Chân phước Rupertô Mayer – Ngôn sứ trực diện với bạo quyền (Lễ nhớ: ngày 3 tháng 11)

Đối diện với bạo quyền, người ta thường có thái độ khuất phục, nổi loạn hoặc chạy trốn. Chân phước Ruperto Mayer sống dưới thời bạo quyền chủ nghĩa quốc xã của Hitler, ngài đã không khuất phục, không nổi loạn cũng không chạy trốn, nhưng đóng vai trò ngôn sứ của Thiên Chúa để làm chứng cho sự thật và tình thương.

Chân phước Ruperto Mayer sinh năm 1876 tại Stutigart, miền nam nước Đức. Năm 23 tuổi ngài thụ phong linh mục và năm 24 tuổi gia nhập Dòng Tên. Sau thời gian huấn luyện cơ bản và bổ túc, ngoài hoạt động mục vụ cho đại chúng bình dân. Năm 36 tuổi, ngài được chỉ định làm tuyên úy cho dân di cư ở Munchen, miền nam nước Đức. Tại đây, ngài góp phần vào việc sáng lập Tu Hội Chị Em Thánh Giá. Trong thế chiến thứ nhất, ngài dũng cảm thi hành nhiệm vụ một tuyên úy quân đội. Cuối năm 1916, ngài bị thương năng ở biên giới Rumani, và bị cưa mất chân trái. Trở ề Munchen, ngài làm công tác mục vụ tại nhà thờ thánh Micae, đặc biệt chăm lo cho người nghèo. Ngài cũng được bổ nhiệm làm giám đốc Hiệp Hội Thánh Mẫu nam giới tại Munchen, và trong thời gian ngài lãnh đạo, Hiệp Hội đã tiến triển đáng kể.

Ngài là người vào hàng đầu tiên ý thức bộ mặt thật của chủ thuyết Hitler ngay từ những ngày còn trong trứng nước. Năm 1923, ngài đã công khai tuyên bố người Công giáo không thể chấp nhận chủ nghĩa quốc xã của Hitler được, vì quan niệm hẹp hòi về dân tộc đi ngược với Tin Mừng. Năm 1933, khi Hitler và đảng Quốc Xã lên cầm quyền ở Đức, ngài vẫn cương quyết chống đối chủ nghĩa quốc xã, vì thấy đảng Quốc Xã bất công và tàn ác với các dân tộc khác trong cũng như ngoài nước Đức, có nguy cơ làm chiến tranh bùng nổ. Ngài cho rằng chủ nghĩa quốc xã thiếu vắng sự thật và tình thương, thiếu vắng chính Thiên Chúa. Những gì ngược lại với sự thật và tình thương cũng không bắt nguồn từ Thiên Chúa, không xây dựng trên Thiên Chúa, nên không thể đem lại tự do và hạnh phúc cho con người.

Xác tín ấy giúp ngài có được và nói ra không phải chỉ nhờ suy nghĩ cá nhân, mà còn nhờ gặp gỡ trực tiếp những người nghèo khổ trong xã hội. Mới vào Dòng Tên, ngài đã làm việc mục vụ cho đại chúng bình dân ở thành phố Munchen, đặc biệt là với nhóm di dân. Trong thế chiến thứ nhất, ngài đã vào sinh ra tử với binh sĩ Đức tại trận Bungary. Là mục tử, ngài không thể bỏ mặc sói ăn mất bầy chiên hiền lành, nhưng phải che chở và bênh vực họ. Mục tử có thể khôn khéo, nhưng không được quyền hèn nhát.

Thời nào ngôn sứ cũng bị bạo quyền tìm cách bịt miệng. Nhiều lần ngài bị thẩm vấn rồi giam giữ. Cuối cùng, ngài bị nhốt trong trại tập trung nổi tiếng Sachsenhausen. Tuy nhiên, sức khỏe ngài suy sụp đến nỗi người ta sợ ngài sẽ chết như một vị tử đạo. Vì thế, người ta biệt giam ngài tại đan viện Eital từ năm 1940 đến khi chế độ Đức quốc xã sụp đổ năm 1945. Giữa cảnh giam cầm, ngài vẫn tin tưởng Thiên Chúa cũng sẽ tái lập sự thật và tình thương trên quê hương của ngài cũng như trên toàn thế giới.

Chỉ mấy tháng sau khi được tự do, ngài qua đời ngay giữa bài giảng trong thánh lễ. Thiên Chúa là Cha của Đức Kitô, Đấng bị kết án vì sống cho sự thật và tình thương, đã cho ngài được hưởng sự thật và tình thương trọn vẹn. Ngài được Đức thánh cha Gioan Phaolô II tuyên phong chân phước năm 1987.

*

AMDG
ĐỂ TÔN VINH THIÊN CHÚA HƠN

Kiểm tra tương tự

3 lý do chúng ta rất cần Đức Maria là Mẹ chúng ta

  Sự sống mà chúng ta đang sống là chính Đức Giêsu Kitô, Đấng là …

5 cách để mừng lễ Thánh Gia Thất

  Lấy cảm hứng từ các sách Phúc âm, chúng tôi chia sẻ năm cách …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *