có ý nghĩa gì cho sứ mạng của chúng ta hôm nay

Trong đại hội của Dòng hay những cuộc họp ở phạm vi nhỏ hơn là các vùng, tỉnh, miền; chúng ta đều đề ra những kế hoạch, dự định, chiến lược, những dự phóng cho tương lai. Nhưng điều quan trọng là làm sao chúng ta triển khai được những kế hoạch đó vào những mục tiêu hết sức cụ thể. Nhờ vậy, chúng ta mới có thể đạt được kế hoạch của mình từng bước một.

Chắc chắn rằng trong kế hoạch của chúng ta có rất nhiều ưu tiên, và khoảng cách từ ưu tiên này đến ưu tiên kia cũng chiếm một khoảng thời gian khá dài. Bởi thế, trong kế hoạch ấy ta phải có một tầm nhìn thật rõ ràng để thống nhất xuyên suốt từ ưu tiên đầu đến ưu tiên sau cùng. Nếu không ta dễ đi chệch hướng so với mục tiêu mà mình đã đề ra.

Chắc chắn các bạn vẫn còn nhớ Định Thức và Thể Chế của Dòng mà mỗi người chúng ta có dịp tiếp xúc khi còn là tập sinh. Đây chính là thành quả mà nhóm bạn đầu tiên qua nhận định và cầu nguyện đã đạt được. Có thể nói, Định thức và Thể Chế là một tầm nhìn chung / phổ quát của Dòng khi thi hành sứ mạng. Tầm nhìn này được chia thành ba cấp độ:

–          Sứ vụ rao giảng Lời: được thể hiện qua việc giảng thuyết, dạy giáo lý cho trẻ em ….

–          Sứ vụ thiêng liêng: qua việc hướng dẫn linh thao, thực hành việc nói chuyện thiêng liêng…

–          Sứ vụ mang Lời vào thực tế cuộc sống: qua những dấn thân về bác ái xã hội, phục vụ bệnh viện, các tù nhân, người tị nạn và di dân…

Đây là ba yếu tố nền tảng cho sứ vụ của chúng ta ngay từ ban đầu, và chắc chắn rằng đó cũng là nền tảng của Dòng khi thi thành sứ mạng trong ngày hôm nay. Sứ mạng đó chính là việc giao lưu, đối thoại với các nền văn hoá cũng như các tôn giáo khác.

Mỗi một cộng đoàn, miền, tỉnh nên ngồi lại với nhau để xác định những kế hoạch, mục tiêu cho sứ vụ của mình xuất phát từ chính xã hội và môi trường mà mình đang sống. Trong khi thi hành sứ mạng, đừng quên rằng chính cộng đoàn cũng là một sứ mạng. Mỗi khi có một thành viên mới gia nhập cộng đoàn là một minh chứng rõ ràng cho sự biến chuyển đang xảy ra nơi cộng đoàn đó. Vậy chúng ta phải chuẩn bị để cho những sự biến chuyển ấy được từng bước thành toàn trong sứ vụ chung mà Dòng đang nhắm tới.

DSC_0014Cha Viện trưởng đại diện Học viện cám ơn cha Chủ tịch Vùng

Anh Phương, S.J. lược dịch

Kiểm tra tương tự

Lễ Hiển Linh và Sternsinger là chương trình gì ?

  Các bài Thánh Kinh trong Lễ Hiển Linh giúp ta nhìn thấy các nhà …

Sứ điệp Hòa Bình 2025: Ba lời kêu gọi cụ thể của Đức Thánh Cha

Theo truyền thống, Đức Thánh Cha đã ban sứ điệp cho ngày Hòa bình Thế …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *